Đề thi giai đoạn III môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Đào (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giai đoạn III môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Đào (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_2017_tru.doc
Nội dung text: Đề thi giai đoạn III môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Đào (Có đáp án)
- PHÒNG GD- ĐT NAM TRỰC TRƯỜNG THCS NAM ĐÀO ĐỀ THI GIAI ĐOẠN III MÔN NGỮ VĂN 8 Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1: Bài thơ “ Tức cảnh Pắc Bó” thuộc thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát Câu 2: Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam? A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc văn học nghị luận luận trung đại? A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết hai câu đó thuộc kiểu hành động nói gì? Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về A. Hỏi B. Trình bày C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc Câu 5. Tác phẩm “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời kỳ nào? A. Thời kì nước ta chống quân Tống B. Thời kỳ nước ta chống quân Minh C. Thời kỳ nước ta chống quân Nguyên D. Thời kỳ nước ta chống quân Thanh Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ “ Nhớ rừng” là gì? A. Bay bổng lãng mạn B. Thống thiết, bi tráng, uất ức C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng D. Sôi nổi, hào hùng Câu 7. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ “ thắng địa” trong câu “ Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa ( Chiếu dời đô) A. Đất có phong cảnh đẹp B. Đất có phong thủy tốt C. Đất trù phú, giàu có D. Đất có phong thủy và địa thế đẹp Câu 8. Câu nào sau đây thuộc kiểu câu cảm thán? A. Ôi, ước gì được thấy mưa rơi! B. Cơn mưa lớn vẫn rình rập ngoài biển C. Mưa vẫn không ngớt .
- D. Mưa yểu điệu như một nàng công chúa Phần II, Tự luận ( 8 điểm) Câu 1( 1 điểm) Chỉ ra hành động nói trong mỗi câu văn sau: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở (1) . Các khanh nghĩ thế nào ( 2) ? ( Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn ) Câu 2( 2 điểm) Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang ( Theo Ngữ văn 8, tập 2) a, Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả ? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. b, Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về cách dùng từ “sang” trong câu thơ trên Câu 3( 5 điểm) Thuyết minh về con vật nuôi có ích Hết ĐÁP ÁN Phần I: Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C B C B D A Phần II. Tự luận Câu1 : Học sinh xác định đúng mỗi câu 0.5 điểm Câu 1: Hành động trình bày Câu 2: hành động hỏi Câu 2: a. ( 1 điểm) - Hai câu thơ trên trích trong bài thơ” Tức cảnh Pắc Bó” ( 0.25 điểm) - Tác giả: Hồ Chí Minh ( 0.25 điểm) - Hoàn cảnh sáng tác: Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, tháng 2/ 1941 Bác Hồ trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người sống trong hang Pắc Bó- Một hàng núi nhỏ sát biên giới Việt Trung thuộc tỉnh Cao Bằng- trong điều kiện sinh hoạt rất gian khổ thiếu thốn. Bài thơ được Bác sáng tác trong hoàn cảnh đó. ( 0.5 điểm) b. 1 điểm - Sang nghĩa là sang trọng, giàu có ( 0.25 đ) - Từ sang trong bài thơ có nghĩa là : + Sự sang trọng giàu có về mặt tin thần của những uộc đời làm cách mạng lấy lý tưởng cứu nước làm lẽ sống, khong hề bị khó khăn gian khổ thiếu thốn khuấphucjhu ( 0.25 đ) + Cái sang trọng của một nhà thơ luôn tìm thấy sự òa hợp, tự tin, thư thái, trong sạch với tiên nhiên đất nước. (0.25đ) + Qua đây thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng mà Người theo đuổi.(0.25đ)
- Câu 3 MB: Giới thiệu con vật nuôi có ích ( 0.5 đ) TB : - Nguồn gốc ( 0.5 đ) - Giới thiệu các chủng loại ( 0.5 đ) - Giới thiệ đặc điểm hình dạng ( khái quát cụ thẻ từ đầu đến chân, đuôi ) ( 0.5 đ) - Giới thiệu đặc điểm sống, sinh sản ( 0.5 đ) - Vai trò của vật nuôi ( 1đ) KB : 0.5 đ) - Khẳng định lại đó là vật nuôi có ích. - Thái độ của con người đối với giống vật nuôi đó