Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 12 lần 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu

docx 2 trang thaodu 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 12 lần 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_12_lan_1_nam_hoc_2019.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 12 lần 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu

  1. TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG LẦN 1- NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề (Đề gồm 02 trang) Câu 1 (2,0 điểm). a. Nêu các đặc điểm chung của vi sinh vật. b. Cho các vi sinh vật sau: trùng biến hình, vi tảo, vi khuẩn nitrobacter, vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh. Hãy xếp chúng vào các kiểu dinh dưỡng phù hợp. Câu 2 ( 2,0 điểm): Các nhận định sau đây đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích. a. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP. b. Các hợp chất hữu cơ như cacbohiđrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân. c. Trong phân tử xenlulôzơ, các đơn phân glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết 1,4 - β glicôzit, không phân nhánh. d. Kitin là một loại pôlisaccarit được cấu tạo từ các đơn phân là N-axêtylglucôzamin liên kết với nhau. Câu 3 (2,0 điểm): a. Phân biệt cấu trúc cơ quan quang hợp của thực vật C3 và thực vật C4. b. Người ta tiến hành thí nghiệm quang hợp ở cây xanh với nguyên liệu H2O và CO2 có nguyên tử ôxi đánh dấu rồi phân tích sản phẩm. Kết quả phân tích cho thấy nguyên tử ôxi đánh dấu của CO2 có trong sản phẩm glucôzơ và nước, còn nguyên tử ôxi đánh dấu của H2O có trong sản phẩm O2. Kết quả trên chứng minh điều gì? Câu 4 (2,0 điểm). a. Giải thích tại sao cùng là động vật ăn cỏ nhưng hệ tiêu hóa của thỏ, ngựa thì manh tràng rất phát triển còn trâu, bò thì manh tràng lại kém phát triển hơn (ngắn hơn) ? b. Hãy ghép nội dung cột 1 với nội dung cột 2 cho phù hợp. Cột 1 Cột 2 1. Ức chế hạt nảy mầm a. Auxin 2. Tạo chồi ở mô sẹo b. Gibêrelin 3. Đóng mở khí khổng c. Xitôkinin 4. Hướng động d. Axit abxixic 5. Tăng trưởng lóng cây một lá mầm e. Êtilen 6. Kích thích mô sẹo tạo rễ 7. Phát triển chồi bên 8. Tạo quả sớm
  2. Câu 5 ( 2,0 điểm) Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao? Câu 6. (2,0 điểm) a. Xét hai cặp gen không alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường, lai hai cá thể bố mẹ có kiểu di truyền chưa biết, thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3:3:1:1. Xác định các quy luật di truyền phù hợp với kết quả trên và cho ví dụ minh họa. b. Phương pháp nào có thể dùng để xác định một tính trạng do gen ngoài nhân quy định? Câu 7 (2,0 điểm) a. Vì sao phân tử ADN cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào nhưng vẫn xếp gọn trong nhân? b. Người ta tiến hành tổng hợp nhân tạo một phân tử mARN từ 4 loại nuclêôtit có tỉ lệ A:U:G:X = 1:2:3:4. Theo lí thuyết, tỉ lệ bộ ba có chứa một nuclêôtit loại A và hai nuclêôtit loại X là bao nhiêu? Câu 8 (2,0 điểm) a. Trình bày cấu trúc opêron Lac ở E.Coli. b. Ở opêron Lac của vi khuẩn E.Coli, sự tập hợp các gen cấu trúc thành một cụm gen và có chung một cơ chế điều hoà có ý nghĩa gì? Câu 9 ( 2,0 điểm) Ở một loài thực vật có bộ NST 2n=24, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ dị hợp lai với cây hoa đỏ thuần chủng đời con thu được hầu hết các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến gen và thường biến, hãy xác định dạng đột biến và số lượng NST trong tế bào của các cây hoa trắng. Câu 10 ( 2,0 điểm) a. Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong những trường hợp nào? b. Một gen có số nuclêôtit A=800, G=600, nếu xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thì số liên kết hiđrô của gen sau đột biến là bao nhiêu? Hết