Đề thi giai đoạn III môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Dương (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giai đoạn III môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề thi giai đoạn III môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Dương (Có đáp án)

  1. Phòng GD và ĐT huyện Nam Trực Trường THCS Nam Dương ĐỀ THI GIAI ĐOẠN III MÔN NGỮ VĂN 7 ( Thời gian: 90 phút) I.Trắc nghiệm (2điểm) Câu 1: Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào? A. Văn học dân gian C.Văn học hiện đại B. Văn học trung đại D.Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp Câu 2. Trong văn bản “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai , chứng cớ nào không được dùng để nói lên “ cài đẹp” của tiếng Việt? A. Một thứ tiếng giàu chất nhạc C. Dồi dào về cấu tạo từ ngữ B. Rành mạch trong lối nói D. Hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú Câu 3. Cụm từ nào trong câu văn : “ Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc’’ là trạng ngữ? A. Cối xay tre C. Từ nghìn đời nay B. Nặng nề quay D. Xay nắm thóc Câu 4.Câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân “ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B.Ẩn dụ C.Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 5: Trong những câu sau câu nào không phải là câu rút gọn? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Chim hót. C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. D. Có công mài sắt có ngày nên kim. Câu 6: Em hiểu thế nào là tục ngữ ? A. Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. B. Những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân. C. Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ta trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất. D. Là những câu hát dân gian Câu 7: Câu chủ động là: A. Câu có chủ ngữ chỉ người vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác. B. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào. C. Câu không cấu tạo theo mô hình C-V. D. Câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ. Câu 8: Trong các câu sau câu nào không phải câu chủ động? A. Tôi đọc sách. C.Ngôi nhà bị người ta phá . B. Con trâu đang gặm cỏ. D.Mẹ mua cho em chiếc bút mới.
  2. II. Tự luận( 8 điểm) Câu 1. Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động theo 2 cách ? Các anh công nhân xây dựng ngôi trường này vào năm 2015 Câu 2.Nêu nôi dung của câu tục ngữ “ Đói cho sạch, rách cho thơm” .Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 3. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có chí thì nên”? ___ ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm(2 điểm) Câu 1.A Câu 2.C Câu 3.C Câu 4.A Câu 5.B Câu 6.C Câu 7.A Câu 8.C II. Tự luận Câu 1(1điểm) . Cách 1. Ngôi trường này được các anh công nhân xây dựng vào năm 2015(0,5 điểm) Cách 2. Ngôi trường này xây dựng vào năm 2015(0,5 điểm) Câu 2.(2điểm) * Nội dung (1điểm) - Nghĩa đen: Dù có đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, chớ có ăn bẩn. Dù rách vẫn phải ăn mặc cho sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho. => Nghĩa bóng :Dù nghèo khổ, thiếu thốn cũng phải sống cho trong sạch, đừng vì nghèo túng mà làm điều xấu xa, tội lỗi. * Bài học(1 điểm):. Dù cuộc sống có lâm vào hoàn cảnh ,thiếu thốn thì bản thân phải luôn giữ gìn phẩm chất trong sạch ,không làm những việc sai trái, đi ngược với đạo lí làm người. Câu 3. 1. Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể, nêu được luận điểm cần chứng minh.(0,5đ) 2. Thân bài: (4đ) a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: (1đ) - "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại. - "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
  3. - "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công. b/ Giải thích cơ sở của chân lí: (3đ) Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công? - Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. (1đ) - Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào. (1đ) - Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích. (0.5đ) - Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mẫu mực được mọi người kính trọng. (0.25đ) - Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng. (0.25đ) 3. Kết bài: (0.5đ) - Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người.