Đề thi khảo sát giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tam Hưng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tam Hưng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_giua_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_20.docx
Nội dung text: Đề thi khảo sát giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tam Hưng (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS TAM HƯNG Năm học 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I (5,0 điểm ): Đọc đoạn văn sau : “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. Tác phẩm có đoạn văn trên thuộc thể loại nào? Nêu hiểu biết của em về thể loại văn đó? Câu 3: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì ? Câu 4 : Giải thích thế nào là “thắng địa” ? Câu 5: Câu: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Câu 6 : Viết đoạn văn (5 – 7 câu ) làm sáng tỏ luận điểm “Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời” Phần II (5 điểm): Cho câu thơ: Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh ? Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào ? Của ai ? Nội dung chính của đoạn thơ đó là gì ? Câu 3: Viết đoạn văn (12 – 15 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên trong đó có sử dụng một câu cảm thán. Hết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Ngữ văn 8 Phần I : ( 5,0 điểm ) Câu 1: Đoạn văn trích trong tác phẩm “Chiếu dời đô”(Thiên đô chiếu)(0,25đ) 1
- Tác giả:Lí Công Uẩn. (0,25đ) Câu 2: Văn bản trên thuộc thể chiếu. (0,5đ) Chiếu là thể văn do vua chúa dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu, được công bố và đón nhận một cách trang trọng.(0,5đ) Câu 3 : Nội dung của đoạn văn: Nêu những thuận lợi của địa thế thành Đại La và khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô. (0,5 điểm ) Câu 4 : Học sinh giải thích được: Thắng địa: Chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp. (0,5 điểm ) Câu 5: Câu: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” thuộc kiểu câu trần thuật.(0,25đ) - Thực hiện hành động trình bày.(0,25đ) Câu 6 : (2đ) a. Hình thức ( 0,5 điểm ) : Học sinh viết đúng đoạn văn, có từ ( 5 – 7 câu ) Diễn đạt trôi chảy không mắc quá 2 lỗi chính tả. b.Nội dung ( 1,5 điểm ) Cần nêu rõ: + Về lịch sử : Vốn là kinh đô cũ của Cao Vương. + Về địa lí : Trung tâm trời đất có núi sông, đất rộng mà bằng cao mà thoáng. + Về văn hóa, chính trị, kinh tế: Là mảnh đất thịnh vượng, đầu mối giao lưu . Hội tụ đủ mọi mặt của đất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế. Phần II Câu 1 : Chép đầy đủ đúng 5 câu để tạo thành một đoạn thơ ( 0,5 điểm ) Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Câu 2. - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.(0,5đ) - Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong một buổi sáng đẹp trời.(0,5) Câu 3(3,5đ) a. Hình thức ( 1 điểm ) 2
- *Viết đúng hình thức đoạn văn. Đủ số câu ( 12 – 15 câu ) (0,5 điểm ) *Có sử dụng 1 câu cảm thán, gạch chân các câu đó (0,5 điểm) b .Về nội dung cần trình bày được các ý sau (2,5 điểm) - Đoàn thuyền xuất phát giữa buổi bình minh trong sáng, dịu mát và rực rỡ nắng mai hồng. - Những chàng trai miền biển khỏe mạnh, vạm vỡ hăng hái chèo ra khơi. - Hình ảnh so sánh kết hợp với các động từ mạnh “hăng, phăng, vượt” cho ta thấy khí thế mạnh mẽ, dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi. - Hình ảnh so sánh chính xác, giàu ý nghĩa: “ cánh buồm - mảnh hồn làng” làm cho hình ảnh cánh buồm trở lên lớn lao, kì vĩ, thiêng liêng và rất thơ mộng. Nhà thơ chợt nhận ra cái linh hồn của làng chài quê hương trong hình ảnh cánh buồm. - Cánh buồm được nhân hóa như một con người, nó đang rướn cao thân mình thu hết gió của đại dương đẩy con thuyền đi nhanh hơn. - Đoạn thơ đã vẽ lên một bức tranh lao động khoẻ khoắn tràn đầy sức sống thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân làng chài. 3
