Đề thi khảo sát đầu năm môn Ngữ văn 7 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nghĩa Hiệp

docx 3 trang hoaithuk2 23/12/2022 12960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát đầu năm môn Ngữ văn 7 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nghĩa Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_dau_nam_mon_ngu_van_7_sach_canh_dieu_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát đầu năm môn Ngữ văn 7 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nghĩa Hiệp

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN MỸ ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM TRƯỜNG THCS NGHĨA HIỆP NĂM HỌC 2022-2023 MÔN : Ngữ Văn 7 Thời gian làm bài : 90 phút I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (6đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát. Ôi cái mùa hè hiếm hoi. Ngày lao xao, đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như không ai được ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: Mùa hè nào cũng được như mùa hè này!” (Lao xao ngày hè, Duy Khán) Câu 1. (1đ) Xác định và chỉ ra tác dụng của ngôi kể trong đoạn trích trên. Câu 2. (1đ) Nhân vật “tôi” đã cảm nhận vẻ đẹp của buổi đêm nơi làng quê bằng những giác quan nào và cảm nhận được những điều gì? Câu 3(1đ) Trong các từ Thủng thẳng, no nê, hiếm hoi, lao xao, khát khao, từ nào là từ láy. Căn cứ vào đâu để em xác định được? Câu 4. (1đ)Theo em, tác giả đoạn trích đã thể hiện những cảm xúc gì khi kể về những ngày hè đã qua? Câu 5. (2đ) Theo em, vì sao học sinh thường yêu thích và trông đợi mùa hè? Hãy chia sẻ ngắn gọn về một vài việc làm cụ thể của em trong mùa hè vừa qua bằng một đoạn văn khoảng 4-5 câu.( Trong đó có 1 câu có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian, gạch chân trạng ngữ đó). II. LÀM VĂN (4đ) Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Sau khi đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pu-skin”, một bạn cho rằng: Trong cuộc sống, tham lam là không tốt. Ý kiến của em như thế nào? (Em hãy viết bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về vấn đề này.) Đề 2: Trong năm học vừa qua, em đã có những trải nghiệm nhớ mãi dưới mái trường THCS Nghĩa Hiệp ( Lễ khai giảng, chào cờ, sinh hoạt lớp, lễ tổng kết năm học ). Em hãy kể lại một trải nghiệm ấn tượng đó. Đáp án Câu 1. - Ngôi kể của được sử dụng ở đoạn văn là: Ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “Tôi” (chúng tôi). - Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất của đoạn văn: + Tác giả để một nhân vật trong chuyện (là hình bóng của tuôi thơ tác giả) kể lại câu chuyện khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc. + Việc lựa chọn phù hợp với thể loại hồi kí. Câu 2. Nhân vật “tôi” đã cảm nhận vẻ đẹp của buổi đêm nơi làng quê bằng thính giác, thị giác và khứu giác: + Bằng thính giác để nghe thấy âm thanh của tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; tiếng ve thành bản nhạc; tiếng chó thủng thẳng sủa giăng + Thị giác để ngắm thấy ông giăng + Khứu giác để cảm nhận được hương lúa non từ đồng thoảng vào.
  2. Câu 3. Ghép:hiếm hoi, no nê, khát khao Láy: Thủng thẳng, lao xao Câu 4 : Tác giả đã thể hiện cảm xúc vui sướng, hạnh phúc khi được trải qua những mùa hè êm đềm, bình yên ở quê hương Câu 5. Học sinh thường yêu thích mùa hè và trông đợi mùa mùa vì đó là khoảng thời gian sẽ được nghỉ ngơi sai một năm học. Mùa hè đến, HS sẽ có nhiều dự định kế hoạch cho kì nghỉ hè ý nghĩa như đi du lịch cùng gia đình; tham gia những trò chơi cùng bạn bè, HS chia sẻ ngắn gọn một vài việc làm của bản thân trong kì nghỉ hè vừa qua: Đi thăm ông bà ở xa; cũng câu cá với bố buổi chiều; thả diều với các bạn, II. LÀM VĂN Đề 1: 1, Mở bài: – Nêu ngắn gọn nội dung truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng – Dẫn ý kiến 2, Thân bài: 1. Giải thích: – Lòng tham là một khát khao vô độ về thứ gì đó như tiền bạc, quyền lực, địa vị nhiều hơn so với nhu cầu. Lòng tham được biểu hiện rất nhiều từ các tác phẩm văn học dân gian đến những câu chuyện của cuộc sống đời thường. 2. Biểu hiện: – Như các cuộc điều tra tham nhũng gần đây, nhiều các quan chức cấp cao bị phát hiện cho những hành vi xấu, chuộc lợi về phía bản thân, tham ô của nhà nước – Như thời phong kiến xưa, chỉ vì địa vị mà nhiều những cuộc thảm sát đã diễn ra, ngay cả anh em trong gia đình cũng vì lòng tham của bản thân mà từ bỏ quan hệ huyết thống 3. Hậu quả: – Lòng tham khiến con người bị mù mắt không nhìn thấy tác hại của những sự việc đó. – Lòng tham sẽ ăn mòn dần tâm trí của con người, khiến họ không thể phân biệt được đúng sai – Lòng tham sẽ khiến bản thân rơi vào vòng xoáy của tội lỗi, vào những vũng bùn của xã hội 4. Biện pháp: – Sống tránh xa sự tranh giành đua đòi. – Biết kìm hãm những nhu cầu của cá nhân. – Hãy tự biết phấn đấu để đạt được thành tích và công trạng xứng đáng. 5. Mặt trái của vấn đề: – Nhiều cá nhân sống tự do, tự tại, biết kìm hãm nhu cầu của bản thân, hướng đến lối sống, thói quen tích cực, lành mạnh. 3, Kết bài: Suy nghĩ chung về vấn đề. Đề 2: 1. Mở bài Giới thiệu về sự việc, tình huống để lại ấn tượng sâu sắc trong em. 2. Thân bài - Lý do xuất hiện trải nghiệm.
  3. - Diễn biến của trải nghiệm: · Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm. · Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười · Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ · Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn 3. Kết bài · Bài học nhận ra sau trải nghiệm. · Thái độ, tình cảm đối với mọi người cùng tham dự sau trải nghiệm.