Đề thi khảo sát môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 14370
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_mon_ngu_van_lop_7_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT VĂN 7- THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh ” Đoàn Giỏi a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? Các trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu? b. Tìm câu chủ động có trong đoạn văn và chuyển đổi thành câu bị động? Câu 2: (3,0 điểm) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”) Câu 3: (5,0 điểm) Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận. HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN Câu 1: ( 3 điểm) a. Thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn : Trên gốc cây mục. (0.5đ) Ý nghĩa bổ sung cho câu: Chỉ nơi chốn. (0,5đ) b. Tìm câu chủ động trong đoạn văn trên chuyển đổi thành câu bị động là. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất -> Hoa tràm được nắng bốc hương thơm ngây ngất. (1đ) Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. -> Mùi hương ngọt được gió đã lan xa, phảng phất khắp rừng (1đ) Câu 2: (3,0 điểm) - Yêu cầu viết đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức - Trình bày: Trôi chảy, mạch lạc - Nội dung kiến thức trong đoạn văn: + Giải thích câu nói: + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội. + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
  2. Mở rộng vấn đề:.+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: Trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Câu 3 (5 điểm) 1) Yêu cầu chung: - Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học). - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm. - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn 2) Yêu cầu cụ thể: - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh và hoàn cảnh sang tác bài thơ. - Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. + Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. + Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước: + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. + Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ( Học sinh dựa vào luận điểm để đưa ra dẫn chứng thơ trong bài làm rõ vấn đề.)