- Bài tập Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau: “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ dối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy ( ) Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ Kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thức là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người ” (Trích “Bàn luận về phép học” – Nguyễn Thiếp) Câu 1: Nêu nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Câu 2: Câu “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì chia theo mục đích nói? Để thực hiện hành động nói nào? Tìm câu phủ định trong đoạn văn trên? Câu 3: Từ bài tấu “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân. (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu) Gợi ý: Câu 1: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên: Nêu mục đích chân chính của việc học, các phép học và tác dụng của phép học. Câu 2: Kiểu câu: trần thuật Thực hiện hành động nói: đề nghị Câu: Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo là câu phủ định. Câu 3: Viết đoạnvăn theo 2 nội dung sau: + Mục đích học của mình là gì? + Phương pháp học tập của bản thân như thế nào để đạt được mục đích đó. Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cáh hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều. Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõhọc chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ ddể đến khó, hoạc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao? Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách. Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà kông học có thể dẫn đến thất bại, phá sản, .Chính vì những vấn đề đã nêy ra ở phần trên, học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết, chúng ta vận dụng ngày vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẻ rút ra được không ít những kinh nghiệm đẻ sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp thì tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế. 4
- Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng dất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình. Bài tập 2: Qua bài Bàn luận về phép học em hiểu gì về phép học của Nguyễn Thiếp? Liên hệ thực tế? 1. Më bµi- NguyÔn ThiÕp lµ ngêi thiªn t s¸ng suèt, häc réng, hiÓu s©u, cã tÊm lßng v× níc, v× d©n. Bµn luËn vÒ phÐp häc lµ mét phÇn trÝch tõ bµi tÊu cña NguyÔn ThiÕp göi vua Quang Trung 8/ 1791 bµn vÒ 3 ®iÒu lµ qu©n ®øc; d©n t©m vµ häc ph¸p. 2. Th©n bµi- T¸c gi¶ ®· bµy tá suy nghÜ cña m×nh vÒ viÖc häc b»ng c©u ch©m ng«n: Ngäc kh«ng mµi kh«ng biÕt râ ®¹o. C¸ch nªu b»ng h×nh ¶nh Èn dô quen thuéc nhng l¹i nhÊn m¹nh b»ng c¸ch phñ ®Þnh hai lÇn: kh«ng mµi kh«ng thµnh; kh«ng häc kh«ng biÕt. Kh¸i niÖm häc ®îc gi¶i thÝch b»ng h×nh ¶nh so s¸nh cô thÓ, dÔ hiÓu, lµm t¨ng lªn søc m¹nh, thuyÕt phôc. T¸c gi¶ cho r»ng chØ cã häc tËp con ngêi míi trë nªn tèt ®Ñp. Do vËy häc tËp lµ mét quy luËt trong cuéc sèng cña con ngêi. - TiÕp theo t¸c gi¶ gi¶i thÝch kh¸i niÖm ®¹o. §¹o