Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thắng (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 3701
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_2017_tru.docx

Nội dung text: Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thắng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NAM THẮNG ĐỀ THI GIAI ĐOẠN III MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2016 – 2017 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng đối với mỗi câu hỏi. Câu 1: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào? A. Tạ Duy Anh B. Tô Hoài C. Đoàn Giỏi D. Vũ Tú Nam. Câu 2: Đoạn trích Sông nước Cà Mau trích từ tác phẩm nào? A. Rừng U Minh B. Quê nội C. Đất rừng phương Nam D. Mảnh đất phương Nam. Câu 3: Khi làm văn miêu tả, người ta không cần phải có những kĩ năng gì? A. Quan sát, nhìn nhận B. Nhận xét, đánh giá C. Liên tưởng, tưởng tượng D. Xây dựng cốt truyện. Câu 4: Đối tượng nào được tập trung miêu tả trong đoạn trích Vượt thác? A. Dượng Hương Thư và chú Hai B. Dượng Hương Thư C. Cảnh hai bên sông Thu Bồn D. Dòng sông Thu Bồn. Câu 5: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước cách mạng tháng Tám B. Trong thời kì chống Pháp C. Trong thời kì chống Mĩ D. Khi đất nước hoà bình. Câu 6: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá? A. Cây dừa sải tay bơi B. Cỏ gà rung tai C. Kiến hành quân đầy đường D. Bố em đi cày về Câu 7: Thế giới loài vật trong đoạn trích “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài hiện lên sinh động, gần gũi với con người nhờ nghệ thuật nào? A. So sánh; B. Nhân hóa; C. Hoán dụ; D. Ẩn dụ. Câu 8: Bài học được rút ra từ đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài gì? A. Sống trong một tập thể thì phải đoàn kết;
  2. B. Tấm lòng nhân hậu và lòng vị tha sẽ cảm hóa được sự ích kỉ, nhỏ nhen. C. Khi xem xét, đánh giá sự vật phải có cái nhìn toàn diện; D. Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân và cho người khác. PHẦN II: TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) CÂU 1 (1.5 điểm) 1. So sánh là gì? 2. Chỉ ra phép so sánh trong các ví dụ sau và cho biết đó là kiểu so sánh nào đã học? a. Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng b. Trẻ em như búp trên cảnh Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan Câu 2: (2 điểm) Dựng một đoạn văn không quá 20 dòng tờ giấy thi trình bày cảm nhận của em về khổ thơ dưới đây: “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ) Câu 3:(4.5 điểm) Tả lại quang cảnh sân trường vào giờ ra chơi
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIAI ĐOẠN III MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2016 – 2017 PHẦN I TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C D B B D B D PHẦN II TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) Câu 1: (1,5 điểm) 1. HS nêu đúng khái niệm 0,5 điểm 2. Chỉ ra đúng phép so sánh và xác định được kiểu so sánh mỗi ví dụ cho 0,5 điểm a. Phép so sánh: Ấm hơn ngọn lửa hồng => So sánh không ngang bằng (0,5 điểm) b. Trẻ em như búp trên cành => So sánh ngang bằng (0,5 điểm) Câu 2: (2 điểm) HS cần đảm bảo những ý sau: Khổ thơ cuối nâng ý nghĩa của bài thơ lên một tầm cao mới. Minh Huệ cho ta thấu hiểu một chân lí đơn giản mà lớn lao: Đêm nay Bác không ngủ, Vì một lẽ thường tình, Bác là HCM”. Thì ra cái đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một đêm trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo cho việc nước và thương bộ đội dân công đã là một lẽ thường tình vì Bác là HCM- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - Người cha thân yêu của dân tộc, của nhân dân ta đã dành hết trọn vẹn cuộc đời cho nhân dân, cho tổ quốc. Chính bởi thế mà ham muốn tột cùng của Bác là mong muốn cho dân tộc được ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy ngày nào dân tộc chưa được giải phóng thì ngày đó Bác chưa ngủ yên được. Đó chính là lẽ sống “Nâng niu tất cả để quên mình” của Bác. Câu 3 (4,5 điểm) MB:(0,5 điểm) Nêu khái quát về buổi lễ chào cờ và ấn tượng của người viết. TB:(3,5 điểm) * Miêu tả khái quát thời gian, không gian buổi lễ (Mấy giờ việc chuẩn bị trên sân trường, lễ đài, học sinh chuẩn bị kê bàn ghế, chuẩn bị cờ, xếp hàng các lớp, trang trí lễ đài ) (0,5 điểm) * Nội dung buổi chào cờ: (2 điểm)
  4. - Thầy tổng phụ trách hoặc bạn liên đội trưởng lên điều hành buổi lễ chào cờ + Hát Quôc ca, Đội ca, hô khẩu hiệu + Nhận xét các công tác và hoạt động trong tuần qua + Cô hiệu trưởng lên nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần trước và triển khai các hoạt động trong tuần này (Biểu dương những tấm gương học tốt, phê bình những bạn chưa chăm ngoan * Miêu tả chương trình ngoại khoá (1 điểm) + Các tiết mục văn nghệ + Các câu hỏi thi giao lưu - Thầy TPT lên kết thúc chương trình ngoại khoá và giao nhiệm vụ cho lớp trực tuần tiếp theo. C. KB: (0,5 điểm) Bộc lộ cảm xúc đọng lại của người viết về giờ chào cờ đầu tuần. Lưu ý: - Giám khảo căn cứ vào các yêu cầu của đề, thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. - Động viên những bài viết sáng tạo, văn phong trong sáng. Điểm trừ: Sai từ 3-5 lỗi chính tả, 2-3 lỗi diễn đạt trừ 0,5 điểm Sai từ 5-7 lỗi chính tả, 3-5 lỗi diễn đạt trừ 0,75 điểm