Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 132 - Trường THPT Đa Phúc

doc 2 trang thaodu 2510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 132 - Trường THPT Đa Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_11_ma_de_132_truong_thpt_d.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 132 - Trường THPT Đa Phúc

  1. TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ 11 Mã đề 132 Thời gian làm bài: 45 phút; (25 câu trắc nghiệm) Họ và tên: Lớp 11: Câu 1: Chomạch có 3 điện trở mắc nối tiếp lần lượt là 2 Ω, 3 Ω và 4Ω với nguồn điện 10 V, điện trở trong 1 Ω. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn điện là A. 1 V. B. 9 V. C. 8 V. D. 10 V. Câu 2: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của A. các nguyên tử. B. các ion dương. C. các ion âm. D. các electron. Câu 3: Một đoạn mạch có hiệu điện thế 2 đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của nguồn là 100 Ω thì công suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50 Ω thì công suất của mạch là A. 10 W. B. 5 W. C. 80 W. D. 40 W. Câu 4: Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế không đổi, nếu điện trở của mạch giảm 2 lần thì công suất điện của mạch A. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi. Câu 5: Một mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động 3 V và điện trở trong 1 Ω. Biết điện trở ở mạch ngoài lớn gấp 2 điện trở trong. Dòng điện trong mạch chính là A. 1 A; B. 2 A; C. 3 A; D. 1/2 A; Câu 6: Có 12 pin giống nhau, mỗi pin có ξ = 1,5V, r = 0,2Ω mắc thành y dãy song song mỗi dãy có x pin ghép nối tiếp. Mạch ngoài có r = 0,6Ω. Giá trị của x và y để dòng điện qua R lớn nhất. A. x = 6, y = 2. B. x = 4, y = 3. C. x = 3, y = 4. D. x = 1, y = 12. Câu 7: Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là: A. I’ = 2I. B. I’ = 3I. C. I’ = 1,5I. D. I’ = 2,5I. Câu 8: Một acquy 3 V, điện trở trong 20 mΩ, khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là A. 15 A; B. 150 A; C. 20/3 A; D. 0,06 A; Câu 9: Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là A. 48 kJ. B. 24000 kJ. C. 24 J. D. 400 J. Câu 10: Cho một dòng điện không đổi trong 10 s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2 C; Sau 50 s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là A. 10 C; B. 5 C; C. 25 C; D. 50 C; Câu 11: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 9V, điện trở trong r = 0,5 Ω; Các điện trở R1 = 4,5 Ω; R2 = 6 Ω; R là biến trở. Điện trở R phải có giá trị bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên R1 là lớn nhất? 30 A. 30 Ω. B. 12 Ω. C. 11 Ω. D. Ω. 11 Câu 12: Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây? A. UN = Ir. B. UN = I(RN + r). C. UN =E – I.r. D. UN = E + I.r. Câu 13: Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 20 phút nó tiêu thụ một năng lượng A. 10 kJ. B. 120 kJ. C. 2000 J. D. 5 J. Câu 14: Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 1 0C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 7 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là A. 600 phút. B. 1 h. C. 10 phút. D. 10 s. Câu 15: Một mạch điện có 2 điện trở 3 Ω và 6Ω mắc song song được nối với một nguồn điện có điện trở trong 1 Ω. Hiệu suất của nguồn điện là A. 9/10. B. 2/3. C. 1/6. D. 1/9. Câu 16: Điều kiện để có dòng điện là Trang 1/2 - Mã đề thi 132
  2. A. cóhiệu điện thế và điện tích tự do. B. có nguồn điện. C. có điện tích tự do. D. có hiệu điện thế. Câu 17: Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là A. 12 A; B. 48 A; C. 1/12 A; D. 0,2 A; Câu 18: Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ mất40 J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là A. 40 phút. B. 25 phút. C. 10 phút. D. 1/40 phút. Câu 19: Cho đoạn mạch điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là A. 40J. B. 120 J. C. 2,4 kJ. D. 24 kJ. Câu 20: Một nguồn điện có suất điện động 2 V thìkhi thực hiện một công 10 J, lực lạ đã dịch chuyển một điện lượng qua nguồn là A. 40 C; B. 5 C; C. 50 C; D. 20 C; Câu 21: Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là A. nE và r/n. B. E và nr. C. E và r/n. D. nE nà nr. Câu 22: Ghép song song một bộ 3 pin giống nhau loại 9 V – 1 Ω thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là A. 3 V – 1 Ω. B. 3 V – 3Ω. C. 9 V – 1/3 Ω. D. 9 V – 3 Ω. Câu 23: Để xác định điện trở trong r của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình vẽ (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C của biến trở, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của am pe kế A như hình bên (H2). Điện trở của vôn kế rất lớn. Biết R0 13,5 . Giá trị trung bình của r được xác định bởi thí nghiệm này là: A. 1,5 . B. 1,0 . C. 2,5  D. 2,0 . Câu 24: Cho 3 điện trở giống nhau cùng giá trị 8 Ω, hai điện trở mắc song song và cụm đó nối tiếp với điện trở còn lại. Đoạn mạch này được nối với nguồn có điện trở trong 2 Ω thì hiệu điện thế hai đầu nguồn là 12 V. Cường độ dòngđiện trong mạch và suất điện động của mạch khi đó là A. 0,5 A và 13 V. B. 0,5 A và 14 V. C. 1 A và 13 V. D. 1 A và 14 V. Câu 25: Hai bóng đèn có điện trở 5 Ω mắc song song và nối vào một nguồn có điện trở trong 1 Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là 12/7 A; Khi tháo một đèn ra thì cường độ dòng điện trong mạch là A. 5/6 A; B. 0 A; C. 6/5 A; D. 1 A; HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 132