Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 27/05/2022 5202
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2021_2.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2021-2022 ĐỀ CHÍ NH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau : “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. (Quê hương - Tế Hanh). Câu 2. (8,0 điểm) Vic-to Huy –gô cho rằng: “Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời: không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”. Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3. (10 điểm) Nhận xét về hai bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ) và Khi con tú hú (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng : Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2021-2022 Hướng dẫn chấm Thang Câu điểm 1 a. Về hình thức : Học sinh viết thành bài văn hoặc đoạn văn cảm thụ có bố cục rõ ràng ; diễn đạt, trình bày mạch lạc, lưu loát. b. Về nội dung Cần chỉ rõ * Biện pháp nghệ thuật : - Nhân hoá : con thuyền- im, mỏi, nằm 0,25 - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : nghe chất muối – vị giác chuyển 0,25 thành thính giác. * Tác dụng : Hai câu thơ miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi 1,5 vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. Tác giả không chỉ “thấy” con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi , say sưa, còn “ cảm thấy” con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của nó.Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi của biển khơi. Không có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhầt là nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương thì không thể có những câu thơ xuất thần như vậy 2 - Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ 8,0 thống ý sáng rõ . Biết vận dụng các thao tác giải thích, bình luận, chứng minh. Hành văn trôi chảy. ập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ , ngữ pháp, chính tả. -Yêu cầu về kiến thức :Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo cá ý sau: 1. Đặt vấn đề 4,0 2. Giải thích. + Tình thương: lòng nhân ái, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác. + Vườn hoa: nơi nảy sinh, nơi hình thành cái tốt đẹp. + Không ánh nắng mặt trời: không có ánh sáng, hơi ấm, không có nguồn sống. + Không có gì: sự phủ định hoàn toàn và triệt để. + Đẹp đẽ và hữu ích: cái đẹp và cái tốt, cái thiện, cái có ích. + Nảy nở: nảy sinh, tồn tại và phát triển => Tóm lại, nếu không có tình thương thì cuộc sống của con người sẽ không thể có được những điều tốt đẹp và có ích. Nói cách khác, tình thương chính là thứ sẽ làm nảy sinh tất cả những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
  3. 3.Bình luận. *. Chứng minh vai trò của tình thương trong cuộc sống - Trong cuộc sống, bên cạnh những người may mắn và hạnh phúc, còn có rất nhiều người gặp cảnh đau khổ, bất hạnh, luôn cần sự sẻ chia, giúp đỡ, cần tình thương yêu. - Nếu thiếu tình thương, con người sẽ không thể làm được những điều tốt đẹp, hữu ích cho người khác: không biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ và đồng cảm với người khác lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn; thậm chí còn làm những điều xấu xa, tàn ác khiến người khác phải chịu mất mát, đau khổ. - Khi thiếu tình thương, con người cũng không thể tạo ra và gìn giữ được điều tốt đẹp cho chính mình (biến thành người vô cảm, tàn nhẫn vàích kỉ, xấu xa) và cho người khác. - Ngược lại, con người có tình thương tạo ra nhiều điều tốt đẹp: sự đồng cảm, 3,0 chia sẻ; sự bao dung, Nói khác đi, tình thương là nền tảng nuôi dưỡng cho những phẩm chất, tình cảm, suy nghĩ tốt đẹp khác của con người. *Bình luận . Trong câu nói, Huy-gô có cái nhìn đầy tính nhân văn, vừa rất mực tin yêu cuộc sống vừa tỉnh táo, sâu sắc. + Trong xã hội ngày nay, có nhiều người biết mở rộng vòng tay yêu thương và nhân ái làm sáng ngời truyền thống “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Những người như thế đáng được ngợi ca và tôn vinh. + Song bên cạnh đó, vẫn còn có bao kẻ vô tâm, vô cảm, ích kỉ và xấu xa, độc ác để thỏa mãn những dục vọng tầm thường, đê hèn. Chúng phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc. 4.Bài học. 1,0 - Cuộc sống chỉ trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa khi con người biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với những số phận bất hạnh -Hãy yêu thương người khác . Đó là cách chăm sóc khu vườn tâm hồn của mỗi người. 3 - Yêu cầu về kĩ năng 10 + Đúng kiểu văn nghị luận, sử dụng hợp lí các thao tác chứng minh, giải thích. + Văn viết lưu loát, không mắc lỗi chính tả + Khuyến khích những bài có sự sáng tạo, giàu cảm xúc - Yêu cầu về nội dung 1, Mở bài 1,5 - Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 : Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của thực dân Pháp, nhiềuthanh niên, trí thức tâm huyết với non sông đất nước đều khao khát tự do.(0,5đ) - Bài thơ Nhớ rừng ( Thế ữ) Khi con tu hú ( Tố Hữu) đều nói lên điềuđó
  4. 2, Thân bài: -HS giải thích được thế nào là lòng yêu nước - Thường được định nghĩa là tình yêu và sự tận tâm với đất nước và lí tưởng của đất nước. Trong từng thời kì lịch sử lòng yêu nước có những biểu hiện khác nhau.(0,5đ) + Trong hai văn bản thì lòng yêu nước là ý thức đấu tranh và khao khát tự do mãnh liệt.(0,5đ) Lần lượt làm rõ hai luận điểm sau : *Luận điểm 1 : Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng : - Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ ( d/c : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt ), mới uất ức khi bị giam cầm ( d/c Ngột làm sao, chết uất thôi )(1đ) - Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống tự do : + Trong bài Nhớ rừng : Con hổ nhớ về cuộc sống tự do nơi núi rừng đại ngàn : Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình minh, những buổi chiều Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như bậc đế vương đầy quyền uy.(d/c)(1,25đ) 7,0 + Trong bài Khi con tu hú : Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng vẫn tâm hồn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rực rỡ sắc màu,rực rỡ âm thanh, đấy hương vị ngọt ngào (d/c)(1,25đ) *Luận điểm 2 : Thái độ đấu tranh tự do khác nhau - Nhớ rừng là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước, đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát (1đ) - Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi, tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do, (1đ 3, Kết bài 1,5 - Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ.(0,5đ) - Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối vì thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân tộc.(0,5đ) - Tiếng nói khao khát tự do, ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ trong Khi con tu hú có tác dụng tích cực đối với thanh niên đương thời.(0,5đ) * Lưu ý : Cách cho điểm -Điểm 9- 10 bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, phân tích đủ các mặt nội dung và nghệ thuật, có nhiều sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, không có lỗi chính tả. - Điểm 7-8 bài có đủ nội dung, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
  5. - Điểm 5-6 bài đủ nội dung nhưng còn sơ sài, còn lỗi hình thức. - Điểm 3-4 bài đạt nửa nội dung, còn lỗi về hình thức. - Điểm 1-2 bài có nội dung mờ nhạt, còn nhiều lỗi về hình thức.