Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9

docx 12 trang Hoài Anh 9035
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9

  1. 1 ĐỀ LUYỆN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI KÌ II Đề 1 : Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cần những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn. (Theo A.L.Ghec-xen) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên. Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong đoạn văn bản trên. Câu 4 (1,0 điểm) Theo quan điểm riêng của em, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì. (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng) Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về lòng hiếu thảo. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau : “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con . (Y Phương, Nói với con) Đề 2 :
  2. 2 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực. [ ] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn. (Quà tặng cuộc sống-Thu Quỳnh và Hạnh Nguyên dịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr.56-57) Câu 1. (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm). Tìm và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu sau: Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Câu 3. (1.0 điểm). Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen và ước mơ của tỷ phú Bill Gates trong đoạn trích có tác dụng gì? Câu 4. (1.0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao? (Viết khoảng 5-7 dòng) Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ. PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của những lời động viên chân thành trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau : Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. (Y Phương, Nói với con)
  3. 3 Đề 3 : Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ai trong chúng ta cũng có ước mơ một ngày mai thật đẹp. Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn trở ngại và thử thách bất ngờ - con đường đi đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng. Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng của con người. Đó có thể là những trở ngại mà ta vấp phải vào một thời điểm nào đó trước khi có thể tự đứng thẳng trên đôi chân của mình, đôi lúc chúng như những đám mây đen kịt báo hiệu một cơn giông bão lớn đang đến, khiến ngay cả những tâm hồn dũng cảm nhất cũng phải tìm kiếm sự chở che.”. (Trích “Hạt giống tâm hồn”) Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra các phép liên kết, thành phần phụ chú trong hai câu văn : “Ai trong chúng ta cũng có ước mơ một ngày mai thật đẹp. Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn trở ngại và thử thách bất ngờ - con đường đi đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng.” Câu 3. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4. (1,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 3 - 5 câu) nói về ước mơ của em. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ngắn (200 chữ) nêu suy nghĩ của em về sự cần thiết của lối sống đẹp trong cuộc sống hiện nay. Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau : “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh, Sang thu)
  4. 4 Đề 4 : Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau đây: Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017, tr.70, 71) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? Câu 3. (0,5 điểm) Theo tác giả con người khiêm tốn là con người như thế nào ? Câu 4. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý kiến: “ tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.” II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về đức tính khiêm tốn. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước trong hai đoạn thơ sau : Mọc giữa dòng sông xanh tôi hứng (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ) Bỗng nhận ra hương ổi thu đã về (Hữu Thỉnh, Sang thu)
  5. 5 Đề 5 : I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không? Tại sao cả đời người, chúng ta cứ mê mải đi tìm, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó? Phải chăng Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích. Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kì rào cản nào. Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng. Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng. Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào? Hay là tất cả? (Dẫn theo Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên. Câu 2. Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn văn sau : Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không? Tại sao cả đời người, chúng ta cứ mê mải đi tìm, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó? Phải chăng Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích. Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4. Em hiểu câu: “Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích” là như thế nào? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ngắn (200 chữ) nêu suy nghĩ của em về sự cần thiết của nghị lực trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam qua hai đoạn thơ sau : Ta làm con chim hót xao xuyến (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ) Mai về miền Nam thương trào nước mắt chốn này (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) Đề 6 :
