Đề thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2017-2018

pdf 3 trang thaodu 2830
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_132_nam_hoc_2017_20.pdf

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2017-2018

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018 Mã đề thi Mã Số HS Điểm 132 MÔN: HÓA HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút; I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (24 CÂU – 8 ĐIỂM) Câu 1: Thực hiện phản ứng giữa 10 mol khí hidro và 4 mol khí nitơ trong bình kín với bột sắt làm xúc tác. Sau 1 thời gian phản ứng dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 12 mol khí thoát ra. Tính hiệu suất phản ứng? A. 15% B. 20% C. 25% D. 30% Câu 2: Khối lượng chất rắn thu được khi cho khí CO dư qua hỗn hợp có 0,1 mol MgO, 0,15 mol Fe2O3 và 0,1 mol CuO ở nhiệt độ cao là: A. 28,8 gam B. 21,6 gam C. 27,2 gam D. 25,6 gam Câu 3: Chất nào sau đây không bị nhiệt phân hủy A. NaHCO3 B. Ca(HCO3)2 C. Na2CO3 D. CaCO3 Câu 4: Chất nào sau đây được dùng để chế tạo thuốc nổ đen (thuốc nổ có khói)? A. KCl B. NH4Cl C. KNO3 D. Na3PO4 Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon X cần vừa đúng 7,84 lít O2 (đkc ), sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 25g kết tủa. CTPT của X A. C4H8 B. C5H8 C. C5H12 D. C4H10 Câu 6: Liên kết hoá học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là : A. Liên kết ion B. Liên kết cộng hoá trị C. Lkết ion và liên kết hiđro D. Liên kết hiđro Câu 7: Nhận biết các dung dịch mất nhãn: Na3PO4, NaNO3, NaCl, NH4Cl, NH4HSO4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3 B. Dung dịch AgNO3, Dung dịch NaOH C. Dung dịch Ba(OH)2, dung dịch AgNO3 D. Dung dịch HCl, Dung dịch AgNO3 Câu 8: Cho 19,2 gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3dư, thu được V lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện chuẩn). Giá trị V là: A. 3,36 B. 6,72 C. 2,24 D. 4,48 Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 10,5gam hidrocacbon X thu được 13,5g nước và thể tích CO2 ở đkc là A. 16,8lít B. 22,4lít C. 35,84lít D. 26,58lít Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X và 1,344 lít hỗn hợp khí N2O và N2 ( ở đkc). Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 34,15 B. 106,38 C. 38,34 D. 97,98 Câu 11: Để nhận biết ion amoni trong dung dịch nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây? A. Ba(OH)2 B. AgNO3 C. Quỳ tím D. HCl Câu 12: Khi nhiệt phân muối nào dưới đây không thu được chất khí có mùi khai? A. NH4Cl B. NH4HCO3 C. NH4NO2 D. (NH4)3PO4 Câu 13: Cho dung dịch HCl dư tác dụng với 18 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hóa trị II, thu được V (lít) khí CO2. Cho V (lít) khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. thêm KOH vào nước lọc thấy xuất hiện thêm 5 gam kết tủa nữa. Công thức của hai muối cacbonat và % khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ hơn là: A. MgCO3; CaCO3; 58,55% B. Không xác định được C. MgCO3; CaCO3; 35,00% D. CaCO3; BaCO3; 66,67% Câu 14: Cho dung dịch chứa 0,2 mol H3PO4 tác dụng dung dịch chứa 0,3 mol NaOH. Sau phản ứng thu được muối nào sau đây? A. NaH2PO4 và Na3PO4 B. NaH2PO4 và Na2HPO4 C. Na2HPO4 và Na3PO4 D. Na3PO4 Câu 15: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên. Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao, CO2 thải vào khí quyển cũng tăng theo. Ở Việt Nam nước ta, một trong những hoạt động sinh nhiều khí CO2 là việc sử dụng than làm chất đốt trong sinh hoạt và trong các ngành công nghiệp. Tính Thể tích dung dịch nước vôi trong nồng độ 1,5 M tối thiểu cần để hấp thu hết lượng khí CO2 sinh ra nếu ta đem đốt 1 kg than có 90% C A. 111,10 lít B. 100 lít C. 55,55 lít D. 50 lít 3- Câu 16: Để nhận biết ion PO4 thường dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch HCl C. Dung dịch H2SO4 D. Dung dịch AgNO3 Câu 17: Trong phản ứng nào dưới đây NH3 đóng vai trò chất khử? A. 2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HCl B. 2NH3 + 2H2O + CuCl2 Cu(OH)2 + 2NH4Cl C. NH3 + HNO3 NH4NO3 D. 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4 Câu 18: Nhiệt phân muối Cu(NO3)2 thu được sản phẩm là: A. Cu(NO2)2 + O2 B. CuO + NO2 C. Cu + NO2 + O2 D. CuO + NO2 + O2 Câu 19: Phân tích hợp chất hữu cơ X thấy mC : mH : mO = 9 : 1,5 : 8. CTPT cuả X là: A. C3H6O B. C3H4O4 C. C3H8O3 D. C3H6O2 Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g P, sản phẩm thu được cho vào 300ml dung dịch KOH 2M. Sau phản ứng khối lượng muối thu được là: A. 31,2 g B. 42,4 g C. 21,2 g D. 27,2 g Câu 21: Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình e lớp ngoài cùng là A. ns2np2. B. ns1np3. C. ns2np4. D. ns2np5. Câu 22: Cacbon phản ứng được với các nhóm chất sau: A. Fe2O3, MgO, CO2 , HNO3 , H2SO4 đặc. B. Fe2O3, Ca, CO2 , H2, HNO3 đặc, H2SO4 đặc. C. CO2 , Al2O3, Ca, CaO, HNO3 đặc, H2SO4. D. CO2 , H2O , HNO3 đặc, H2SO4, CaO. Câu 23: Cho phản ứng: Fe + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O. Có hệ số cân bằng lần lượt là: A. 1, 6, 1, 3, 3 B. 2, 10, 2, 4, 5 C. 1, 4, 1, 1, 2 D. 3, 8, 3, 2, 4 Câu 24: Tính chất hóa học của HNO3 là: A. Tính bazơ mạnh và tính oxi hóa mạnh B. Tính axit mạnh và tính khử mạnh C. Tính axit mạnh và tính bazơ mạnh D. Tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh HẾT PHẦN TRẮC NGHIỆM II. PHẦN TỰ LUẬN (2 CÂU – 2 ĐIỂM) Câu 1: Viết và cân bằng các phương trình phản ứng sau: t 0 a) Fe(NO3)2  t 0 b) NH4NO3  t 0 c) NaNO3  t 0 d) AgNO3  Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng P  H3PO4  K2HPO4  Ca3(PO4)2  Ca(H2PO4)2 Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. mamon made cauhoi dapan HOA11 132 1 A HOA11 132 2 C HOA11 132 3 C HOA11 132 4 C HOA11 132 5 B HOA11 132 6 B HOA11 132 7 C HOA11 132 8 D HOA11 132 9 A HOA11 132 10 B HOA11 132 11 A HOA11 132 12 C HOA11 132 13 A HOA11 132 14 B HOA11 132 15 D HOA11 132 16 D HOA11 132 17 A HOA11 132 18 D HOA11 132 19 D HOA11 132 20 B HOA11 132 21 A HOA11 132 22 B HOA11 132 23 C HOA11 132 24 D Trang 3/3 - Mã đề thi 132