Đề thi học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Yên Viên

doc 4 trang thaodu 3950
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Yên Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_2_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_132_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Yên Viên

  1. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC KỲ HAI NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THPT YÊN VIÊN MÔN HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (36 câu trắc nghiệm+1câu tự luận) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Lớp Số TT Phòng Cho nguyên tử khối: H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al = 27, P=31, S= 32, K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Zn = 65, Ag=108, Ba=137 Câu 1: Trong các chất sau, chất nào không phải là chất lưỡng tính? A. Al. B. NaHCO3. C. Al2O3. D. Al(OH)3. Câu 2: Kim loại dẫn điện tốt nhất là A. Cu. B. Au. C. Ag. D. Fe. Câu 3: Công thức phân tử nào sau đây là công thức của thạch cao sống ? A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4. D. 2CaSO4.H2O. Câu 4: Trong công nghiệp để sản xuất nhôm, người ta tiến hành điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây của nhôm? A. AlCl3. B. Al(OH)3. C. Al2O3. D. NaAlO2. Câu 5: Phèn chua có công thức phân tử là Al 2(SO4)3.K2SO4.24H2O. Ứng dụng nào sau đây không phải của phèn chua? A. dùng trong công nghiệp sản xuất giấy. B. dùng làm chất cầm màu. C. khử chua cho đất. D. làm trong nước đục. Câu 6: Dung dịch nào sau đây không thể hòa tan kết tủa CaCO3 ? A. NaHSO4. B. BaCl2. C. CH3COOH. D. Nước có chứa khí CO2. Câu 7: Nguyên tử Fe có số hiệu nguyên tử Z = 26. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là A. [Ar]4s2. B. [Ar]3d64s1. C. [Ar]3d64s2. D. [Ar]3d54s1. Câu 8: Ở nhiệt độ thường kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là A. Mg. B. Fe. C. Zn. D. Cu. Câu 9: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng. (b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2. (c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3. (d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 10: Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện ? A. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2. B. H2 + CuO → Cu + H2O. C. CuCl2 → Cu + Cl2. D. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4. Câu 11: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion nào sau đây? A. K+ và Ba2+. B. Na+ và Mg2+. C. Ba2+ và Mg2+. D. Mg2+ và Ca2+. Câu 12: Ở nhiệt độ cao hiđro có thể khử các oxit kim loại trong dãy nào sau đây thành kim loại? A. CuO, Fe2O3, Fe3O4, MgO. B. CuO, Fe2O3, Fe3O4, ZnO. C. HgO, Al2O3, Fe3O4, CuO. D. CaO, CuO, Fe2O3, MnO2. Câu 13: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn gồm ba kim loại. Ba kim loại đó là những kim loại nào sau đây? Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. A. Al, Cu, Ag. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag. Câu 14: Phản ứng nào dưới đây, hợp chất của sắt đóng vai trò là chất oxi hóa ? A. FeCl2 + Zn → ZnCl2 + Fe. B. FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag + 2AgCl. C. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3. D. 10FeSO4+2KMnO4+ 8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 +8H2O. Câu 15: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. B. bọt khí và kết tủa trắng. C. bọt khí không màu xuất hiện. D. kết tủa trắng xuất hiện. Câu 16: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí X, bằng cách cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại hoặc muối). Bộ thí nghiệm này minh họa cho phản ứng? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑. B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O. C. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O. D. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O. Câu 17: Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm? A. 4Al + 3O2 2Al2O3. B. 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu. C. 4Al + 3C Al4C3. D. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe. Câu 18: Quá trình tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi kéo dài hàng triệu năm. Quá trình này được giải thích bằng phương trình hóa học nào sau đây ? A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O. + 2+ C. Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 + H2O. D. CaCO3 + 2H → Ca + CO2 + H2O. Câu 19: Cho các phát biểu sau: (a) Các kim loại kiềm đều tan tốt trong nước. (b) Các kim loại Mg, Fe, K và Al điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy. (c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag. (d) Khi cho dư Mg vào dung dịch FeCl3 thu được kim loại Fe. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 20: Nhúng 1 lá sắt vào các dung dịch : HCl, HNO 3đ,nguội, CuSO4, FeCl2, ZnCl2, FeCl3. Hỏi có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 21: Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì? A. Xuất hiện bọt khí không màu và kết tủa màu đỏ. B. Xuất hiện kết tủa màu đỏ. C. Xuất hiện kết tủa màu xanh và khí không màu. D. Xuất hiện kết tủa màu xanh và có khí mùi trứng thối. Câu 22: Phương trình điện phân nào sau đây viết sai? A. 2MCln 2M + nCl2. B. 2MOH 2M + H2 +O2. C. 4AgNO3 + 2H2O 4Ag + O2 + 4HNO3. D. 2NaCl + 2H2O H2 + Cl2 + 2NaOH. