Đề thi khảo sát chất lượng mũi nhọn học sinh cấp huyện môn Hóa học 8 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng mũi nhọn học sinh cấp huyện môn Hóa học 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_chat_luong_mui_nhon_hoc_sinh_cap_huyen_mon_h.docx
Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng mũi nhọn học sinh cấp huyện môn Hóa học 8 - Năm học 2021-2022
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN NÔNG CỐNG HỌC SINH LỚP 8 CẤP HUYỆN Đề thi chính thức NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN THI: HÓA HỌC 8 Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2.0 điểm). 1. Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học xảy ra khi : a) Cho mẩu Na vào cốc nước có sẵn mẩu giấy quì tím b) Đốt một đoạn dây sắt có quấn mẩu than hồng đưa vào lọ chứa khí oxi 2. Cho 11,3 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Zn vào dung dịch chứa 36,5 gam axit clohiđric. Chứng minh rằng sau phản ứng axit còn dư? Câu 2.(2,0 điểm). 1.Phân loại và gọi tên các chất có công thức sau:Ba(NO 3)2, ZnS, NaH2PO4, HCl,Fe(OH)3,CuO, SO3, H2SO4. 2.Cho các chất sau: KMnO4, Zn, HCl, H2SO4, Fe2O3. Hãy sử dụng các chất trên để điều chế các chất cần thiết hoàn thành sơ đồ phản ứng sau. (1) (2) (3) Fe Fe3O4 Fe FeSO4 Câu 3.(2,0điểm). Cân bằng các phản ứng hóa học sau a) Cu + HNO3( loãng) Cu(NO3)2 + NO + H2O t0 b) Fe3O4 + CO Fe + CO2 c) Fe(OH)2 + O2 + H2O Fe(OH)3 t0 d)Al + H2SO4 (đặc) Al2(SO4)3 + H2S + H2O Câu 4:(2,0 điểm) 1. Nêu phương pháp hóa học để phân biệt 3 chất rắn đựng riêng biệt gồm: P2O5, CaO, MgO. 2. Tổng số hạt proton (P), nơtron (N) và electron (E) của một nguyên tử nguyên tố X là 13. Xác định nguyên tố X? Câu 5.(2,0 điểm). 1. Cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 2,5M và bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 1M để pha trộn chúng với nhau được 600 ml dung dịch 1,5M. 2.Hỗn hợp A gồm Al(NO3)3; Cu(NO3)2; Pb(NO3)2. Biết thành phần % theo khối lượng của nguyên tố nitơ trong A là 14,43%. Tính khối lượng của 3 kim loại Al, Cu, Pb có trong 52,39gam hỗn hợp A? Câu 6. (2,0 điểm). Cho 27,4 gam Ba tác dụng với 100 gam dung dịch H2SO4 9,8%. 1.Tính thể tích khí thoát ra (đktc). 2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng. Câu 7:(2 điểm) Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 gam bột đồng (II) oxit (màu đen) ở nhiệt độ cao. Sau một thời gian phản ứng thu được 16,8 gam chất rắn. a. Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra. b. Tính hiệu suất phản ứng theo đồng (II) oxit. c. Tính số lít khí hiđro đã tham gia khử đồng (II) oxit trên ở đktc.
- Câu 8:(2 điểm) 0 0 Độ tan của CuSO4 ở 85 C và 12 C lần lượt là 87,7 gam và 35,5 gam. Khi làm lạnh 0 0 1877 gam dung dịch bão hòa CuSO4 từ 85 C xuống 12 C thì có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch? Câu 9:(2 điểm) 1. Để miếng nhôm nặng 5,4 gam trong không khí một thời gian thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl dư thì bay ra 3,36 lít khí (đktc). Tính khối lượng A và phần trăm nhôm bị oxi hóa thành oxit. 2.Chia 14,3 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Al, Mg thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư giải phóng 5,6 lít H2 (đ.k.t.c) tạo ra a(g) hỗn hợp 3 muối. - Phần 2: Đem đốt cháy hoàn toàn bằng oxi tạo ra b(g) hỗn hợp 3 oxit. Tính giá trị a,b. Câu 10:(2,0 điểm) 1.Cho mô hình thí nghiệm bên: Em hãy cho biết mô hình bên dùng để điều chề khí nào trong chương trình đã học? Cho biết hóa chất cần dùng ở (1),(2) là gì? Viết 2 PTHH minh họa? 2.Tại sao hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: Số báo danh: