Đề thi Olympic môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Hoài Đức

docx 2 trang thaodu 5850
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Hoài Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_2017_phong_gd.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT Hoài Đức

  1. UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC KỲ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016 – 2017 PHÒNG GD&ĐT HOÀI ĐỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 ( Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ) Câu 1(4 điểm): Năm 1961, nhà thơ Tố Hữu đã về vùng biển Hậu Lộc (Thanh Hóa) thăm lại mảnh đất Hanh Cù và gia đình mẹ Tơm (một cơ sở cách mạng đã nuôi giấu ông và nhiều chiến sĩ cách mạng trong thời kì cách mạng tháng Tám năm 1945), Đứng trước nấm mồ của mẹ nhà thơ đã thốt lên rằng: “Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời” (Trích bài thơ “Mẹ Tơm”, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, Nhà xuất bản Giáo dục, 1987) a. Em hãy chỉ ra phép tu từ so sánh và hoán dụ có trong khổ thơ trên? b. Cho biết ý nghĩa biểu đạt (biểu cảm) của hai biện pháp tu từ đó trong khổ thơ? Câu 2 (6 điểm): Phần cuối truyện “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh có đoạn như sau: “Tôi giật sững người, Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: Anh trai tôi. Vậy mà dưới mắt tôi thì - Con đã nhận ra con chưa? – mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: Không phải con đâu, Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007) a. Hãy cho biết nhân vật tôi trong đoạn trích trên là ai? Tại sao nhân vật nhìn bức tranh lại xấu hố? b. Hãy chỉ ra quá trình biến đổi tâm trạng của nhân vật tôi? Thể hiện sự biến dổi này nhà văn muốn nói với người đọc ý nghĩa gì của nghệ thuật? c. Qua truyện “Bức tranh của em gái tôi” em đã rút ra cho mình được bài học gì về cách ứng xử với tài năng hoặc thành công của người khác? Câu 3 (10 điểm): Em hãy tả lại cảnh chuyển mùa từ cuối xuân sang hạ.