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. Câu 23: Ta thu được dung dịch chỉ chứa muối natri hiđrocacbonat khi A. sục khí CO2 dư vào lượng dung dịch NaOH. B. sục khí CO2 ào dung dịch NaOH dư. C. sục khí CO2 vào dung dịch NaHSO4. D. sục khí SO3 dư vào dung dịch Na2CO3. Câu 24: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. màu vàng sang màu da cam. B. không màu sang màu vàng. C. màu da cam sang màu vàng. D. không màu sang màu da cam. Câu 25: Điện phân có màng ngăn 500ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl 2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hòa tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là A. 2,70. B. 5,40. C. 1,35. D. 4,05. Câu 26: Cho 120 ml dung dịch NaOH 2M tác dụng với 250 ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 3,90. B. 7,80. C. 6,50. D. 6,24. Câu 27: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO 4 một thời gian thấy khối lượng sắt tăng 0,8 gam. Khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là A. 5,6 gam. B. 6,4 gam. C. 11,2 gam. D. 0,56 gam. Câu 28: Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,07 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na 2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được bằng: A. 1,344 lít. B. 0,784 lít. C. 0,560 lít. D. 0,224 lít. Câu 29: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu 2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO 3 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí chỉ có NO 2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl 2, thu được 46,6 gam kết tủa; còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 11,20. B. 38,08. C. 16,80. D. 24,64. Câu 30: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO 3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 30,18. B. 34,44. C. 47,40. D. 12,96 Câu 31: Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là A. 2,13. B. 4,46. C. 2,84. D. 1,76. Câu 32: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa vào số mol CO2 được biểu diễn theo sơ đồ sau: Tỉ lệ a : b tương ứng là A. 2 : 3. B. 4 : 3. C. 4 : 5. D. 5 : 4. Câu 33: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước (dư), thu được 5,376 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 7,2576 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được 25,812 gam kết tủa. Lọc kết tủa, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác, dẫn từ từ CO2 đến dư vào Y thì thu được 18,72 gam kết tủa. Giá trị của m gần giá trị nào sau đây nhất? A. 42. B. 36. C. 30. D. 45. Câu 34: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO 4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là bao nhiêu? Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 0,56 lít. D. 2,24 lít. Câu 35: Sục 2,24 lit CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca (OH)2 0,5M và KOH 2M. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là bao nhiêu gam? A. 10,0gam. B. 5,5gam. C. 7,0gam. D. 5,0 gam. Câu 36: Để một lượng bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thấy có V lít O2 (đktc) đã phản ứng, thu được hỗn hợp X gồm ba oxit của sắt và Fe dư. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản +6 ứng với oxi cần tối thiểu 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng thấy có SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S ) thoát ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 30,4 gam chất rắn khan. Giá trị của V là A. 2,24. B. 1,12. C. 0,56. D. 3,36. {Học sinh chọn một trong số các câu sau để làm vào phía sau phiếu trả lời trắc nghiệm} Câu 37 (1 điểm): Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, Mg, MgO và CuO vào 200 gam dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat trung hòa của kim loại, hỗn hợp khí Y gồm 0,01 mol N2O và 0,02 mol NO. Cho X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 89,15 gam kết tủa. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 84,386 gam chất rắn. Tính nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X. Câu 38 (1 điểm): Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch +6 H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S , ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X. Câu 39 (1 điểm): Hòa tan hết 16,58 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe, FeCO3 trong dung dịch chứa 1,16 mol NaHSO4 và 0,24 mol HNO3, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối trung hòa) và 6,89 gam hỗn hợp khíY gồm CO2, N2, NO, H2 (trong Y có 0,035 mol H2 và tỉ lệ mol NO : N2 = 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 1,46 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X. Câu 40 (1 điểm): Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe 3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO 2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau: - Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa. - Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m? HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 132