Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Địa lý Lớp 10 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 2 trang thaodu 6400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Địa lý Lớp 10 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_nam_hoc_moi_mon_dia_l.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Địa lý Lớp 10 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC MỚI 2019-2020 MÔN: ĐỊA LÝ LỚP: 10 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang) Mã đề thi 209 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: số báo danh: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Câu 1: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn nước ta cao hơn thành thị do. A. Mặt bằng dân trí và mức sống của người dân thấp. B. Nông thôn có nhiều ruộng đất nên cần nhiều lao động. C. Ở nông thôn khó áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. D. Quan niệm "Trời sinh voi, trời sinh cỏ" còn phổ biến. Câu 2: Nhân tố quan trọng tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp nước ta là. A. Điều kiện tự nhiên. B. Điều kiện tự nhiên - xã hội. C. Điều kiện kinh tế - xã hội. D. Điều kiện tự nhiên và kinh tế. Câu 3: Sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm có tác dụng. A. Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. B. Thúc đẩy sự tăng trường kinh tế. C. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Câu 4: Việc tăng cường xây dựng thủy lợi ở nước ta nhằm mục đích. A. Tăng cường nguồn nước tưới vào mùa khô. B. Dễ dàng áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. C. Phát triển nhiều giống cây trồng mới. D. Tăng năng xuất và sản lượng cây trồng. Câu 5: Nguyên nhân quan trọng làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta thay đổi là. A. Sức ép thị trường trong và ngoài nước. B. Sự phân bố của tài nguyên thiên nhiên. C. Sự phát triển và phân bố của dân cư. D. Tay nghề lao động ngày càng được nâng cao. Câu 6: Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực cho thấy ngành trồng trọt nước ta đang. A. Phát triển đa dạng cây trồng. B. Phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới. C. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. D. Tận dụng triệt để tài nguyên đất. Câu 7: Nghề thủ công của các dân tộc Thái, Tày là. A. Làm đồ gốm. B. Khảm bạc. C. Dệt thổ cẩm. D. Trạm trổ. Câu 8: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là. A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. Tăng quyền quản lí thị trường của nhà nước. C. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp. D. Mở rộng nền kinh tế đối ngoại. Câu 9: Trong nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa của các dân tộc thiểu số có vị trí. A. Bổ sung làm hoàn chỉnh nền văn hóa Việt Nam. B. Góp phần quan trọng trong sự hình thành nền văn hóa Việt Nam. C. Trở thành bộ phận riêng của nền văn hóa Việt Nam. D. Làm cho nền văn hóa Việt Nam muôn màu, muôn vẻ. Câu 10: Cơ cấu mùa vụ lúa nước ta thay đổi vì. A. Lai tạo được nhiều giống lúa mới. B. Có nhiều loại phân bón mới. C. Nhiều đất phù sa màu mỡ. D. Thời tiết thay đổi thất thường. Câu 11: Loại hình giao thông vận tải đường biển nước ta phát triển khá nhanh vì. A. Nhiều cảng biển được xây dựng hiện đại. B. Đường biển ngày càng hoàn thiện hơn. C. Nền ngoại thương Việt Nam phát triển khá nhanh. D. Ngành đóng tàu biển của Việt Nam đang phát triển. Câu 12: Hiện nay ngành dịch vụ Việt Nam phát triển khá nhanh vì. A. Thu nhập của người dân ngày càng tăng. B. Nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa. Trang 1/2 - Mã đề thi 209
  2. C. Hệ thống giao thông vận tải ngày càng mở rộng. D. Trình độ dân trí ngày càng cao. Câu 13: Để phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta cần phải có các điều kiện. A. Trình độ công nghệ cao, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. B. Lao động lành nghề, nhiều máy móc hiện đại, giao thông phát triển. C. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, sơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. D. Trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. Câu 14: Rừng phòng hộ có chức năng. A. Bảo vệ các giống loài quý hiếm, phòng chống thiên tai. B. Bảo vệ hệ sinh thái, chống xói mòn đất. C. Phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường. D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, bảo vệ môi trường. Câu 15: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả. A. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng. B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm. C. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn. D. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Câu 16: Nét Văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt. A. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ. B. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc,trang phục. C. Ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú. D. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán. II. PHẦN TỰ LUẬN(6 điểm): Câu 1 (3 điểm): Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta. Câu 2 (3 điểm): cho bảng số liệu sau: TỈ SỐ GIỚI TÍNH THEO CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2009 (Đơn vị %) Năm Tỉ số giới tính Toàn quốc 98,1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 99,9 Đồng bằng sông Hồng 97,29 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 98,2 Tây Nguyên 102,45 Đông Nam Bộ 95,3 Đồng bằng sông cửu Long 99,0 a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ số giới tính theo các vùng nước ta, năm 2009 b) Nhận xét HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 209