Đề thi khảo sát chất lượng theo định hướng thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học năm 2020 lần 2 môn Hóa học - Mã đề thi 209

pdf 5 trang thaodu 11730
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng theo định hướng thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học năm 2020 lần 2 môn Hóa học - Mã đề thi 209", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_theo_dinh_huong_thi_tot_nghiep_th.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng theo định hướng thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học năm 2020 lần 2 môn Hóa học - Mã đề thi 209

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐỀ THI KSCL THEO ĐỊNH HƯỚNG THI TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÀ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC NĂM 2020 – LẦN 2 Bài thi: Môn Hoá học (Đề thi gồm 4 trang) Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Họ và tên thí sinh: Mã đề thi 209 Số báo danh: * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. * Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. (Click vào biểu tượng Video để xem giải chi tiết toàn bộ đề thi) Câu 41: Monome X khi tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polietilen (PE). Phân tử khối của X là A. 28 đvC. B. 100 đvC. C. 104 đvC. D. 56 đvC. Câu 42: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hoá mạnh nhất? A. Ag+. B. Na+. C. Al3+. D. Cu2+. Câu 43: Chất nào sau đây là este? A. CH3COOC2H5. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3COONa. Câu 44: Cho các dây Fe lần lượt vào các dung dịch AgNO3, HCl, MgCl2, AlCl3, Fe2(SO4)3. Số trường hợp xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 45: Sắt có số oxi hoá cao nhất trong hợp chất nào sau đây? A. Fe(OH)2. B. FeCl3. C. Fe(NO3)2. D. FeO. Câu 46: Chất béo có thành phần gồm các nguyên tố hoá học là A. C, H, O, P. B. C, H. C. C, H, O. D. C, H, O, N. Câu 47: X là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch phân nhánh. Cơm nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn cơm tẻ vì trong thành phần của gạo nếp chứa nhiều X hơn. Tên gọi của X là A. Saccarozơ. B. Amilozơ. C. Amilopectin. D. Glucozơ. Câu 48: Kim loại sắt không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch? A. MgCl2. B. AgNO3. C. CuSO4. D. FeCl3. Câu 49: Cho C2H5COOH tác dụng với CH3OH thu được este có tên gọi là A. metyl propionat. B. metyl fomat. C. etyl axetat. D. metyl axetat. Câu 50: Oxit nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường? A. FeO. B. MgO. C. BaO. D. Al2O3. Website: Fanpage: Youtube:
  2. Câu 51: Đun nóng 0,2 mol CH3COOC2H5 với dung dịch chứa 12 gam NaOH, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 12,2. B. 16,4. C. 20,8. D. 20,4. Câu 52: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để giảm thiểu khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây? A. Giấm ăn. B. Xút. C. Cồn. D. Muối ăn. Câu 53: Axit nào sau đây là axit béo? A. Axit axetic. B. Axit stearic. C. Axit oxalic. D. Axit benzoic. Câu 54: Khẳng định nào sau đây không đúng? A. Cacbon là phi kim nên không có khả năng dẫn điện. B. Khí CO rất độc, được sử dụng làm nhiên liệu khí. C. CO2 là chất khí gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên. D. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ, được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc. Câu 55: Hoà tan hoàn toàn 4 gam Ca bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2. Giá trị của V là A. 3,36. B. 1,12. C. 2,24. D. 4,48. Câu 56: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl? A. Mg. B. Ca. C. Cu. D. Fe. Câu 57: Phát biểu nào sau đây sai? A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. B. Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở điều kiện thường. C. Đốt cháy Fe trong bình khí Cl2 dư thu được FeCl3. D. Nhúng dây Al vào dung dịch HCl xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học. Câu 58: Khử hoàn toàn 9,6 gam Fe2O3 bằng CO dự, ở nhiệt độ cao. Khôi lượng Fe thu được sau phản ứng là A. 6,72 gam. B. 5,04 gam. C. 2,88 gam. D. 3,36 gam Câu 59: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Lysin. B. Alanin C. Glyxin. D. Valin. Câu 60: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Na. C. Al. D. Cu. Câu 61: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 55 gam kết tủa và dung dịch X. Đun dung dịch X, sau phản ứng hoàn toàn thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 75. B. 81. C. 65. D. 55. Câu 62: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân. (b) Thủy phân hoàn toàn tỉnh bột thu được glucozơ. (c) Dung dịch fructozơ có phản ứng tráng bạc. (d) Dung dịch glucozơ làm mất màu nước brom. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Website: Fanpage: Youtube:
  3. Câu 63: Cho hỗn hợp gồm 2,3 gam Na và 8,1 gam Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 8,10. B. 5,40. C. 4,05. D. 2,70. Câu 64: Cho hỗn hợp gồm CaC2 và Al4C3 vào bình cầu có nhánh, thêm từ từ H2O vào bình, thoát ra hỗn hợp khí X. Dẫn từ từ X qua lượng dư dung dịch AgNO3 (trong NH3 dư) thấy xuất hiện kết tủa Y và khí Z thoát ra. Phát biểu sai là A. Z là CH4. B. X gồm C2H2 và CH4. C. Y có màu đỏ. D. Y có công thức C2Ag2. Câu 65: Có các phát biểu sau: (a) Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O dùng để bó gãy xương. (b) “Nước đá khô” là CO2 ở trạng thái rắn. (c) Lượng dư dung dịch gồm FeSO4 và H2SO4 làm mất màu dung dịch KMnO4. (d) Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng manhetit. (e) Phèn chua được sử dụng để làm trong nước đục. (f) Thành phần chính của vỏ các loài ốc, sò, hến là CaCO3. Số phát biểu sai là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 66: Hợp chất α-amino axit X trong phân tử có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 5,34 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 7,53 gam muối. Công thức của X là A. NH2-CH(CH3)-COOH. B. NH2-[CH2]2-COOH C. NH2-CH2-CH(CH3)-COOH. D. NH2-CH2-COOH. Câu 67: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Xenlulozơ không tan trong nước. B. Chất béo điều kiện thường ở thể rắn. C. Este tan nhiều trong nước. D. Glucozơ có vị ngọt hơn saccarozơ. Câu 68: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? A. Tơ xenlulozơ axetat. