Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_n.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2019 – 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày: 24/10/2019 Môn thi: Giáo dục công dân 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3.0 điểm) Em hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Theo em, Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hóa thế giới? Chúng ta có cần phải tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trong khu vực và trên thế giới không? Vì sao? Câu 2: (4.0 điểm) Em hãy phân tích và chứng minh nhận định: “Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể”. Em đã làm gì để thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật trong trường, lớp em? Câu 3: (5.0 điểm) ( ) hòa bình, hợp tác tiếp tục là xu thế chủ đạo nhưng nguy cơ chiến tranh, xung đột cục bộ tăng cao hơn so với trước, xuất hiện các hình thái mới, trong tình hình nhiều điểm nóng khu vực chứng kiến những chuyển động khác nhau. Về tổng thể, hòa bình thế giới được duy trì, các cuộc xung đột quy mô lớn không xảy ra, tuy nhiên thế giới những năm qua đã xảy ra cuộc chiến tranh Syria, căng thẳng gia tăng tại nhiều nước Trung Đông, châu Phi, Mỹ La tinh. Tình hình biển Đông tuy không xảy ra sự cố lớn trên bề mặt nhưng nguy cơ va chạm, xung đột không giảm, thậm chí nguy hiểm hơn do mật độ hiện diện các phương tiện tăng lên. Một số hình thái chiến tranh, xung đột mới xuất hiện như chiến tranh mạng, chiến tranh bất quy tắc, xung đột phi vũ trang ( .) (Trích Những xu thế lớn chi phối quan hệ quốc tế ngày nay, Hải Minh, Báo điện tử của Chính phủ (ngày 21/4/2019)) Em hiểu thế nào về chiến tranh, hòa bình? Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình thế giới trong tình hình có nhiều biến động như hiện nay? Câu 4: (5.0 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Bát chè sẻ đôi Có một đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi đem ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn mà anh em phục vụ vừa mang lên, sẻ một nửa cho đồng chí liên lạc. - Cháu ăn đi ! Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng từ bên ngoài, Bác giục: - Ăn đi, Bác cùng ăn Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin: - Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu ăn mất một nửa. - Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn sợ Bác không vui, mà ăn thì biết chắc là các anh mắng mỏ rồi (Trích trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, 2007) a. Câu chuyện trên thể hiện phẩm chất gì của Bác Hồ? b. Hãy nêu hiểu biết của em về phẩm chất đạo đức đó. Suy nghĩ của em về sự thể hiện phẩm chất đó trong xã hội ngày nay. Câu 5: (3.0 điểm) An (16 tuổi) đi xe máy đến một ngã tư đường phố, mặc dù có báo hiệu đèn đỏ nhưng An không dừng lại. Do không tuân thủ tín hiệu đèn nên An đã bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và xử phạt. An cho rằng cảnh sát giao thông xử lí như vậy là không hợp lí vì lúc đó đường rất vắng, An không gây ra tai nạn giao thông nên không đáng bị xử phạt. a. Em có nhận xét gì về hành vi của An? b. An có phải chịu trách nhiệm pháp lí không? Nếu có thì đó là trách nhiệm gì? Giải thích. Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
- PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2019 – 2020 Khóa ngày: 24 /10/2019 Môn thi: Giáo dục công dân 9 Câu 1: (3.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền , lợi ích và nền văn 0.5 hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế,văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. - Những đóng góp của VN vào nền văn hóa thế giới: + Trải qua nhiều năm gây dựng và phát triển, nước ta đã có những đóng góp to lớn 0.5 và tự hào đối với nền văn hóa thế giới như kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, truyền thông đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hóa nghệ thuật + Đóng góp những quần thể di sản văn hóa nổi tiếng 0.5 Dẫn chứng 0.5 - Chúng ta cần phải tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước 0.25 trong khu vực và trên thế giới, vì: + Ở mỗi dân tộc sẽ có những nền kinh tế - văn hóa khác nhau. Khi chúng ta tôn 0.25 trọng họ điều đó đồng nghĩa với việc họ cũng phải tôn trọng lại chúng ta. + Những thành tựu của nước khác sẽ là điều kiện để chúng ta, học hỏi, tiếp thu 0.25 những tinh hoa mới, làm giàu cho đất nước, giúp đất nước phát triển. + Nước ta là nước đang còn nghèo nàn và lạc hậu, vì vậy, cần phải học hỏi các 0.25 nước khác. Tổng điểm 3.0 Câu 2: (4.