Đề thi thử học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 2 - Nguyễn Quốc Trung
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 2 - Nguyễn Quốc Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de_2_nguyen_quoc.pdf
Nội dung text: Đề thi thử học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 2 - Nguyễn Quốc Trung
- ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 10 MÃ ĐỀ 2 Câu 1: Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 2M và 208g dung dịch BaCl2 15% thì khối lượng kết tủa thu được là: A. 23,30g B. 34,95g. C. 58,25g D. 46,60g Câu 2: Thuốc thử để phân biệt 2 bình đựng khí H2S, O2 là: A. Dd HCl B. Dd KOH C. Dd Pb(NO3)2 D. Dd NaCl Câu 3: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng: A. Chuyển sang màu nâu đỏ B. Bị vẩn đục, màu vàng. C. Xuất hiện chất rắn màu đen D. Vẫn trong suốt, không màu Câu 4: Dẫn khí clo qua dung dịch NaOH ở nhiệt độ phòng, muối thu được là: A. NaCl, NaClO3 B. NaCl, NaClO C. NaClO, NaClO3 D. NaCl, NaClO4 Câu 5: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc ( trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ? A. tăng diện tích. B. xúc tác. C. Nhiệt độ, áp suất. D. Nồng độ. Câu 6: Cho lần lượt các chất sau: Cu, C, MgO, KBr, FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là: A. 9 B. 8 C. 6 D. 7 Câu 7: Tốc độ phản ứng là : A. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 8: Nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: A. ns2np7 B. ns2np3 C. ns2np4 D. ns2np5 Câu 9: Chất X là chất khí ở điều kiện thường, có màu vàng lục, dùng để khử trùng nước sinh hoạt Chất X là: A. O3 B. Cl2 C. O2 D. SO2 Câu 10: Dãy chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội là: A. CaCO3, Au, NaOH B. CaCO3, Al, CuO C. Cu, MgO, Fe(OH)3 D. S, Fe, KOH Câu 11: Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axit clohydric : Nhóm thứ nhất : Cân miếng kẽm 1g và thả vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M. Nhóm thứ hai : Cân 1g bột kẽm và thả vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M Kết quả cho thấy bọt khí thóat ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do: A. Cả ba nguyên nhân đều sai. B. Diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn. C. Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn. D. Nồng độ kẽm bột lớn hơn. Câu 12: Hấp thụ 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M. Dung dịch sau phản ứng chứa: A. NaHSO3 0,5M và Na2SO3, 1M. B. NaHSO3 1,2M. C. Na2SO3 1M . D. NaHSO3 0,4M và Na2SO3, 0,8M. Câu 13: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng , nếu thêm chất xúc tác thì A. Không làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch. B. Chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng nghịch. C. Chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng thuận. D. Làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và phản ưng nghịch như nhau. Câu 14: Oxi hóa 16,8 gam sắt bằng V lít không khí (ở đktc) thu được m gam chất rắn A gồm (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4). Hòa tan hết A bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 5,6 lít khí SO2 sản phẩm khử duy nhất. Tính V (Biết các khí đo ở đktc và O2 chiếm 1/5 thể tích không khí). A. 44,8 lít B. 33,6 lit C. 11,2 lít D. 2,24 lít Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung
- ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 10 Câu 15: Hòa tan hết m gam hỗn hợp CuO, MgO, Fe2O3 vào 400 ml dung dịch axit HCl 3M vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 65 gam muối khan. Tính m? A. 21,2 g B. 30,2 g C. 32,0 g D. 22,4 g Câu 16: Hòa tan 10,8 gam một kim loại R có hóa trị không đổi vào dung dịch HCl loãng dư thu được 10,08 lít H2 (ở đktc). Kim loại R là: A. Zn B. Mg C. Al D. Fe Câu 17: Trong hệ phản ứng ở trạng thái cân bằng : 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ( H<0) Nồng độ của SO3 sẽ tăng , nếu : A. Tăng nhiệt độ B. Giảm [O2] C. Tăng [SO2] D. Giảm [SO2] O Câu 18: Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) H < 0. Khi giảm nhiệt độ của phản ứng từ 450 C xuống đến 25 OC thì A. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. B. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. C. phản ứng dừng lại D. cân bằng không bị chuyển dịch. Câu 19: Dãy chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử? A. O2 , Cl2 , H2S. B. F2, S , SO3 C. Cl2 , SO2•, H2SO4 D. S, SO2 , Cl2 Câu 20: Có 4 dd sau đây: HCl , Na2SO4 , NaCl , Ba(OH)2 . Chỉ dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để phân biệt được 4 chất trên? A. dd AgNO3 . B. Na2SO4. C. Quỳ tím D. Phenolphtalein. Câu 21: Có phương trình phản ứng : 2A + B → C Tốc độ phản ứng tại một thời điểm được tính bằng biểu thức: v = k [A]2.[B]. Hằng số tốc độ k phụ thuộc : A. Nồng độ của chất B. Nhiệt độ của phản ứng . C. Thời gian xảy ra phản ứng. D. Nồng độ của chất B. Câu 22: Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) Biểu thức của hằng số cân bằng của phản ứng trên là: H 2 I 2 A. KC = . B. KC = . C. KC = D. KC = . HI 2 Câu 23: Cu kim loại có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau? A. Khí Cl2 B. Dung dịch KOH đặc C. Dung dịch H2SO4 D. Dung dịch HCl Câu 24: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau : A. chất xúc tác, diện tích bề mặt . B. Nồng độ, áp suất. C. Nhiệt độ . D. Cả A, B và C Câu 25: Cho 21,75 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc sinh ra V lít khí Cl2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của V là: A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 6,72 lít D. 5,6 lít Câu 26: Có 3 bình đựng 3 chất khí riêng biệt: O2, O3, H2S lần lượt cho từng khí này qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, chất khí làm dung dịch chuyển màu xanh là : A. O2 B. O3 và O2 C. H2S D. O3 Câu 27: Chất nào sau đây tan trong nước nhiều nhất? A. Cl2 B. H2S C. O2 D. SO2 Câu 28: Phương pháp để điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm là: A. Điện phân dung dịch NaCl B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng C. Nhiệt phân KMnO4 D. Điện phân H2O Câu 29: Dung dịch axit HCl tác dụng được với dãy chất nào sau đây: A. CaO, Ag, Fe(OH)2 B. Fe, Au, MgO C. CuO, Mg, CaCO3 D. Zn, CuO, S. Câu 30: . Cho phản ứng : N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) + Q. Yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hoá học trên? A. Tất cả đều đúng B. Nhiệt độ C. Nồng độ D. Áp suất Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung