Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Hòa (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Hòa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS HƯNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG .HỌC KÌ I. NĂM HỌC : 2016- 2017 Môn Ngữ văn: Lớp 7-Thời gian làm bài: 90 phút Họ, tên và chữ ký của Lê Thị Thu Hồng giáo viên ra đề: Ký duyệt của tổ trưởng chuyên môn Ký duyệt của phó hiệu trưởng
  2. 2 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- MÔN NGỮ VĂN 7 Cấp độ Vận dụng Cộng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ cao Tên chủ đề thấp Đọc- hiểu VB - chỉ ra - Hiểu được PTBĐ nội dung của đoạn thơ Số câu 1(a,) 1(b) 1(a,b) Số điểm - tỉ lệ 0.5 - 5% 1-10% 1,5 =15% Tiếng việt - Nhận biết Viết đoạn từ láy văn phân -Từ láy tích tác dụng của so sánh, nói quá Số câu 1(c) 1(d) 1(c,d) Số điểm - tỉ lệ 0.5 - 5% 1-10% 1,5 =15% Tập làm văn Cảm nghĩ về Biểu cảm về bài thơ: “Cảnh tác phẩm văn khuya” học Số câu 1 1 Số điểm - tỉ lệ 7 - 70% 7 =70% Tổng số câu 1/2 1/4 1/4 1 2 Tổng số điểm - 1 – 10% 1 - 10% 1 - 10 % 7 - 70% 10 =100% tỉ lệ -2-
  3. 3 TRƯỜNG THCS HƯNG HÒA ĐỀ THI KSCL HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2016-2017 Môn Ngữ văn 7- Thời gian 90 phút Đề ra: Câu 1(3 điểm) : Đọc bài ca dao sau: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần a. Xác định các phương thức biểu đạt của bài ca dao trên ? b. Nêu nội dung ý nghĩa bài ca dao ? c. Chỉ ra từ láy có trong bài ca dao trên ? d. Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao Câu 2(7 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ:“Cảnh khuya ”của nhà thơ Hồ Chí Minh. TRƯỜNG THCS HƯNG HÒA ĐỀ THI KSCL HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2016-2017 Môn Ngữ văn 7- Thời gian 90 phút Đề ra: Câu 1(3 điểm) : Đọc bài ca dao sau: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần a. Xác định các phương thức biểu đạt của bài ca dao trên ? b. Nêu nội dung ý nghĩa bài ca dao ? c. Chỉ ra từ láy có trong bài ca dao trên ? d. Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao Câu 2(7 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ:“Cảnh khuya ”của nhà thơ Hồ Chí Minh -3-
  4. 4 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7 Câu 1(3 điểm) a. PTBĐ : Biểu cảm, miêu tả(0.5 đ) b. Nội dung đoạn thơ: Bài ca dao thể hiện tình cảm biết ơn, ghi nhớ những thành quả lao động của người nông dân qua công việc cày cấy vất vả, khó nhọc (1đ). c. Từ láy: thánh thót (0.5đ) d. Đoạn văn phân tích tác dụng(1đ) * Yêu cầu về hình thức: Phân tích tác dụng bằng đoạn văn,diễn đạt trôi chảy,lời văn trong sáng không dùng từ sai, không phạm lỗi chính tả, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. * Nội dung : Hình ảnh so sánh, nói quá: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày giúp ta hình dung được trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt người nông dân cày cấy trên đồng đổ mồ hôi lam lũ, vất vả, khó nhọc để làm ra hạt gạo, bát cơm. Câu 3(7 điểm) I. Về kĩ năng: Kiểu bài: Biểu cảm về một tác phẩm văn học. Đối tượng biểu cảm: Bài thơ "Cảnh khuya" (Hồ Chí Minh) Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần; bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc. Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường; lời văn trong sáng, dễ hiểu. Trình bày sạch đẹp. II. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài(1 đ): - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. - Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ. 2. Thân bài(5đ): Nêu cảm nghĩ cụ thể về: a. Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng: Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo. Điệp từ "lồng" được nhắc lại 2 lần. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo b. Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác: Điệp ngữ "chưa ngủ" vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước) Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ để thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. c. Cảm nghĩ về mối tương quan giữa cảnh và tình trong bài thơ: Cảm xúc về thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu Tổ quốc được bộc lộ, đó là sự đan xen của hai tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ trong thơ Bác. Qua đó em hiểu Bác có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan. Cảm xúc về hình ảnh Hồ Chí Minh: Khâm phục yêu quí, biết ơn, tự hào về vị lãnh tụ Cách mạng Việt Nam. 3. Kết bài(1 đ): -4-
  5. 5 - Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ Biểu điểm: Mức 6 -> 7 điểm: Đáp ứng được những yêu cầu trên, văn viết rõ ràng, lưu loát có cảm xúc, có thể còn vài lỗi nhỏ Mức 4 -> 5: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt nhìn chung tương đối tốt, một vài chỗ còn lúng túng trong cách diễn đạt Mức dưới 3 điểm: Đạt được quá nửa các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng, nhưng diễn đạt và chính tả còn lỗi; bài viết còn thiếu một vài ý. Mức 1 -> dưới 2: Xác định đúng thể loại và đối tượng, nhưng mắc nhiều lỗi diễn đạt lủng củng, lỗi chính tả ; hoặc viết quá ngắn, quá sơ sài. - Mức 0: lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng * Lưu ý: Trên đây là gợi ý chính , khi chấm bài giáo viên căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để vận dụng cho điểm linh hoạt. -5-