  6. 6 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) [ ] Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hoá. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là mang ơn. (Theo Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ? Câu 2. Chỉ ra phép liên kết, từ ngữ thực hiện phép liên kết và thành phần phụ chú có trong hai câu văn sau : Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hoá. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người Câu 3. “Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ.” Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? Câu 4. Theo em, có phải lúc nào cũng cần phải nói lời cảm ơn ? (viết 3 - 5 câu) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ngắn (200 chữ) nêu suy nghĩ của em về sự cần thiết của lời cảm ơn trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau : “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” . Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) ĐÁP ÁN
  7. 7 Đề 1 : Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản: nghị luận. Câu 2. Nội dung chính của văn đoạn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm. Từ đó, bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình. Câu 3. – Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập; cuộc sống lúc sóng gió; ) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên; ). – Tác dụng: việc sử dụng phép so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy. Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. Bàn về lòng hiếu thảo Tham khảo dàn ý sau : * Mở đoạn : - Nêu vấn đề cần bàn luận: lòng hiếu thảo. (Hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay, là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta). * Thân đoạn : + Hiếu thảo là gì ?(0,25 điểm) - Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ - Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả + Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào? (0,25 điểm) - Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ - Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm. - Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. - Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tổ tiên. + Vì sao cần phải có lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ? (0,5 điểm) - Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta - Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội - Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người - Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng - Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn - Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo - Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình - Lưu ý:(Kết hợp lấy ví dụ )
  8. 8 +Trái với hiếu thảo : Bất hiếu, cãi lại, chửi mắng, thậm chí hắt hủi, bỏ rơi, đánh đập ông bà, cha mẹ, anh chị em . Những người như vậy sẽ bị mọi người coi thường, chê cười, tẩy chay khỏi xã hội. (0,25 điểm) + Cần làm gì để có được lòng hiếu thảo? (0,25 điểm) - Phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ - Chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già - Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cãi lại - Yêu thương anh em trong nhà + Liên hệ(0,25) - Em đã làm những gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - Phê phán những người không hiếu thảo trong xã hội hiện nay: sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi, đáng chê trách. * Kết đoạn (0,5 điểm) - Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ. - Cần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay. Đề 2 : Phần I. Đọc hiểu Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Câu 2: Thành phần biệt lập phụ chú: "nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp." Câu 3: Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen: "ước mơ có một mái nhà trong đêm đông giá buốt" và ước mơ của tỷ phú Bill Gates: "làm thay đổi cả thế giới" nhấn mạnh mỗi người đều có những ước mơ của riêng mình, bất kể là lớn lao hay nhỏ bé thì đều là những ước mơ đáng quý, đáng trân trọng. Câu 4: Đồng ý. Vì hành động và nỗ lực cố gắng là con đường đi đến ước mơ nhanh nhất. Nếu bạn chỉ ước mơ mà không hành động và nỗ lực cố gắng thực hiện ước mơ đó thì ước mơ mãi chỉ là ước mơ mà thôi. Phần II. Làm văn Câu 1. + MĐ: Giới thiệu vấn đề nghi luận (Những lời động viên chân thành trong cuộc sống) 0.5điểm + TĐ: - Ý1/ Giải thích: “Lời động viên chân thành”: là những lời cổ vũ, khích lệ xuất phát từ những tình cảm nhân ái, yêu thương thực sự. 0.25điểm - Ý 2/ Bàn luận, chứng minh: 0.75điểm Một lời động viên chân thành dành cho những người đang trong cơn khủng hoảng có thể mang đến sức mạnh bất ngờ khiến họ có thể vượt qua tất cả khó khăn, nghịch cảnh. - Lời động viên chân thành có thể giúp cho những người đang trong cơn khủng hoảng cảm thấy: + Được sẻ chia, an ủi, có điểm tựa về tinh thần để vượt qua những khó khăn, bất hạnh. + Được tiếp thêm ý chí, niềm tin, mang đến cái nhìn lạc quan, hi vọng để có thể nỗ lực gặt hái những thành công.
  9. 9 - Sự động viên, chia sẻ thể hiện lối sống nhân ái, bồi đắp những vẻ đẹp nhân văn, cao thượng trong tâm hồn mỗi người. - Ý 3/ Trái ngược với những lời động viên chân thành là những lời nhận xét, đánh giá tiêu cực. Những lời nhận xét, đánh giá tiêu cực có thể: 0.5điểm + Đẩy người khác vào sự bi quan về hoàn cảnh thực tại, dẫn đến chán nản, không còn động lực cố gắng. + Khiến người bị đánh giá có cảm giác tự ti, bị cô lập, xa lánh; có thể đẩy họ đến sự tuyệt vọng. - Những lời nhận xét đánh giá tiêu cực thể hiện lối sống ích kỉ, hẹp hòi hoặc cái nhìn bi quan, phiến diện. - Ý 4/ Mở rộng, nâng cao, liên hệ bản thân : 0.5điểm - Phê phán lối sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm với những bất hạnh của đồng loại; phê phán những sự động viên, chia sẻ “không chân thành” mà xuất phát từ mục đích vụ lợi. - Để có thể vượt qua khủng hoảng, bản thân mỗi người cần chủ động, không nên chỉ trông chờ vào những lời động viên từ người khác; những lời nói tiêu cực không phải lúc cũng có thể “giết chết” một con người, bởi đối với những người có bản lĩnh nó lại trở thành động lực. +KĐ: Khẳng định lại vấn đề,rút ra bài học . 