lµ lÏ ®èi xö hµng ngµy gi÷a mäi ngêi. “§¹o” lµ kh¸i niÖm vèn trõu tîng, phøc t¹p nhng ë ®©y t¸c gi¶ ®· gi¶i thÝch thËt ng¾n gän râ rµng. KÎ ®i häc lµ häc ®¹o, häc lu©n thêng ®¹o lÝ ®Ó lµm ngêi. §¹o häc ngµy tríc lÊy môc ®Ých h×nh thµnh ®¹o ®øc, nh©n c¸ch con ngêi. §ã lµ ®¹o tam c¬ng, ngò thêng. Nh vËy môc ®Ých ch©n chÝnh cña viÖc häc lµ häc ®Ó lµm ngêi. - T¸c gi¶ ®· soi vµo thùc tÕ ®¬ng thêi ®Ó chØ ra vµ phª ph¸n lèi häc chuéng h×nh thøc, cÇu danh lîi. Häc chuéng h×nh thøc lµ häc thuéc lßng c©u ch÷ mµ kh«ng hiÓu néi dung, chØ cã danh mµ kh«ng thùc chÊt. Lèi häc cÇu danh lîi: häc ®Ó cã danh tiÕng, ®îc träng väng, ®îc nhµn nh·, ®îc nhiÒu bæng léc. §ã lµ lèi häc lÖch l¹c sai tr¸i vµ ®em ®Õn hËu qu¶ tai h¹i: chóa tÇm thêng, thÇn nÞnh hãt, kh«ng cã thùc chÊt nªn kh«ng cã ngêi tµi ®øc dÉn ®Õn th¶m ho¹ níc mÊt nhµ tan thËt th¶m khèc. Qua ®ã ta thÊy t¸c gi¶ xem thêng lèi häc chuéng h×nh thøc, lÊy môc ®Ých danh väng c¸ nh©n lµ chÝnh, coi träng lèi häc lÊy môc ®Ých thµnh ngêi tèt ®Ñp cho ®Êt níc v÷ng bÒn. §ã lµ th¸i ®é ®óng ®¾n vµ tÝch cùc, cÇn ph¸t huy. Tuy nhiªn t¸c gi¶ míi ®Ò cËp ®Õn vÊn ®Ò ®¹o ®øc - ®¹o lµm ngêi, cha ®Ò cËp ®Õn viÖc häc tri thøc khoa häc. - Sau khi phª ph¸n nh÷ng biÓu hiÖn sai tr¸i, lÖch l¹c trong viÖc häc t¸c gi¶ ®a chñ tr¬ng ph¸t triÓn sù häc kh¼ng ®Þnh quan ®iÓm vµ ph¬ng ph¸p ®óng ®¾n trong häc tËp. Theo t¸c gi¶ cã thÓ më trêng häc ë phñ, huyÖn,c¸c trêng t, con ch¸u c¸c nhµ v¨n vâ, thuéc l¹i ë c¸c trÊn cùu triÒu ®Ó mäi ngêi tuú ®©u tiÖn ®Êy mµ ®i häc. Réng ra ngµy nay häc ë trêng líp, ë thÇy, ë b¹n, ë thùc tÕ cuéc sèng ''§i mét ngµy ®µng ''; ''Häc thÇy ''. ViÖc häc ph¶i ®îc phæ biÕn réng kh¾p kÕt hîp hai h×nh thøc trêng c«ng vµ trêng t. - C¸ch häc ph¶i theo Chu Tö, häc tiÓu häc ®Ó båi lÊy gèc råi tiÕn lªn häc ®Õn tø th, ngò kinh, ch sö, ph¶i biÕt lu©n thêng ®¹o lÝ: tam c¬ng, ngò thêng. ViÖc häc (néi dung häc) ph¶i b¾t ®Çu tõ kiÕn thøc c¬ b¶n cã tÝnh chÊt nÒn t¶ng råi n©ng dÇn lªn. Ph¬ng ph¸p häc: tõ thÊp ®Õn cao, häc réng, nghÜ s©u, biÕt tãm lîc ®iÒu c¬ b¶n, cèt yÕu nhÊt häc ®i ®«i víi hµnh. C¸ch häc kÕt hîp gi÷a réng vµ s©u, diÖn vµ ®iÓm, cèt n¾m lÊy kiÕn thøc c¬ b¶n. Häc ®Ó lµm, häc kÕt hîp víi hµnh. §©y lµ chñ tr¬ng ®óng ®¾n vµ tiÕn bé cña t¸c gi¶ - Liªn hÖ thùc tÕ truyÒn thèng hiÕu häc cña nh©n d©n ta: ''muèn sang ''; ''b¸n tù vi s ''; néi dung häc ''tiªn häc lÔ '' häc ®¹o ®øc tríc vµ tri thøc sau. B¸c Hå tõng nãi: ''ngêi cã tµi v« 5
- dông”. Nhµ níc ta cã chÝnh s¸ch khuyÕn häc, më nhiÒu trêng líp, më réng thµnh phÇn ngêi häc, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho ngêi ®i häc (trêng d©n lËp, b¸n c«ng, c«ng lËp, ) - Từ cách học như vậy thì phép học có tác dụng, ý nghĩa: người tốt nhiều, triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị mục đích học chân chính được đạt tới bằng cách học tích cực sẽ là cơ sở tạo ra người tài đức, cai trị quốc gia sẽ dễ dàng, nước nhà sẽ vững vàng, bình ổn. Học là để rèn luyện con người, phát triển hiền tài, yên dân định nước. Vì thế Nguyễn Thiếp mong được nhà vua xem xét, ban lệnh thực thi để đất nước có nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, lòng người mới yên, đạo mới thịnh, xã hội mới ổn định phồn vinh, quốc gia hưng thịnh. Câu 6: Tác giả bàn luận như thế nào về cách học? Gợi ý : * Tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập. - Tuỳ đâu tiện đấy mà đi học. + Học ở trường lớp, ở thày, ở bạn, ở thực tế cuộc sống ''Đi một ngày đàng ''; ''Học thày '' - Theo Chu Tử, học tiểu học để bồi lấy gốc rồi tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử, phải biết luân thường đạo lí: tam cương, ngũ thường. - Học lấy gốc rồi rồi tuần tự tiến lên, học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. + Truyền thống hiếu học của nhân dân ta ''muốn sang ''; ''bán tự vi sư ''; nội dung học ''tiên học lễ '' học đạo đức trước và tri thức sau. + Bác Hồ ''người có tài vô dụng'' + Nhà nước ta: chính sách khuyến học, mở nhiều trường lớp, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học (trường dân lập, bán công, công lập, ) - Tác giả xem thường lối học chuộng hình thức, lấy mục đích danh vọng cá nhân là chính; coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt đẹp. - Đó là thái độ đúng đắn và tích cực, cần phát huy. Câu 7: Hãy nêu lên những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước đại việt ta ? Gợi ý : Ba vb CDĐ, HTS, NĐVT đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước, giữ nước và đều thấm đượm tinhthần yêu nước nồng nàn.Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản đều có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống nhất vằ đa dạng. Cả 3 văn bản đều thể hiện nổi bật ý thức về chủ quyền dân tộc, đều toát lên lời khẳng đinh nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêng : - Ở chiếu dời đô của LÍ Công Uẩn, nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh. 6
- - Nét nổi bật ở HTS của TQT là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược - Nội dung chủ yếu của tinh thần yêu nước trong NĐVT của NT là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời đó còn là niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng trruyền thống lich sử, văn hoá vẻ vang của dân tộc. Câu 8: Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu: - Thuế máu- nhan đề bóc trần luận điệu khai hóa, bảo hộ của thực dân Pháp. - Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ một thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. Thuế máu là cách gọi của NAQ. Cái tên thuế máu gọi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân - Nhan đề độc đáo, có giá trị tố cáo tội ác của thực dân Pháp Câu 9: Nhận xét về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản Thuế máu: - Tác giả sử dụng sắc sảo các thủ pháp nghệ thuật tương phản để vạch trần giọng lưỡi, thủ đoạn bịp bợm của bọn thực dân trong việc bắt nô lệ “ bản xứ” làm bia đỡ đạn. - Sử dụng từ ngữ trào phúng sắc sảo như: “ Chiến tranh vui tươi”, “ lập tức họ biến thành ”, “ được phong cho cái danh hiệu tối cao” khiến cho giọng văn châm biếm trở nên sâu cay, mỉa mai. - Nghệ thuật lập luận: miêu tả kết hợp với bình luận để châm biếm cái“Thuế máu” của bọn thực dân. Nêu lên những con số, những sự thực, đặc biệt tạo nên những lời văn, giọng văn chua cay để vạch trần, lên án những hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp Câu 10: Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của việc miêu tả con thuyền đánh cá ra khơi trong bài Quê hương của Tế Hanh? Chi tiết nào đặc tả con thuyền? Có nét gì độc đáo trong chi tiết miêu tả này, nêu tác dụng nghệ thuật? - Nghệ thuật so sánh: Thuyền hăng như con tuấn mã. Thể hiện trạng thái đầy phấn chấn, mạnh khỏe, ẩn đằng sau là một hình ảnh con người trai tráng khỏe mạnh đầy khí thế sôi nỗi và hào hứng. “Cánh buồm giương to Rướn thân trắng ” - Hình ảnh cánh buồm cùng gió biển khơi quen thuộc trở nên lớn lao