Đề thi kiểm tra Chuyên đề lần 2 môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 1 trang thaodu 3830
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra Chuyên đề lần 2 môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_chuyen_de_lan_2_mon_vat_ly_lop_11_ma_de_132.doc

Nội dung text: Đề thi kiểm tra Chuyên đề lần 2 môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN Vật lý khối 11. Năm học : 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 45 phút; (Đề thi gồm 01 trang) Mã đề thi: 132 I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Cho 3 điện trở giống nhau cùng giá trị R, ghép nối tiếp 3 điện trở này ta được bộ điện trở có giá trị A. 2R. B. R. C. R/3. D. 3R. Câu 2: Đơn vị nào sau đây dùng để đo cường độ điện trường. A. N/s. B. kg. C. V/m. D. m/s. Câu 3: Cho 3 nguồn điện giống nhau có ghi 3 V – 1 Ω, ghép nối tiếp 3 nguồn điện trên ta được nguồn điện có A. 9 V – 3 Ω. B. 9 V – 1 Ω. C. 3 V – 1 Ω. D. 3 V – 3 Ω. Câu 4: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo cường đo cường độ dòng điện A. Tốc kế. B. Lực kế. C. Am pe kế. D. Công tơ điện. Câu 5: Gọi điện trở mạch ngoài là R; E và r là suất điện động và điện trở của nguồn. Biểu thức của định luật Ôm toàn mạch là E E E E 2 A. I . B. I . C. I . D. .I R r r R r 2 R r Câu 6: Cho tụ điện C1 = 3 µF; C2 = 6 µF. Đem ghép nối tiếp 2 tụ điện này ta được bộ tụ có điện dung là A. 2 µF. B. 3 µF. C. 6 µF. D. 9 µF. Câu 7: Biết UMN = 3 V. Đẳng thức nào sau đây chắc chắn đúng. A. VN = 3 V. B. VM = 3 V. C. VM – VN = 3 V. D. VM – VN = -3 V. Câu 8: Đơn vị của cường độ dòng điện là A. Niu tơn. B. Jun. C. Oát. D. Am pe. Câu 9: Một số điện (1KWh) được tính bằng bao nhiêu Jun A. 3,6.104 J. B. 3,6.106 J. C. 3,6.105 J. D. 3,6.103 J. Câu 10: Cho hai quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn khác nhau q1 và q2. Đưa chúng tiếp xúc với nhau rồi tách nhau ra, khi này độ lớn điện tích hai quả cầu là q q q q q q A. q' q' q q . B. q' q' 1 2 . C. q' q' 1 2 . D. .q' q' 1 2 1 2 1 2 1 2 2 1 2 4 1 2 2 Câu 11: Cho 3 nguồn điện giống nhau có ghi 6 V – 1,5 Ω, ghép song song 3 nguồn điện trên ta được nguồn điện có A. 6 V – 4,5 Ω. B. 6 V – 0,5 Ω. C. 18 V – 0,5 Ω. D. 18 V – 4,5 Ω. Câu 12: Biểu thức lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm q1, q2 cách nhau một khoảng r trong chân không là q q k q q k q q 2 k q q A. F 1 2 . B. F 1 2 . C. F 1 2 . D. .F 1 2 r 2 r 2 r 2 r II. Tự luận (7 điểm) -7 Câu 13. (1 điểm). Tính độ lớn lực điện giữa hai điện tích có độ lớn q1 = q2 = 2.10 C đặt cách nhau khoảng r = 0,02 m trong chân không, lấy k = 9.109 (Nm2/C2). Câu 14. (1 điểm). Cho q = 10-9 C. Tính độ lớn cường độ điện trường E tại điểm M cách điện tích này một khoảng r = 0,1 m trong chân không, lấy k = 9.109 (Nm2/C2). Câu 15. (1 điểm). Trên một bóng đèn có ghi 6 V – 12 W. a). Tính điện trở của bóng đèn này ? b). Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện chạy qua đèn bằng bao nhiêu ? Câu 16. (1 điểm). Người ta điện phân dung dịch CuSO4 điện cực bằng đồng, thời gian điện phân là 2 giờ 40 phút 50 giây, cường độ dòng điện qua bình điện phân là 10 A. Cho đồng có A = 64; n =2; hằng số F = 96500 C/ mol. Khối lượng đồng bám vào cực âm trong thời gian trên là. Câu 17. (1,5 điểm). Cho một nguồn điện có ghi 6 V- 2 Ω được nối với mạch ngoài, mạch ngoài gồm 3 điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp với nhau. Ba điện trở có giá trị là R1 = 3Ω, R2 = 2R3 = 10 Ω. Tính điện trở mạch ngoài và cường độ dòng điện chạy trong mạch, tính hiệu suất của nguồn điện. Câu 18. (1,5 điểm). Cho mạch điện gồm nguồn điện có E = 15 V; r = 1 Ω. Nguồn được nối với mạch ngoài, mạch ngoài gồm hai điện trở R1, R2 ghép song song với nhau. Biết R1 = 2 Ω. Hãy vẽ mạch điện và tìm R2 để công suất tiêu thụ trên R2 là lớn nhất, tính công suất trên R2 khi đó. HẾT Họ và tên HS: SBD: 1