Đề thi thử chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 11 THPT - Bảng B - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An

docx 1 trang thaodu 4070
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 11 THPT - Bảng B - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_hoa_hoc_lop_11_thpt_b.docx

Nội dung text: Đề thi thử chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 11 THPT - Bảng B - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 THPT NĂM HỌC: 2018 – 2019 – BẢNG B ĐỀ THI THỬ Môn: HÓA HỌC (Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao nhận đề) Câu 1(3,0 điểm). 1. Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là 4p. Nguyên tử của nguyên tố B có phân lớp electron ngoài cùng là 4s. a) Nguyên tố nào là kim loại? là phi kim? b) Xác định cấu hình electron của A và B, biết tổng số electron của hai phân lớp ngoài cùng của A và B bằng 7. 2. Nguyên tố X có 2 đồng vị I và II. Số nguyên tử của 2 đồng vị này trong hỗn hợp có tỉ lệ tương ứng là 27: 23. Hạt nhân đồng vị I có 35 proton và 44 nơtron. Đồng vị II chứa nhiều nơtron hơn đồng vị I là 2. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của X. 3. Cân bằng các phương trình sau theo phương pháp thăng bằng electron a. K2S + KMnO4 + H2SO4  S + MnSO4 + K2SO4 + H2O b. CH2= CH- CH2OH + KMnO4 + H2O  CH2OH-CHOH-CH2OH + + Câu 2(3điểm) 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho từ từ: a. Khí CO2 vào dung dịch nước vôi b. Dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3. c. Dung dịch KOH vào dung dịch H3PO4 d. Dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 2. Hoàn thành sơ đồ phản ứng(ghi rõ điều kiện nếu có): Cl  1 KClO  2 KCl  3 Cl  4 Ca ClO  5 CaCl  6 Cl 2 3 2 2 2 2 Câu 3(4,0 điểm). O 1. Tính pH của dung dịch sau ở 25 C: CH3COOH 0,1M (cho độ điện li =0,01). 2. Khi tăng thêm 10OC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Vậy khi tăng nhiệt độ của phản ứng đó từ 25OC lên 75OC thì tốc độ phản ứng tăng bao nhiêu lần? 3. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO 2(đktc) vào 100 ml dung dịch X gồm NaOH 1M; Ca(OH) 2 0,4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính m? 4. Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl 1M vào 30ml dung dịch NaAlO 2 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,56g kết tủa. Tính V? Câu 4(4,0 điểm). 1. Cho 0,1 mol Fe vào dung dịch HNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí NO và dung dịch A, cô cạn dung dịch A thu được 22,34g chất rắn khan B(B không chứa NH4NO3). a, Tính số mol HNO3 đã phản ứng và thể tích khí NO(đktc) thu được. b, Nhiệt phân hoàn toàn B thu được bao nhiêu gam chất rắn? 2. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na 2O, K, K2O, Ba, BaO ( trong X, oxi chiếm 7,5% về khối lượng) vào nước, thu được 200ml dung dịch Y và 0,896 lít khí H2(đktc). Cho hết Y vào 200 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 400 ml dung dịch Z có pH = 13. Tính giá trị m? Câu 5(3,0 điểm). 1. Đốt cháy 6,9g hợp chất hữu cơ A có công thức C nH2n+2O(n ≥ 1, nguyên) với 10,08 lít O2 (đktc), lượng O2 này là vừa đủ cho phản ứng. Sản phẩm thu được gồm 8,1g H 2O và một lượng CO2 bằng một lượng CO2 thu được khi cho 31,8g Na2CO3 tác dụng với H2SO4 dư. Hãy tìm công thức phân tử A? 2. Nung hỗn hợp X gồm: metan, etilen, propin, vinylaxetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,1 mol hỗn hợp Y (gồm các hidrocacbon) có tỷ khối so với H2 là 14,4. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a bằng bao nhiêu? Câu 6(3,0 điểm). 1. Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ? 2. Em hãy vẽ hình điều chế và thu khí Amoniac trong phòng thí nghiệm. Giải thích, viết phương trình và nêu cách làm khô khí Amoniac. Cho biết: Al = 27; Fe = 56; Ba = 137; Ca = 40; Ag = 108; Br = 80; Mg = 24; C = 12; O = 16; N=14; S=32; H=1. HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh: