Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 4181
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày: 24 /10/2018 Môn thi: Lịch sử 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) A- LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: (3.5 điểm) So sánh điểm giống, khác nhau giữa Nhật Bản và Tây Âu trong quá trình khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ II. Câu 2: (4.5 điểm) a. "Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới" (SGK Lịch sử 9 - trang 33). Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh. b. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, "tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa" (SGK Lịch sử 9 - trang 33). Những nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm? c. Quan hệ ngoại giao Mĩ - Việt Nam sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi như thế nào? B- LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: (5.0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử Việt Nam có chọn lọc từ năm 1858-1884, hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu 2: (5.0 điểm) “Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời” (SGK Lịch sử 8 – trang 136). Bằng những sự kiện có chọn lọc em hãy trình bày: a. Động cơ chính khiến các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX đề nghị cải cách và những nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách. b. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX không được thực hiện? Câu 3: (2.0 điểm) Tình hình tỉnh Quảng Trị sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/07/1954)? Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
  2. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2018 – 2019 Khóa ngày: 24 /10/2018 Môn thi: Lịch sử 9 A- LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: (3.5 điểm) So sánh điểm giống, khác nhau giữa Nhật Bản và Tây Âu trong quá trình khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ II. Nội dung yêu cầu Điểm * Giống nhau: - Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Tây Âu và Nhật Bản đều bị tàn phá nặng nề: 0.75 Nhật Bản bại trận, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá, khó khăn bao trùm đất nước: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực thực phẩm, lạm phát; Tây Âu dù chiến thắng hay chiến bại đều bị thiệt hại nặng nề: công nghiệp đình trệ, nông nghiệp suy giảm, nợ nần 0.75 - Nhật Bản và Tây Âu đều nhờ sự ảnh hưởng và viện trợ của Mĩ để khắc phục kinh tế: Nhật Bản dưới chế độ quân quản của Mĩ, Nhật Bản tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế; năm 1948, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế hoạch phục hưng châu Âu do Mĩ vạch ra với số tiền khoảng 17 tỉ USD. * Khác nhau: - Nhật Bản: + Nhật Bản tiến hành cải cách dân chủ với nhiều nội dung tiến bộ như: cải cách ruộng đất, xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, trừng trị tội phạm chiên tranh, giải giáp 0.5 các lực lượng vũ trang, giải thể các công ti độc quyền, ban hành các quyền tự do dân chủ + Cải cách Nhật mang tính tự lực tự cường, là một nhân tố quan trọng giúp Nhật 0.5 Bản phát triển mạnh mẽ sau này. - Tây Âu: + Tây Âu từ 1948 đến 1951 các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ để khôi phục 0.5 kinh tế, các nước Tây Âu phải tuân thủ các điều kiện do Mĩ đưa ra, tham gia vào khối quân sự NATO (1949). + Các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ, sau khi khôi phục kinh tế, các 0.5 nước Tây Âu có xu hướng liên kết khu vực. Tổng điểm 3.5 Câu 2: (4.5 điểm) a. "Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới" (Bài 8 - SGK Lịch sử 9). Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
  3. b. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, "tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa". Những nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm? c. Quan hệ ngoại giao Mĩ - Việt Nam sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi như thế nào? Nội dung yêu cầu Điểm a. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh. - Nước Mĩ ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá. 0.25 - Được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham 0.5 chiến. - Do điều kiện đất nước không có chiến tranh nên thu hút nhiều nhân tài, nhiều nhà 0.25 khoa học trên thế giới đến sinh sống và làm việc. - Thừa hưởng những thành tựu khoa học - kĩ thuật thế giới. Áp dụng những thành 0.25 tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. - Quá trình tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao. 0,25 b. Nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm vào thập niên 70 của thế kỉ XX: - Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ 0.5 và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ. - Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. 0.5 - Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ phải chi phí những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết 0.5 lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. - Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội gây nên sự không 0.5 ổn định về kinh tế và xã hội Mĩ. c. Sự thay đổi trong quan hệ ngoại giao Mĩ - Việt Nam sau năm 1975 đến nay - Giai đoạn sau 1975 Mĩ thực hiện cấm vận Việt Nam, ngăn cản các hoạt động giúp 0.25 đỡ của quốc tế đối với Việt Nam. - Năm 1994 Mĩ tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. 0.25 - Tháng 7/1995 Mĩ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với 0.25 Việt Nam. - Tháng 7/2000 Việt Nam và Mĩ kí hiệp định thương mại song phương. Giá trị 0.25 thương mại hai chiều ngày càng tăng. Mĩ thường xuyên viện trợ nhân đạo, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, ủng hộ Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Việt Nam tích cực giúp Mĩ tìm kiếm thân nhân, hài cốt binh sĩ Tổng điểm 4.5 B- LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: (5.0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử Việt Nam có chọn lọc từ năm 1858-1884, hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Nội dung yêu cầu Điểm Giám khảo tùy theo bài làm và cách lập luận của học sinh để cho điểm phù hợp HS mở bài dựa vào câu trích dẫn 0.25
  4. 1. Phong trào của quan lại yêu nước: - Khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta Nguyễn Tri Phương cùng với nhân dân đánh 0.5 Pháp ở Đà Nẵng (1858), ở Gia Định (1859), anh dũng bảo vệ thành Hà Nội lần thứ nhất (1873). - Đốc học Phạm Văn Nghị đem 300 học sinh từ Nam Định vào kinh đô xin vua giết 0,25 giặc. - Cha con Hoàng Diệu anh dũng bảo vệ thành Hà Nội lần thứ 2 (1882). 0,25 2. Phong trào của nhân dân: - Mặc dù triều đình Huế nhu nhược, không dựa vào nhân dân để đánh giặc mà lần 0.5 lượt ký các hiệp ước cắt 3 tỉnh Miển Đông rồi 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ cho Pháp, nhân dân ta không vì thế mà chịu làm nô lệ cho Pháp, dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu yêu nước, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ: + Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến của Pháp trên sông Vàm Cỏ 0.25 Đông (10/12/1861). + Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo làm địch thất điên bát đảo (1862-1864) 0.25 + Khởi nghĩa của anh em Phan Tôn, Phan Liêm ở Đồng bằng sông Cửu Long 0.25 (1867) + Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân (1867) 0,25 + Nhân dân Nam Kỳ nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi bất chấp lệnh bãi binh của triều 0.25 đình. Nhiều trung tâm kháng chiến hình thành ở Đồng Tháp Mười, Bến Tre, Tây Ninh, Rạch Giá, - Khi Pháp nổ súng xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873: + Đội quân của Viên Chưởng Cơ anh dũng chặn địch ở cửa Ô Thanh Hà hi sinh 0.25 đến người cuối cùng Đi tới đâu quân Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta + Nhân dân Bắc Kỳ làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất năm 1873. 0.25 - Mười năm sau Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai (1882): + Nhân dân tự đốt nhà tạo thành bức tường lửa chặn địch, làm hầm chông, cạm 0,25 bẫy, đắp đập, cắm kè, + Nhân dân Bắc Kỳ làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ lần 2 (1883). 0.25 - Đến năm 1884 nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn. Nhân dân vô 0,25 cùng căm phẫn, họ tự nguyện đứng về phái kháng chiến của triều đình để hưởng ứng phong trào Cần Vương. 3. Phong trào của trí thức yêu nước: Phong trào lan ra cả tầng lớp tri thức, nhà 0.5 văn, nhà thơ, họ dùng ngòi bút làm vũ khí đấu tranh như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị Như vậy với phong trào yêu nước tiêu biểu nói trên đã khẳng định câu nói 0.25 bất hủ của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Tổng điểm 5.0 Câu 2: (5.0 điểm) “Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời” (SGK Lịch sử 8 – Trang 136).
  5. Bằng những sự kiện có chọn lọc em hãy trình bày: a. Động cơ chính khiến các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX đề nghị cải cách và những nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách. b. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nữa cuối thế kỷ XIX không được thực hiện? Nội dung yêu cầu Điểm a. Động cơ chính khiến các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX đề nghị cải cách: - Đất nước lâm vào tình trạng ngày khủng hoảng trầm trọng. - Xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương dân. 0.25 - Muốn cho nước nhà giàu mạnh bằng các nước xung quanh, đủ sức đối phó 0.25 với cuộc xâm lược của Pháp. 0.5 - Muốn canh tân đất nước theo hướng duy tân của Nhật Bản và các nước phương Tây. 0.5 Những nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách: - Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định) 0.5 - Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ. 0.25 - Viện Thương bạc xin mở 3 cửa biển ở Miền Bắc và Miền Trung 0.25 - Nguyễn Trường Tộ: Chấn chỉnh bộ máy quan lại, chỉnh đốn võ bị, phát triển 0.5 công thương nghiệp và tài chính, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục - Nguyễn Lộ Trạch: Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. 0.5 b. Các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX không được thực hiện vì: - Các đề nghị vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở 0.75 bên trong, chưa đụng chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại, chưa giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. - Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với 0.75 hoàn cảnh nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Tổng điểm 5.0 Câu 3: (2.0 điểm) Tình hình tỉnh Quảng Trị sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954)? Nội dung yêu cầu Điểm - Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, tỉnh Quảng Trị tạm thời chia làm 2 khu vực: 0.25 + Khu vực Vĩnh Linh ở phía bắc sông Bến Hải được hoàn toàn giải phóng, cùng 0.5 các tỉnh, thành phố ở miền Bắc xây dựng CNXH và làm nghĩa vụ hậu phương cho cách mạng miền Nam. + Khu vực Quảng Trị phía nam sông Bến Hải cùng các tỉnh, thành phố ở miền 0.5 Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ, tiếp tục đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. - Sau chuyển quân tập kết, Quảng Trị trở thành vùng địch kiểm soát, nhân dân 0.5 chuyển sang đấu tranh chính trị. Cán bộ, Đảng viên hoạt động bí mật. - Tại Quảng Trị đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai ra sức xây dựng phòng tuyến 0.25 quân sự mạnh, bộ máy chính quyền đắc lực để chống phá phong trào cách mạng. Tổng điểm 2.0