Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 7 (Thời gian 90 phút) Câu 1(3 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tôi cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng cho con người nhiều điều kì diệu, trong đó có hoa, cái tình của đất , cái hương sắc của trời như lời ông tôi dạy. Tôi phập phồng cùng những nụ hoa đang bắt đầu hé nở, Tôi mê mẩn trước những bông hoa đang tỏa bừng rực rỡ. Tôi ngây ngất trước những hàng hoa đang lặng lẽ đưa hương, như muốn ủ vào đất, ướp lên trời , như muốn len vào hồn người ”. ( Loài hoa tôi yêu- Hạ Huyền ) a Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ? b. Liệt kê từ láy có trong đoạn trích ? c. Khái quát nội dung của đoạn văn trên bằng 1->2 câu văn ngắn gọn. d. Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu phân tích giá trị của việc sử dụng các từ láy trong đoạn văn trên? Câu 2 (7 điểm): Hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ : Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trong lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. ( Cảnh khuya - Hồ Chí Minh) ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 7 (Thời gian 90 phút) Câu 1(3 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tôi cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng cho con người nhiều điều kì diệu, trong đó có hoa, cái tình của đất , cái hương sắc của trời như lời ông tôi dạy. Tôi phập phồng cùng những nụ hoa đang bắt đầu hé nở, Tôi mê mẩn trước những bông hoa đang tỏa bừng rực rỡ. Tôi ngây ngất trước những hàng hoa đang lặng lẽ đưa hương, như muốn ủ vào đất, ướp lên trời , như muốn len vào hồn người ”. ( Loài hoa tôi yêu- Hạ Huyền ) a Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ? b. Liệt kê từ láy có trong đoạn trích ? c. Khái quát nội dung của đoạn văn trên bằng 1->2 câu văn ngắn gọn. d. Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu phân tích giá trị của việc sử dụng các từ láy trong đoạn văn trên? Câu 2 (7 điểm): Hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ : Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trong lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. ( Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT HỌC KÌ I NGỮ VĂN 7 - NĂM HỌC 2016- 2017 Câu 1: 3,0điểm a,(0,5đ) - Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính : biểu cảm (0,5 đ) b, ( 1,0 đ) - Liệt kê được các từ láy: phập phồng, mê mẩn, ngây ngất, rực rỡ, lặng lẽ-> - (Mỗi từ đúng 0,2 đ) c, (0,5 đ) - Hiểu và nêu được nội dung của đoạn trích bằng 1 đến 2 câu văn ngắn gọn, súc tích. Đoạn văn thể hiện niềm biết ơn, cảm xúc xao xuyến, tình yêu say đắm thiết tha mãnh liệt của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của những loài hoa. d,: (1.0đ) * Về kĩ năng: HS viết thành đoạn văn, có hình thức trình bày nội dung hợp lí, diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Về kiến thức: - giới thiệu được đoạn trích - chỉ rõ được các từ láy có trong đoạn - Phân tích rõ giá trị của các từ láy ấy: +Giàu giá trị gợi hình, gợi cảm: các từ láy rực rỡ, lặng lẽ-> Gợi được vẻ đẹp vừa lộng lẫy vừa bí ẩn đầy quyến rũ diệu kì của các loài hoa. +Các từ: phập phồng. Mê mẩn, ngây ngất-> gợi tả được những cung bậc cảm xúc khác nhau trong trạng thái tình cảm của tác giả: cảm xúc xao xuyến, tình yêu say đắm, sự nâng niu, trân trọng, tâm hồn hòa hợp giữu con người đối với cảnh sắc thiên nhiên ( Điểm hình thức kết hợp với nội dung. ->Chiết đến 0,25 ) Câu 3: (7đ ) * Về kĩ năng: - HS viết thành bài văn biểu cảm có bố cục 3 phần. - Diễn đạt trong sáng, rõ ý, trình bày mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Về kiến thức - Nội dung hợp lí theo yêu cầu đề bài; Thể hiện được năng lực cảm thụ thơ; biết lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để bộc lộ cảm xúc; Trình tự sắp xếp các ý hợp lí. - Bài văn phải có sức khơi gợi cảm xúc người đọc. * Một số gợi ý mang tính định hướng: a, Mở bài: - Giới thiệu bài thơ. - Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ b, Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em:về bài thơ: * 2 câu thơ đầu: Bức tranh cảnh rừng Việt Bắc trong đêm khuya tuyệt đẹp. Bức tranh ấy được vẽ nên bởi hình ảnh thơ so sánh độc đáo: âm thanh tiếng suối với tiếng hát; điệp từ “lồng” thần tình -> gợi tả đêm trăng núi rừng chiến khu Việt Bắc đẹp, nên thơ lung linh, huyền ảo, ấm áp, gần gủi, thân thương vô cùng * 2 câu thơ sau: Tâm trạng nỗi niềm của thi nhân được thể hiện sinh động qua điệp từ “chưa ngủ”. Nó như một cái bản lề khép mở hai thế giới cảm xúc tâm trạng: tình yêu
  3. thiên nhiên say đắm của một tâm hồn thi sĩ ; tình yêu đất nước sâu nặng của một chiến sĩ, một vị lãnh suốt đời vì nước vì dân * Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ: Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác để thấy được Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên say đắm hòa hợp với lòng yêu nước thiết tha; phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời đáng trân trọng, cảm phục của Bác. c, Kết bài: - Tình cảm của em đối với bài thơ. - Tác động của bài thơ tới bản thân. * Chấm điểm ( chiết điểm 0,25): - 6,0 -> 7,0 đ: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên - 4,0 - >5,5 đ: Xác định đúng trọng tâm kiến thức, Đảm bảo yêu cầu kiến thức kĩ năng cơ bản và còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - 3,0 - >3,5 đ: Đáp ứng 1/2 yêu cầu kiến thức kĩ năng và còn mắc lỗi diễn đạt. - 0,5-> 2,5 đ: Chưa xác định được trọng tâm và còn mắc nhiều lỗi. Nếu bài viết sa vào phân tích bài thơ mà không rõ yếu tố biểu cảm thì không cho điểm quá 3,5 điểm. ( Điểm hình thức kết hợp trong việc trình bày nội dung)