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ nitron. D. Tơ visco. Câu 69: Cho m gam tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Val tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa 100,4 gam muối. Giá trị của m là A. 20,8. B. 71,2. C. 30,2. D. 60,4. Câu 70: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. (b) Anilin không làm đổi màu dung dịch quỳ tím. (c) Ancol đa chức hoà tan Cu(OH)2. (d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol (e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím. (f) Dung dịch glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 71: Phát biểu không đúng là A. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. Website: Fanpage: Youtube:
  4. + - B. Trong dung dịch, glyxin còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N -CH2-COO . C. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH2-CH2-CH3 là đipeptit. Câu 72: Hợp chất hữu cơ X (mạch hở) có công thức phân tử C8H12O5. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được hai ancol Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon (MY < MZ) và muối T (của axit cacboxylic). Đốt cháy hoàn toàn T chỉ thu được Na2CO3 và CO2. Phát biểu nào sau đây sai? A. Có 2 công thức cấu tạo thoả mãn điều kiện của X. B. T có phần trăm khối lượng nguyên tố oxi là 47,76%. C. Z hoà tan Cu(OH)2. D. Y làm mất màu nước brom. Câu 73: Hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở X (C7H18O4N2) và Y (C6H18O4N4). Đun nóng 0,12 mol M với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai amin hơn kém nhau một nhóm - NH2, có cùng số nguyên tử cacbon và dung dịch chứa ba muối của glyxin, alanin và axit axetic. Đốt cháy hoàn toàn E thu được 0,47 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 84,5. B. 28,5. C. 88,0. D. 64,5. Câu 74: X và Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức (MX < MY); Z là axit cacboxylic không no có 2 liên kết pi (π), trong phân tử có mạch cacbon phân nhánh. Hỗn hợp E gồm ba trieste mạch hở (mỗi este có cùng gốc axit) của X, Y, Z với glixerol. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, cô cạn thu được hỗn hợp ba muối có số mol bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối này thu được Na2CO3, 0,825 mol CO2 và 0,675 mol H2O. Phần trăm khối lượng trieste của Z trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 48,5. B. 14,3. C. 42,9. D. 56,6. Câu 75: Cho 3,94 gam hỗn hợp X gồm C, P, S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai khí trong đó có 0,9 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 4,66 gam một chất kết tủa. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn 3,94 gam hỗn hợp X trong oxi dư, lấy toàn bộ khí tạo thành hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,1 mol KOH và 0,15 mol NaOH thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị của m là A. 16,15. B. 16,18. C. 20,68. D. 15,64. Câu 76: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá chất béo: Bước 1: Cho vào bát sử nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, tiếp tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tỉnh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ thể tích hỗn hợp không đổi, rồi để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7 - 10 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3 thấy có chất rắn nổi lên là muối của axit béo. (b) Thêm dung dịch NaCl nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng. (c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thuỷ phân không xảy (d) Trong thí nghiệm này có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy. Số phát biểu đúng là Website: Fanpage: Youtube:
  5. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 77: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp Y gồm ba muối C17HxCOONa, C17H35COONa, C17HyCOONa. Hiđro hóa hoàn toàn m gam X, thu được 71,2 gam một triglixerit Z. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì cần vừa đủ 6,43 mol O2. Biết m gam X làm mất màu tối đa a mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,06. B. 0,09. C. 0,18. D. 0,12. Câu 78: Hỗn hợp X gồm propin, vinyl axetilen, metan và H2. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X thu được 17,92 lít CO2. Nếu lấy 0,4 mol X qua Ni, đun nóng sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Y làm mất màu tối đa a mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,6. B. 0,8. C. 0,4. D. 0. 2. Câu 79: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và KCl vào H2O thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) sau một thời gian thu được 2,688 lít hỗn hợp khí ở anot (có tỉ khối so với H2 là 29) và dung dịch Y. Cho 20 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 16,96 gam hỗn hợp kim loại. Biết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của m là A. 49,52. B. 68,48. C. 52,50. D. 37,14. Câu 80: Cho các phát biểu sau: (a) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro. (b) Khi thuỷ ngân bị rơi vãi trên nền đất nên rắc lên đó một ít bột lưu huỳnh. (c) Khi thải ra khí quyển freon (chủ yếu là CFC và CF2Cl2) sẽ gây phá hủy tầng ozon. (d) Moocphin và cocain là các chất ma túy. (e) Khi đốt protein thiên nhiên sẽ ngửi thấy mùi khét đặc trưng. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. HẾT Website: Fanpage: Youtube: