Đề thi tham khảo môn Hóa học Lớp 10 - Đề 2 - Lê Hoài Nhật Huy

pdf 4 trang thaodu 2300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tham khảo môn Hóa học Lớp 10 - Đề 2 - Lê Hoài Nhật Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tham_khao_mon_hoa_hoc_lop_10_de_2_le_hoai_nhat_huy.pdf

Nội dung text: Đề thi tham khảo môn Hóa học Lớp 10 - Đề 2 - Lê Hoài Nhật Huy

  1. Biên soạn: Th.S Lê Hoài Nhật Huy ĐỀ THI THAM KHẢO – HÓA HỌC 10 – ĐỀ 2 Thời gian: 60 phút – không kể phát đề. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; K=39; Ca=40; Fe=56; Mg=24; Cu=64; Ag=108; Al=27; N=14; Zn=65; S=32; Ni=59; Cl=35,5; S=32; Ba=137, Br=80; Ca=40; Ag=108; Mn=55; I=127. I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl tạo ra chất khí? A. CuS. B. PbS. C. FeS. D. Ba(OH)2. Câu 2: Cho AgNO3 dư vào dung dịch chứa 200 ml NaCl 2,0M, khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng kết thúc là A. 71,6 gam. B. 23,4 gam. C. 34,0 gam. D. 57,4 gam. Câu 3: Dãy kim loại đều phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. Cu, Zn, Na. B. Ag, Fe, Al. C. Au, Zn, Al. D. Mg, Fe, Zn. Câu 4: Số oxi hóa của clo trong muối KCl là A. +7. B. -1. C. +5. D. +1. Câu 5: Để điều chế HBr người ta dùng phản ứng nào? A. HCl + NaBr NaCl + HBr B. Br2 + H2O HBr + HBrO C. PBr3 + 3H2O H3PO3 + 3HBr D. H2 + Br2 2HBr Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nói chung, các phản ứng hoá học khác nhau xảy ra nhanh chậm với tốc độ khác nhau không đáng kể. B. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. C. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. Tốc độ phản ứng được xác định theo lý thuyết. Câu 7: Để làm khô khí clo người ta dùng: A. dd H2SO4 đặc B. vôi sống C. NaOH khan D. đá vôi khan Câu 8: Sục khí O3 vào dd KI có nhỏ sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được là: A. dd có màu vàng nhạt B. dd có màu xanh C. dd trong suốt D. dd có màu tím Câu 9: Trong các những chất sau đây, tính chất nào không là tính chất của axit sunfuric đặc nguội: A. háo nước B. Phản ứng hoà tan Al và Fe C. tan trong nước, toả nhiệt D. làm hoá than vải, giấy, đường Câu 10: Cho hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: (1) (2) (3) (4) Tên dụng cụ và hóa chất theo thứ tự 1, 2, 3, 4 lần lượt trên hình vẽ đã cho là A. (1) khí O2; (2) đèn cồn; (3) ống dẫn khí; (4) KClO3. B. (1) KClO3; (2) ống dẫn khí; (3) đèn cồn; (4) khí O2. Trang 1/5
  2. Biên soạn: Th.S Lê Hoài Nhật Huy C. (1) KClO3 ; (2) đèn cồn; (3) ống dẫn khí; (4) khí O2. D. (1) KClO3; (2) ống nghiệm; (3) đèn cồn; (4) khí O2. Câu 11: Dung dịch nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch KCl với dung dịch K2SO4? A. NaOH. B. BaCl2. C. NaCl. D. HCl. Câu 12: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử nguyên tố nhóm halogen là A. ns2np4. B. ns2np6. C. ns2np3. D. ns2np5. Câu 13: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al, Fe, Zn (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng hỗn hợp) tác dụng hết với dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch thu được a gam muối khan. Mặt khác m gam hỗn hợp trên tác dụng hết với khí Cl2 (dư) thu được (a + 5,325) gam muối. Giá trị của m là A. 21,0. B. 8,4. C. 3,36. D. 13,3. Câu 14: Hòa tan 11,2 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 1,12. B. 3,36. C. 2,24. D. 4,48. Câu 15: Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối? A. CaO. B. Al2O3. C. Fe3O4. D. Na2O. Câu 16: Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dung dịch mất nhãn chứa các chất sau: HCl, BaCl2 và H2SO4. Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt 3 dung dịch trên là A. quỳ tím. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch AgNO3. Câu 17: Đơn chất halogen nào có hiện tượng thăng hoa? A. Brom. B. Iot. C. Clo. D. Flo. Câu 18: Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm các khí H2S, CO, CO2. Để nhận biết sự có mặt của H2S trong mẫu khí thải đó, ta dùng dung dịch A. NaOH. B. Pb(NO3)2. C. Ca(OH)2. D. NaNO3. Câu 19: Cho 20 gam hỗn hợp KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được V lit khí (đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 1,12. C. 2,24. D. 3,36. Câu 20: Khí oxi được sử dụng nhiều trong lĩnh vực: A. Y tế B. Luyện thép C. Công nghiệp hoá chất D. Hàn cắt kim loại II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) Zn ZnS H2S S SO2 BaSO3 BaCl2. Câu 2: a) (0,5 điểm) Chỉ dùng thêm một thuốc thử (không dùng chất chỉ thị màu), hãy nhận biết các dung dịch sau: natri sunfat, axit sunfuric, natri cacbonat, axit clohiđric. b) (0,5 điểm) Viết 2 phương trình chứng minh S là một chất oxi hóa, chất khử. c) (0,5 điểm) Trình bày hai phương pháp điều chế hiđro sufua từ các chất sau: S, Fe, axit HCl. Câu 3: (1,25 điểm) Cho 35,2 g hỗn hợp X gồm Fe và CuO tác dụng vừa đủ với 800 g dd H2SO4 loãng thì thu được 4,48 lit khí (đkc) và dd A. a) Tính % khối lượng mỗi chất trong X. b) Tính C% dung dịch H2SO4 đã dùng. c) Tính khối lượng các muối trong dung dịch A. 0 V2O5 ,t Câu 4: (0,5 điểm) Cho pt hoá học: 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) H 0 Cân bằng hoá học của phản ứng sẽ chuyển dịch về phía nào khi: a. Tăng nhiệt độ của bình phản ứng? b. Tăng áp suất chung của hỗn hợp? Trang 2/5
  3. Biên soạn: Th.S Lê Hoài Nhật Huy c. Tăng nồng độ khí oxi? d. Giảm nồng độ khí sunfurơ? HẾT Trang 3/5
  4. Biên soạn: Th.S Lê Hoài Nhật Huy Trang 4/5