thiêng liêng và rất thơ mộng, cánh buồm như một sinh thể biết cử động và nó mang hồn quê ra biển. Những người dân chài là máu thịt của làng là một phần linh hồn của làng giờ theo thuyền ra khơi. Cánh buồm trở thành biểu tượng của họ. Nhà thơ vừa vẻ ra chính xác cái tình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh gợi ra cho sự vật một vẽ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. T/g Hoài Thanh nhận xét. “Người nghe thấy những điều không hình không sắc, không âm thanh như mảnh hồn làng quê trên cánh buồm giương” Bài tập 2: Trong bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh viết: 7
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. và Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Tìm, nêu giá trị phép tu từ trong các câu thơ đó. * Về nội dung: - Chỉ nghệ thuật so sánh: “Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã”. - Tác dụng” + Diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi. + Toát nên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng của con thuyền, đó cũng chính là khí thế lao động đầy hứng khởi, dạt dào sức sống của người dân làng chài. - Chỉ ra nghệ thuật nhân hóa được thể hiện qua các từ ngữ: “im, mỏi, trở về, nằm, nghe”. Tác dụng của biện pháp nhân hóa: + Biến con thuyền vô tri, vô giác trở nên sống động, có hồn như con người. + Các từ “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây phút nghỉ ngơi thư giãn của con thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả cực nhọc, trở về. + Từ “nghe” gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết chât muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình; cũng giống như những con người từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó thì nó như càng dày dạn lên. Hình ảnh con thuyền vất vả cực nhọc đống nhất với với cuộc sống người dân chài. * Về hình thức: Có sự liên kết đối chiếu làm nổi bật sự khác nhau trong hình ảnh con thuyền ở mỗi khổ thơ. Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không sai, mắc các lỗi câu. Bài tập 1: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản “Thuế máu”? - Văn bản “Thuế máu được trích từ chương I cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp – một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa –ri năm 1925, xuất bản lần đầu ở VN năm 1946. Bài tập 2: Trong phần “Chiến tranh và người bản xứ”, các từ ngữ được dùng trong ngoặc kép có phải là những từ ngữ được dẫn trực tiếp không? Cách dùng đó thể hiện dụng ý gì của tác giả? TL: Đó là những lời được tác giả dẫn từ lời của bọn thực dân cầm quyền lừa gạt người bản xứ. Cách dùng đó thể hiện thái độ mỉa mai của tác giả nhằm vạch trần bộ mặt giả dối của chính quyền thực dân Pháp. Bài tập 3: Tìm những chi tiết thể hiện số phận của người dân thuộc địa khi bị bắt tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa của chính phủ Pháp? Các chi tiết thể hiện số phận của người dân thuộc địa khi bị bắt tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa của chính phủ Pháp: - Phải xa gia đình, quê hương, đem mạng sống đổi lấy vinh dự hão huyền. - Trở thành vật hi sinh cho lợi ích của kẻ cầm quyền trên trên các chiến trường Châu Âu, vùng Ban –căng, vùng sông Mác –nơ hoặc trong các xưởng thuốc súng của Pháp: “phơi thây đưa thân cho người ta tàn sát, lấy máu tưới cho lấy xương chạm ” - Số liệu cụ thể: trong số “ bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, tám mươi vạn người” chết. 8