Đề thi giữa kì môn Vật lí Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì môn Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_giua_ki_mon_vat_li_lop_8.docx
Nội dung text: Đề thi giữa kì môn Vật lí Lớp 8
- Câu 1. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào A* Vật được chọn làm mốc. B. Vận tốc của vật C.Vị Trí của vật. D. Hình dạng của vật. Câu 2. Hàng ngày ta thấy Mặt trời , Mặt trăng quay quanh Trái Đất, khi đó ta đã lấy vật mốc là A. Mặt trời B. Mặt trăng C. trục của Trái đất D.* Mặt đất. Câu 3. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là A.* m/s B. km/s C. m.s D. km/ phút Câu 4. Người lái đò ngồi trên thuyền trôi theo dòng nước. Trong các mô tả sau đây, câu nào đúng? A. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. B. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. C.* Người lái đò đứng yên so với dòng nước. D.Người lái đò chuyển động so với dòng nước. Câu 5. Dạng chuyển động của đầu kim đồng hồ là A. Chuyển động thẳng B. . Chuyển động cong C. Chuyển động lúc thẳng lúc cong D.* Chuyển động tròn. Câu 6. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động ? A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn. B.* Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động C.Thời gian chuyển động dài hay ngắn D.Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động.
- Câu 7.Chuyển động không đều là chuyển động mà A. Vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. B.* Vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. C. Có quỹ đạo là đường thẳng và vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. D. Có quỹ đạo là đường tròn và vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. Câu 8. Đổi 10 m/s = A. 3,6 km/h B. 360 km/h C.* 36 km/h D. 0,36 km/h Câu 9. Đổi 54 km/h = A.* 15m/s B. 1,5 m/s C. 150m/s D. 25 m/s. Câu 10. Tốc độ trung bình của ô tô là 57,6km/h của xe máy là 11,6m/s, của tàu hoả là 600m/phút. Cách sắp xếp theo thứ tự tốc độ giảm dần nào sau đây là đúng ? A. Tàu hoả- ô tô- xe máy. B.* Ô tô- xe máy- tàu hoả. C.Tàu hoả- xe máy- ô tô D. Xe máy- ô tô- tàu hoả. Câu 11. Đường từ nhà Nam tới công viên dài 1,8km. Nếu đi bộ với vận tốc không đổi 1m/s thì thời gian Nam đi từ nhà đến công viên là. A.* 0,5h B. 1 h C. 2 h D. 3h Câu 12. Hoàng đi xe đạp lên dốc dài 100m với vận tốc trung bình là 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Vận tốc trung bình của Hoàng trên cả đoạn đường dốc là A. 3,3m/s B. 8 m/s C. 4,67m/s D.* 10,8 km/h. Câu 13. Hai lực cân bằng là hai lực A. Cùng phương, cùng chiều, cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn B.*Cùng phương, ngược chiều, cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn. C.Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn. D.Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
- Câu 14. Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động đều. Nhận xét nào sau đây là đúng. A. Vật chịu tác dụng của các lực khác nhau B.* Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng. C.Vật chịu tác dụng của các lực cùng phương. D.Vật chịu tác dụng của các lực cùng chiều. Câu 15. Khi chỉ có một lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thì vận tốc của vật sẽ thay đổi như thế nào? A. Không thay đổi B. Tăng dần C.Giảm dần D.* Có thể tăng và cũng có thể giảm. Câu 16. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Ma sát giữa viên bi với ổ trục xe đạp và xe máy. B. Ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi xe đang chuyển động C. Ma sát giữa cốc nước nằm yên trên mặt bàn hơi nghiêng với sàn nhà. D.* Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi bóp phanh nhẹ. Câu 17. Trong các trường hợp sau đây lực ma sát nghỉ đã xuất hiện khi nào? A. Kéo một thanh gỗ trên mặt đất. B.*Đặt một khối gỗ trên mặt phẳng nằm nghiêng nhưng khối gỗ không bị trượt. C.Quả bóng lăn trên sân cỏ được một đoạn thì dừng lại. D.Đang đạp xe thì ngừng đạp, thấy xe đạp đi được một đoạn thì dừng lại. Câu 18. Trường hợp nào vận tốc của vật không thay đổi. A. Có hai lực tác dụng vào vật. B . Có một lực tác dụng của vật C.Có lực tác dụng vào vật. D.* Có hai lực cân bằng tác dụng lên vật
- Câu 19. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe A. Đột ngột giảm vận tốc B. Đột ngột tăng tốc C.Đột ngột rẽ sang trái D.* Đột ngột rẽ sang phải. Câu 20. Một ô tô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, cũng từ bến trên, một người đi mô tô đuổi theo với vân tốc 60km/h. Mô tô sẽ đuổi kịp ô tô lúc. A. 8h B. 8h30ph C.* 9h D. 7h 40ph Câu 21. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để truyền cho nó một vân tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì A. Trọng lực B. Quán tính C. Lực búng D.* Lực ma sát. Câu 22. Xe ô tô đang chuyển động với vận tốc lớn gặp vật cản đột ngột phanh gấp xe trượt thêm một đoạn là do A.* Quán tính B. Lực ma sát C. Trọng lực D. Lực động cơ. Câu 23. Khi nói về lực ma sát, phát biểu nào là đúng A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật. B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. D.*Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên mặt vật kia. Câu 24. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều. A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống. B. Vận đọng viên chạy 100m đang về đích. C. Máy bay bay từ Hà Nội vào TP HCM. D* Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều. Câu 25. Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường gồm ba đoạn đường gồm ba đoạn liên tiếp cùng chiều dài. Vận tốc của xe trên mỗi đoạn là v1 = 12m/s; v2 = 8m/s; v3 = 16m/s. Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là. A. 11 m/s B. 10 m/s C. 12m/s D.* 11,11 m/s
- Câu 26. Hà Nội cách Đồ Sơn 120km/h. Một ô tô rời Hà Nội đi Đồ Sơn với vận tốc 45km/h. Một người đi xe đạp với vận tốc 15km/h xuất phát cùng lúc theo hướng ngược lại từ Đồ Sơn về Hà Nội. Ô tô gặp xe đạp sau A. 3h B.* 2h C. 4h D. 1h Câu 27. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn? A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh khi phanh B.* Ma sát giữa bánh xe với mặt đường khi xe chuyển động C.Ma sát khi đánh diêm D.Ma sát khi tay cầm quả bóng. Câu 28. Cách nào sau đây để làm giảm lực mà sát ? A. Thủ môn đeo gang tay khi bắt bóng. B .Tăng độ nhám mặt tiếp xúc. C.Tăng lực ép lên vật. D.* Tra dầu vào xích xe đạp, xe máy. Câu 29. Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải? A. Vì ô tô đột ngột rẽ phải B. Vì ô tô đột ngột giảm tốc C.* Vì ô tô đột ngột rẽ trái D. Vì ô tô đột ngột tăng tốc. Câu 30. Hai ô tô xuất phát cùng một lúc và chuyển động ngược chiều từ hai bến cách nhau 120km với vận tốc lần lượt là 60km/h và 40km/h. Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát 2 xe cách nhau 20km. A. 1h B. 2h C. 1h và 2h D.* 1h và 1,4h