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. Phân tích và chứng minh nhận định: “Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể”: - Khái niệm: + Dân chủ: Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể, xã hội, được 0.5 biết, được tham gia bàn bạc, góp phần, giám sát những công việc chung của tập thể, xã hội. + Kỉ luật: Kỉ luật là tuân theo những qui định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội, 0.5 nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc. Ví dụ - Tác dụng của dân chủ và kỷ luật: + Tác dụng của dân chủ: Tạo cơ hội, điều kiện để mỗi người đóng góp ý kiến thể 0.75 hiện quan điểm của mình về các công việc chung. Ví dụ. + Tác dụng của kỷ luật: +) Đảm bảo cho mỗi người có ý thức tôn trọng tập thể. VD 0.5 +) Đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả trong tập thể. VD 0.5 -> Tạo nên sức mạnh tập thể. 0.25
- b. Việc làm thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật trong trường, lớp: HS nêu được một số việc làm phù hợp và lấy ví dụ. 1.0 VD: Tích cực, nhiệt tình đóng góp ý kiến xây dựng các phong trào thi đua của lớp, trường; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra Tổng điểm 4.0 Câu 3: (5.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm - Chiến tranh và hòa bình: + Chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia nhằm 1.0 mục đích kinh tế, chính trị nhất định. Chiến tranh gây đau thương, chết chóc, đói nghèo, bệnh tật , là thảm họa của loài người. + Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan 1.0 hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc. Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc cho nhân dân, là khát vọng của nhân loại. - Phải bảo vệ hòa hình vì: Hoà bình đem lại cuộc sông bình yên, ấm no, hạnh phúc; 1.5 chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnh tật, thiếu ăn, không được học hành Ngày nay các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hoà bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới - Biện pháp: + Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, cá nhân. 1.5 + Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chông chiến tranh do trường, địa phương tổ chức; + Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hoà bình; + Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hoá các dân tộc và các quốc gia khác. Ở nội dung giải thích lí do phải bảo vệ hòa bình và các việc làm góp phần bảo vệ hòa bình học sinh nêu các ý không có trong đáp án nhưng hợp lí thì GV linh hoạt cho điểm. Tổng điểm 5.0 Câu 4: (5.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. Câu chuyện thể hiện phẩm chất biết yêu thương, chia sẻ của Bác Hồ. 0.5 b. *Yêu thương con người: – Yêu thương con người là quan tâm, giúp đờ, làm những điều tốt đẹp cho người 0.5 khác, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn. – Yêu thương con người là chia sẻ, thông cảm với niềm vui, nỗi buồn và sự khổ 0.5 đau của người khác. * Suy nghĩ của em về sự thể hiện phẩm chất yêu thương con người trong xã hội ngày nay: - Thể hiện của tình yêu thương: Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ; biết hy sinh, tha thứ 0.5 cho người khác Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung 0.5 tay góp từ thiện ủng hộ - Ý nghĩa: Mang lại hạnh phúc cho nhân loại; tình cảm giữa con người với con 1.0
- người ngày một bền chặt hơn; xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người - Còn có những người sống vô cảm, không biết yêu thương , quan tâm, sẻ chia 0.5 - Liên hệ, rút ra bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con 1.0 người nhiều hơn. Yêu thương con người là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy. Tổng điểm 5.0 Câu 5: (3.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. Hành vi của An là sai: vượt đèn đỏ. 0.5 b. An phải chịu trách nhiệm pháp lí. 0.5 - An phải chịu trahs nhiệm hành chính vì đã vi phạm quy định về an toàn giao 1.0 thông đường bộ. - An phải chấp hành quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông vì theo Pháp lệnh 1.0 xử lí vi phạm hành chính thì người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Tổng điểm 3.0 * Lưu ý: - Ngoài những gợi ý trong đáp án, học sinh đưa ra những ý kiến khác hợp lí thì giáo viên linh hoạt cho điểm. - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được yêu cầu về cả kiến thức và diễn đạt.