Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 - Mã đề 142 - Trường TC Nông Lâm
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 - Mã đề 142 - Trường TC Nông Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tham_khao_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_nam_2019_ma_de_142.pdf
Nội dung text: Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 - Mã đề 142 - Trường TC Nông Lâm
- 1 TRƯỜNG TC NÔNG LÂM KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 NGHIỆP BÌNH DƯƠNG Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 05 trang) Đ THAM KH O 1 Mã đề: 142 Câu 1. Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa nước ta là: A. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chổ. B. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp. C. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công. D. đẩy mạnh thâm canh chuyên môn hóa. Câu 2. Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc thường hay xảy ra ở vùng ven biển A. Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Miền Trung. D. Đông Nam Bộ. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay? A. Nguồn lao động nước ta dồi dào. B. Lao động có kinh nghiệm sản xuất. C. lao động có trình độ cao chiếm tỉ lệ cao. D. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Câu 4. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng khoảng A. 0.5 triệu km2. B. 3 triệu km2 C. 1 triệu km2 D. 2 triệu km2 Câu 5. Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta? A. hàng năm chịu ảnh hưởng của bão. B. nguồn lợi hải sản phong phú. C. có nhiều ngư trường lớn. D. có diện tích mặt nước lớn. Câu 6. Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên của Đồng bằng sông Hồng là: A. thiếu nước sinh hoạt. B. bình quân đất canh tác trên đầu người giảm. C. khí hậu ngày càng khắc nghiệt. D. độ màu mở của đất giảm. Câu 7. Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có A. địa hình thấp, lượng mưa nhỏ. B. địa hình thấp, lượng mưa lớn. C. địa hình cao, lượng mưa nhỏ. D. sườn dốc, lượng mưa lớn. Câu 8. Tuyến đường sắt dài nhất trong các tuyến đường sau là A. Hà Nội - Thái Nguyên. B. Hà Nội - Lào Cai. C. Hà Nội - Hải Phòng. D. à Nội - ồ Ch Minh. Câu 9. Khó khăn nào dưới đây là của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. bão và áp thấp nhiệt đới. B. phần lớn diện t ch là đất phù sa màu mỡ. C. tình trạng cát bay. D. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền. Câu 10. Loại hình giao thông vận tải thuận lợi nhất để nước ta giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam Á là A. đường biển. B. đường sông. C. đường hàng không. D. đường bộ.
- 2 Câu 11. Ở miền Nam, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao A. trên 2600m. B. 900-1000m. C. dưới 2600m. D. 600-700 m. Câu 12. Trong phát triển du lịch biển, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn Bắc Trung Bộ là do A. có quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. B. có nhiều đặc sản hơn C. có vị trí thuận lợi hơn D. có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng hơn Câu 13. Về tự nhiên, Đông Nam Bộ giống Tây Nguyên ở chổ: 0 A. nhiệt độ quanh năm cao trên 27 C. B. có đất badan tập trung thành vùng lớn. C. có đất phù sa cổ tập trung thành vùng lớn . D. có sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm Câu 14. Ngành công nghiệp trọng điểm không phải là ngành A. có thế mạnh lâu dài. B. mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. C. sản xuất để xuất khẩu. D. tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Câu 15. ỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất? A. Bình Dương. B. Vĩnh húc C. Kon Tum. D. Hưng Yên . Câu 16. Đường ranh giới được coi như biên giới quốc gia trên biển của nước ta là A. ranh giới giữa vùng tiếp giáp lãnh hải với vùng đặc quyền kinh tế. B. ranh giới giữa vùng lãnh hải với tiếp giáp lãnh hải. C. đường cơ sở. D. ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy xác định các cao nguyên ở vùng núi Tây Bắc? A. Tà Phìn, Sín Chải, Mộc Châu, Sơn La. B. Tà Phìn, Sín Chải, Mộc Châu, Lâm Viên. C. Lâm Viên, Mơ Nông, Đắk Lắk, Gia Lai. D. Gia Lai, Kontum, Mộc Châu, Sơn La. Câu 18. Vùng đồi trước núi của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ có thế mạnh A. trồng cây lương thực, thủy sản. B. nuôi trồng thủy sản, cây lúa. C. chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm D. trồng rừng, thủy điện. Câu 19. Địa hình núi cao của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực A. Tây Bắc. B. rường Sơn Bắc D rường Sơn Nam. C. Đông Bắc. Câu 20. Cho bảng số liệu: Ý nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?