0.5 điểm Đề 3 : I. Đọc - hiểu Câu 1. PTBĐ chính : Nghị luận Câu 2. - Các phép liên kết : + Phép lặp : Ước mơ + Phép nối : Nhưng - Thành phần phụ chú : con đường đi đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng. Câu 3. Nội dung : Bàn về ước mơ của con người và những thách thức, trở ngại trên con đường thực hiện ước mơ. Câu 4. HS trình bày ước mơ của bản thân mình. - Bản thân có nhiều mơ ước, khát vọng. Song mơ ước đầu tiên là thi đỗ đại học, được theo đuổi, thực hiện ước mơ là làm bác sĩ, để góp phần chăm sóc sức khỏe cho mọi người, cộng đồng xã hội., II. Làm văn a. Mở đoạn : Giới thiệu vấn đề nghị luận (0,5đ) b. Thân đoạn - Giải thích lối sống giản dị: lối sống không cầu kì, xa hoa, kiểu cách, sống phù hợp với bản thân gia đình xã hội, không lãng phí chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài ( 0,25đ) - Biểu hiện của lối sống giản dị + Thể hiện trong cách ăn mặc quần áo gọn gàng, phù hợp với thẩm mĩ, trong tác phong, trong lời nói của mình ( dẫn chứng ) (0,5đ) - Ý nghĩa (0,25đ)
  10. 10 + Lối sống giản dị là lối sống cần thiết bởi của cải, vật chất là thành quả của con người vì thế phải sống giản dị, tiết kiệm, thể hiện sự tôn trọng giá trị của lao động - Bài học nhận thức (0,25đ) + Đó là lối sống đẹp của cha ông, sống giản dị sẽ nhận được sự quý mến của những người xung quanh, tạo được mối quan hệ hài hòa gắn bó, là cách để rèn luyện phẩm chất của con người. - Để có lối sống giản dị chúng ta phải làm gì: ( 0, 5 đ ) + Tích cực học tập, biết mua sắm phù hợp với hoàn cảnh gia đình không vung phí + Rèn luyện lời ăn tiếng nói, giúp đỡ người xung quanh + Phê phán lối sống hoang phí c. Kết đoạn ( 0,25 đ ) - Khẳng định lại vấn đề, liên hệ Đề 4 : I. 1 Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận 2 Đoạn văn thứ nhất sử dụng biện pháp tu từ: + điệp ngữ: "người có tính khiêm tốn" nhằm nhấn mạnh và tạo điểm nhấn về những đặc điểm của người có đức tính khiêm tốn. + liệt kê: "tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm" nhằm diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn biểu hiện của tính khiêm tốn 3 Theo tác giả con người khiêm tốn là con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Ý kiến: " tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la" có nghĩa là: - Tuy tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan trọng nhưng hữu hạn, 4 bé nhỏ như những giọt nước trong thế giới rộng lơn vô hạn "đại dương bao lai" vì thế cần phải khiêm tốn học hỏi. - Qua đó tác giả cũng nhắc nhở chúng ta rằng nếu muốn thành công trên con đường đời, chúng ta cần trang bị thêm đức tính khiêm tốn. II. 1 1. Giới thiệu được câu nói 2.Giải thích thế nào là khiêm tốn - Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác - Thành công là đạt được kết quả như mong muốn,thực hiện được mục tiêu đề ra. => Khiêm tốn là đức tính không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. 3.Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề: - Con người phải khiêm tốn vì cá nhân dù có tài giỏi đến đâu cũng chỉ là những giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la. Phải luôn học hỏi, học
  11. 11 nữa, học mãi. - Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người. - Khiêm tốn là biểu hiện của con người đúng đắn, biết nhìn xa trông rộng được mọi người yêu quý. - Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. - Khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. 4. Bài học và liên hệ bản thân. - Trân trọng những người khiêm tốn, phê phán những người thiếu khiêm tốn luôn tự cao, tự đại cho mình là nhất và coi thường người khác. - Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để thành công trong cuộc sống. Đề 5. I. Đọc - hiểu Câu 1. PTBĐ chính : Nghị luận Câu 2. Các phép liên kết : - Phép lặp từ ngữ : giá trị, cuộc sống - Phép thế : nó - thế cho “cuộc sống”. Câu 3. Nội dung : Bàn về giá trị thực của cuộc sống. Câu 4. Câu văn ấy cho ta hiểu cuộc sống nghĩa là : - Phải luôn luôn phấn đấu không ngừng nghỉ. - Nhịp sống luôn trôi chảy, nếu không chịu khó, bền bỉ nỗ lực cố gắng, ta sẽ bị bỏ lại phía sau. Đề 6. I. Đọc - hiểu Câu 1. PTBĐ chính : Nghị luận Câu 2. - Phép liên kết : phép lặp từ ngữ (cảm ơn) - Thành phần phụ chú : cảm ơn sự có mặt, Câu 3. - Đồng ý. Vì: + Lời cảm ơn thể hiện phép ứng xử lịch sự, lễ phép trong quan hệ giao tiếp. + Thể hiện bản thân là con người có hiểu biết, văn hóa. + Tạo ra thói quen tốt cho bản thân, góp phần xây dựng xã hội văn minh. Câu 4. Lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống. Song không vì thể mà lúc nào chúng ta cũng cần phải nói lời cảm ơn. Bởi vì ta cần xác định tình huống, đối tượng để nói, tránh lời nói cảm ơn khách sáo, thiếu chân thành. Ở chiều ngược lại, nói lời cảm ơn thể hiện cách ứng xử văn minh, lịch sự, II. Làm văn Sự cần thiết phải nói lời cảm ơn : - Giải thích : Cảm ơn là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động, cử chỉ hay sự giúp đỡ của một ai đó. - Đây là một tiêu chí để đánh giá văn hóa của một con người, bởi đó là hành vi văn minh, lịch sự. - Bàn luận :
  12. 12 + Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi lời cảm ơn được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, mặt khác giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. + Nói cảm ơn đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác, biết quí trọng sự giúp đỡ của người khác, + Tuy nhiên, lời cảm ơn phải đi liền với thái độ chân thành, đúng mực, + Tránh nói lời cảm ơn khách sáo, thiếu thiện chí, - Phản biện : Phê phán những kẻ thiếu văn hóa ứng xử, không biết nói lời cảm ơn, vô ơn. - Liên hệ - bài học : Chúng ta cần học tập, rèn luyện bản thân, rèn luyện văn hóa ứng xử, tế nhị trong giao tiếp, học cách nói lời cảm ơn với thái độ chân thành nhất,