Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Bỉm Sơn (Có đáp án)

docx 5 trang thaodu 23111
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Bỉm Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Bỉm Sơn (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT BỈM SƠN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) I. ĐỌC – HIỂU: (6,0 điểm) Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (Từ câu 1 - câu 4): Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ (Trích: Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2: Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ những hình ảnh nào? Câu 3: Trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. II. TẬP LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương. Câu 2 (10,0 điểm): “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập I, Nhà xuất bản Giáo dục). Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên.
  2. PHÒNG GD&ĐT BỈM SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 6,0 1 Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 1,0 2 Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ các hình ảnh: Hoa bí(vàng), giậu mồng tơi(hồng tím), đôi bờ dâm bụt(đỏ), 1,0 hoa sen(trắng tinh khôi). 3 - Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi”: - Xác định chính xác được hai biện pháp tu từ: + Điệp ngữ: chỉ một(lặp lại hai lần). + So sánh: Quê hương Như là chỉ một mẹ thôi. - Phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ: 2,0 + Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ tạo nhịp điệu nhịp nhàng; nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của quê hương. + So sánh: “Quê hương” với “mẹ”mang ý nghĩa sâu sắc, tác giả muốn nói lên sự thiêng liêng của hình bóng quê hương đối với mỗi người cũng như tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với quê hương. 4 - Nội dung chính của đoạn thơ: Quê hương trong tình cảm của nhà thơ Đỗ Trung Quân(Quê hương hiện thân trong những thứ 2,0 bình dị, thân thương nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và cao cả). II TẬP LÀM VĂN 14,0 1 Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về 4,0 tình yêu quê hương. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, 0,5 tổng – phân – hợp b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Tình yêu quê hương. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận 2,5 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp của con người. Có
  3. thể theo hướng sau: - Tình yêu quê hương: là thứ tình cảm gắn bó yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc xây dựng quê hương. - Tình yêu quê hương gắn liền với yêu gia đình, làng xóm. Mỗi khi đi xa ai cũng trông ngóng về quê hương nơi mình đã sinh ra và lớn lên. - Phê phán những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. - Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với quê hương mình. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,25 cần nghị luận. 2 “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất 10,0 sắc của nhà văn Nam Cao”(Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập I, Nhà xuất bản Giáo dục). Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên. 1.Kĩ năng: - Đảm bảo là một bài văn nghị luận văn học, có bố cục rõ ràng. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 1,0 - Hành văn trôi chảy, mạch lạc; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. - Trình bày khoa học, chữ viết đẹp. 2.Nội dung: - Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: a. Mở bài: 1,0 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trích dẫn nhận định.
  4. b. Thân bài: - * Giải thích ý kiến: Ý kiến đã khái quát được những đặc 7,0 sắc của truyện ngắn Lão Hạc, nhất là đặc sắc về mặt nội dung. - Truyện khắc họa thành công số phận, cuộc đời đầy đau khổ, bất hạnh của Lão Hạc. - Thể hiện được những phẩm chất cao đẹp của Lão Hạc - Tấm lòng đồng cảm, thương yêu trân trọng của nhà văn đối với người nông dân cùng khổ. - Những nội dung đó được xây dựng qua tài năng nghệ thuật của tác giả: xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật dựng truyện *Phân tích: - Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. + Cuộc đời và số phận đau thương của người nông dân qua nhân vật lão Hạc ( Vợ chết sớm, cảnh gà trống nuôi con, con trai duy nhất bỏ đi phu đồn điền cao su. Tuổi già sống trong bệnh tật, cô đơn và cái chết thê thảm (ăn bả chó để kết thúc cuộc đời ) + Phẩm chất cao quý của lão Hạc: giàu lòng yêu thương (thương con, thương chó vàng), sống lương thiện, giàu lòng tự trọng - Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng đồng cảm,thương yêu trân trọng của nhà văn đối với người nông dân cùng khổ. + Nhà văn đứng về phía người nông dân miêu tả một cách chân thực cuộc sống, tâm tư, tình cảm của họ. + Đồng cảm, xót xa trước số phận bất hạnh, khổ đau. + Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ. + Bênh vực, đòi quyền sống cho kiếp người nghèo khổ. - Tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao: + Thành công ở nghệ thuật dựng truyện, xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, kết thúc truyện đầy ám ảnh. + Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lối kể linh hoạt, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc * Đánh giá: - Khái quát chung về tác phẩm( nghệ thuật, nội dung) nâng lên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo cao cả.
  5. - Liên hệ, mở rộng: Có thể liên hệ một số tác phẩm khác cùng đề tài, hoặc các tác phẩm khác của nhà nhà văn. - Khẳng định lại nội dung nhận định. c.Kết bài: - Khẳng định những đóng góp của tác giả và sức sống của 1,0 tác phẩm. - Cảm xúc, ấn tượng sâu sắc của người viết về tác phẩm. Lưu ý: - Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo cần căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh. - Cần trân trọng những bài viết có cách khai thác mới, độc đáo và sự sáng tạo trong cách triển khai.