Đề thi thử học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 3 - Nguyễn Quốc Trung
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 3 - Nguyễn Quốc Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de_3_nguyen_quoc.pdf
Nội dung text: Đề thi thử học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 3 - Nguyễn Quốc Trung
- ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 10 MÃ ĐỀ 3 Câu 1: Trong phòng thí nghiệm khí nào sau đây được thu vào bình bằng cách dời chỗ của nước? A. HCl. B. SO2. C. HF. D. O2. Câu 2: Chất nào sau đây không phản ứng được với Cl2? A. Mg. B. O2. C. H2. D. Cu. Câu 3: Cho các chất sau KBr, KI, FeO, FeBr3, số chất bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc, nóng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Ở điều kiện thường, ozon oxi hóa được vàng. B. Trong y học ozon được dùng để chữa sâu răng. C. Trong đời sống ozon dùng làm chất sát trùng nước sinh hoạt. D. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. Câu 5: Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen bằng A. 5. B. 7. C. 8. D. 6. Câu 6: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? A. Al(OH)3, ZnO, BaCl2, Mg, Na2CO3 B. Zn, Fe(OH)2, FeO, HCl, Au C. Fe, BaCl2, CuO, Ag, Al D. CaCl2, K2O, Cu, Mg(OH)2, Mg Câu 7: Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,04M cần để trung hòa 25ml dung dịch HCl 0,24M là A. 300 ml. B. 125 ml. C. 75 ml D. 150 ml. Câu 8: Sục 11,2 lít khí SO2 vào 300 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Dung dịch X gồm A. NaHSO3, Na2SO3, NaOH B. NaHSO3, Na2SO3 C. NaOH, Na2SO3 D. NaOH, NaHSO3 Câu 9: Cho các khí sau Cl2, HCl, O2, H2S. Khí có độ tan trong H2O nhiều nhất: A. Cl2 B. O2 C. HCl D. H2S Câu 10: SO2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với o A. dung dịch KMnO4. B. O2 (xt, t ). C. dung dịch Br2. D. H2S. Câu 11: Cho 29,75 gam muối KX (X là nguyên tố halogen) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 47 gam kết tủa. X là: A. Flo B. Brom C. Clo D. Iot Câu 12: Axit được dùng để khắc chữ lên thủy tinh là A. HCl. B. HF. C. HI. D. HBr. Câu 13: Cho các chất: Cu, NaOH, K2S, MgCl2, Mg lần lượt vào dung dịch H2SO4 loãng. Số phương trình phản ứng xảy ra là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 14: Khí nào sau đây có màu vàng lục? A. Cl2 B. F2 C. O2 D. SO2 Câu 15: Sục 4,48 lít khí (đktc) vào 250 ml dd NaOH 1M thu được dd X. Dung dịch X gồm các chất tan là: A. NaHSO3; Na2SO3 B. NaOH; Na2SO3 C. NaHSO3; Na2SO3; NaOH D. NaOH; NaHSO3 Câu 16: Ở nhiệt độ thường lưu huỳnh tác dụng được với A. H2. B. Fe. C. Hg. D. O2. Câu 17: Chất A là muối canxi halogenua (CaX2). Cho dung dịch chứa 0,2 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được 0,376 gam kết tủa. Công thức của phân tử A là A. CaI2 B. CaBr2 C. CaF2 D. CaCl2 Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2S + H2O Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung
- ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 10 Tổng hệ số tối giản của các chất tham gia phản ứng là: A. 23 B. 18 C. 30 D. 45 Câu 19: Cho 20 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO, Zn, ZnO, Al, Al2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl thì thu được dung dịch X và 0,15 mol khí H2. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là A. 42,00 gam. B. 30,65 gam. C. 44,40 gam. D. 48,90 gam. Câu 20: Công thức phân tử của clorua vôi là A. Ca(ClO3)2. B. Ca(ClO)2 C. CaOCl2. D. CaO2Cl. Câu 21: Cho các yếu tố sau: a. nồng độ chất. b. áp suất c. xúc tác d. nhiệt độ e. diện tích tiếp xúc Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung là: A. a, c, e. B. b, c, d, e. C. a, b, c, d, e. D. a, b, c, d. Câu 22: Cho phản ứng hóa học X Y. Nồng độ ban đầu của X là 0,3 mol/l, sau 10 phút nồng độ của X còn 0,21 mol/l. Tốc độ phản ứng trung bình của phản ứng trên trong 10 phút là A. 1,5.10-4mol/l.s B. 3,5.10-4mol/l.s C. 3,0. 10-4mol/l.s D. 5,0.10-4mol/l.s Câu 23: Cho AgNO3 dư vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol NaF, 0,2 mol NaBr thì khối lượng kết tủa thu được là A. 37,6 gam. B. 18,8 gam. C. 50,3 gam. D. 12,7 gam. Câu 24: Cho hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thể tích khí (đktc) thu được là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,60 lít. Câu 25: Dung dịch H2SO4 đậm đặc có thể làm khô được chất nào sau đây? A. CO2. B. SO3. C. HBr. D. H2S. Câu 26: Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm? A. Điện phân nước B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng C. Nhiệt phân CuSO4 D. Nhiệt phân KClO3(xt MnO2) Câu 27: Khi ninh ( hầm) thịt cá, người ta làm gì cho chúng nhanh chín ? A. Dùng nồi áp suất B. Chặt nhỏ thịt cá. C. Cả 3 đều đúng D. cho thêm muối vào. T 0 Câu 28: Cho sơ đồ phản ứng sau: KClO3 + HCl đặc KCl + Cl2 + H2O. Tổng hệ số tối giản của các chất tham gia phản ứng là A. 10 B. 14 C. 7 D. 12 2 Câu 29: Cho phản ứng: A (k) + B (k) → C (k) + D (k) có biểu thức xác định tốc độ phản ứng :V = k .B . Phát biểu nào sau đây là đúng? A. [A], [B] là nồng độ lúc cân bằng của chất A, B. B. Tất cả đều sai C. [A], [B] là nồng độ ban đầu của chất A, B. D. [A], [B] là nồng độ tại thời điểm xác định tốc độ của chất A, B. Câu 30: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm? t o A. S + O2 SO2 B. Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O C. 4FeS2 + 11O2 8SO2 + 2Fe2O3 D. 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung