Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định

docx 1 trang thaodu 4250
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_danh_cho_hoc_sinh_trung_hoc_lan_thu_nhat_mon.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NAM ĐỊNH LẦN THỨ NHẤT - 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 100 phút Phần I. Tiếng Việt (4,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những văn bản dưới đây: Văn bản 1. “Một mặt người bằng mười mặt của”. (Tục ngữ) Văn bản 2. “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. (Ca dao) Văn bản 3. “Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông.” (Lời ru của mẹ, Xuân Quỳnh) Phần II. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4: “Người Nhật có hẳn một nền “văn hoá đọc đứng”, họ thường đọc khi đi tàu, khi chờ xe bus. Mặc nhà chờ đông chật người, mặc nắng chói hoặc tuyết rơi, mặc cho sự rung lắc của con tàu, họ vẫn mải miết đọc. Tớ rất tâm đắc với nhà báo Phạm Công Luận trong một bài viết trên báo Sinh viên khi chú cho rằng: Dân tộc Nhật, văn hoá Nhật và mỗi con người Nhật luôn là một vẻ đẹp bí ẩn. Dáng người Nhật đi qua những con phố luôn toát lên vẻ cô đơn và kín đáo. Người Nhật giữ khoảng cách tuyệt đối với người khác trên tàu điện ngầm chật kín. Cho dù phải đứng chen kín, họ vẫn lặng lẽ đọc sách. Có cuốn sách trên tay với họ là quá đủ. Ở nước Nhật, bất cứ địa điểm công cộng nào cũng có một chiếc tủ nhỏ để đựng sách. Thú thực, tớ thích được đến bệnh viện gần nhà mặc dù mỗi lần đến đó, mẹ méo mặt vì khổ sở và lo lắng. Tớ sẽ được ngồi xuống tấm thảm nhung mịn, sà vào giá sách và chọn bất kì cuốn sách nào mình muốn. Thông thường là sách với những trò chơi mê cung. Nhưng dù có chọn cuốn nào, khi được gọi đến tên vào khám bệnh, dù có đang cuống lên vì sợ hãi, bạn cũng phải đặt cuốn sách mình vừa lấy ra đọc vào đúng vị trí. Chính những điều đó càng khiến tớ hiểu rằng, giữ gìn và trân trọng sách là điều không thể thiếu.” (Đỗ Nhật Nam, Những con chữ biết hát, NXB Lao Động, 2015, tr.261) Câu 1. Những thông tin nào chứng tỏ “Người Nhật có hẳn một nền “văn hoá đọc đứng”? Câu 2. Qua đoạn trích trên, em hiểu thế nào là “văn hoá đọc”? Câu 3. Bản thân em thích “sà vào giá sách và chọn bất kì cuốn sách nào” hay lên mạng Internet để đọc bất cứ thứ gì mình muốn? Vì sao? Câu 4. Em có ý tưởng gì để xây dựng “văn hoá đọc” cho bản thân và bạn bè? Trình bày trong 5-7 câu văn. Phần III. Làm văn (10,0 điểm) Điều gì sẽ xảy ra nếu như không có những cuốn sách? Hết