- 3 A. sản lượng khai thác dầu thô tăng 417,6 lần từ năm 1986 - 2013. B. sản lượng khai thác dầu thô giảm liên tục từ năm 1986 - 2013. C. từ năm 2000 - 2013, sản lượng khai thác dầu thô không biến động. D. sản lượng khai thác dầu thô tăng liên tục từ năm 1986 - 2013. Câu 21. Điều kiện tự nhiên thuận lợi hàng đầu giúp Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là: A. có độ ẩm cao quanh năm B. có nguồn nước ngầm phong phú. C. có đất badan tập trung thành vùng lớn. D. có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Câu 22. Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên vào nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta có kiểu thời tiết A. lạnh, khô. B. ấm, khô. C. lạnh, ẩm. D. ấm, ẩm. Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền và trên biển với các nước nào sau đây? A. Lào, Thái Lan B. Trung Quốc, Lào C. Trung Quốc, Campuchia D. Thái Lan, Campuchia Câu 24. Ý nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi của Đông Nam Bộ? A. Có cửa ngõ thông ra biển. B. Giáp các vùng giàu nguyên liệu. C. Có địa hình tương đối bằng phẳng. D. Có tiềm năng lớn về đất phù sa . Câu 25. Tiềm năng thủy điện nước ta tập trung chủ yếu ở hệ thống sông A. Hồng và Đồng Nai. B. Đồng Nai và Cửu long. C. Đà ằng và hu Bồn. D. Cửu Long và hái Bình Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? A. An Giang. B. Tiền Giang. . C. Cà Mau. D. Kiên Giang. Câu 27. Đô thị có số dân đông nhất nước ta hiện nay là A. Hải Phòng . B. Thành Phố Hồ Chí Minh. C. Cần Thơ. D. Hà Nội Câu 28. Trung du miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu nào sau đây? A. Cận x ch đạo gió mùa có mưa phùn vào mùa đông B. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông ẩm. C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. D. Nhiệt đới ẩm gió mùa có 2 mùa mưa - khô. Câu 29. Cho biểu đồ sau:
- 4 Biểu đồ quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 1990 và năm 2014 (%) Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Tỉ trọng cây công nghiệp còn rất thấp dưới 10%. B. Tỉ trọng cây thực phẩm và các cây khác tăng 3,1% trong giai đoạn 1990 -2014. C. Từ năm 1990 - 2014, tỉ trọng cây lương thực tăng 8% D. Tỉ trọng cây lương thực lớn nhất nhưng lại giảm tới 10,8% trong giai đoạn trên. Câu 30. v ùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta? A. Duyên hải Miền Trung. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nào dưới đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Ba Vì. B. Xuân Thủy. C. Ba Bể. D. Cát Bà. Câu 32. Vùng chuyên canh cây công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất nước ta? A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 33. Cho biểu đồ sau:
- 5 1400 1304 1200 1000 800 600 400 274 200 127 101 0 Đồng bằng Sông Hồng Trung du và miền núi Tây Nguyên Cả nước Bắc Bộ Biểu đồ mật độ dân số của c c v ng và cả nước năm 2014 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là không đúng? A. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 3 lần cả nước. B. Dân số nước ta phân bố đồng đều giữa các vùng. C. Các vùng miền núi trung du có mật độ dân số thấp hơn ở đồng bằng. D. Mật độ dân số trung bình của nước ta khá cao Câu 34. Cho biểu đồ: 100% 90% 80% 43.9 54.8 70% 55.7 65.1 65.5 60% Cây CN lâu năm 50% Cây CN hàng năm 40% 30% 56.1 45.2 20% 44.3 34.9 34.5 10% 0% Năm 1985 1990 1995 2000 2005 Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1985 - 2005. B. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1985 - 2005. C. Sự thay đổi diện tích cây công nghiệp nước ta năm 1985 và 2005 D. Quy mô, cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta năm 1985 và 2005 Câu 35. Cho bảng số liệu:
- 6 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện được tổng số dân trong đó có số dân thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta là A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ miền . C. biểu đồ đường. D. biểu đồ kết hợp. Câu 36. Dựa vào Allat địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện t ch đất feralit trên đá badan có quy mô lớn nhất nước ta là A. Tây Nguyên. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 37. Trong các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Tây Nguyên. C. Trung du miền núi Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 38. Đặc điểm tự nhiên nào không phải của Tây Nguyên? A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ít có sự phân hóa. B. độ che phủ rừng lớn nhất nước. C. địa hình gồm các cao nguyên xếp tầng. D. đất pheralit trên đá badan màu mở. Câu 39. Thiên nhiên vùng núi thấp nước ta có đặc điểm nào dưới đây? A. cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. B. cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa. C. mang sắc thái cân nhiệt đới gió mùa. D. cảnh quan thiên nhiên cận x ch đạo gió mùa. Câu 40. Nhân tố nào không phải là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển kinh tế biển? A. Vùng biển nước ta là nơi hình thành các cơn bão và áp thấp nhiệt đới. B. Vùng biển nước ta rộng, nguồn lợi sinh vật phong phú. C. Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng, thềm lục địa có dầu khí. D. Vùng biển nước ta có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng cảng. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến năm 2019.