Đề thi thử Ngữ văn Lớp 10 (Có đáp án)

doc 24 trang Hoài Anh 27/05/2022 6281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử Ngữ văn Lớp 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_ngu_van_lop_10_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi thử Ngữ văn Lớp 10 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ LỚP 10 Câu 1 (3,0 điểm) ĐỀ 1 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Con cò ăn đêm, Con cò xa tổ, Cò gặp cành mềm, Cò sợ xáo măng " Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng! Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân. Con chưa biết con cò,con vạc. Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân » (Tr.45, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo Dục) 1.1. Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào, của tác giả nào? 1.2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. 1.3. Chỉ ra và nêu tác dụng 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Con chưa biết con cò, con vạc – Con chưa biết những cành mềm mẹ hát” 1.4. Trong đoạn thơ, các câu thơ “Con cò ăn đêm - Con cò xa tổ - Cò gặp cành mềm - Cò sợ xáo măng ” đã được tác giả vận dụng từ câu ca dao nào, hãy ghi lại câu ca dao đó. Câu 2 : (2đ) Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về ý nghĩa câu thơ “Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! – Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng.” (khoảng 12 – 15 dòng) Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.'' (Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai) 1
  2. Câu 1 : ĐỀ 1 1) Đoạn thơ nằm trong văn bản Con cò của tác giả Chế Lan Viên. 2) Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 3) Biện pháp tu từ: điệp ngữ ("con chưa biết") => Ở tuổi ấu thơ, những đứa trẻ chưa thể hiểu và chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của những lời ru nhưng chúng cảm nhận được sự vỗ về, âu yếm trong âm điệu ngọt ngào, êm dịu. Chúng đón nhận tình yêu thương, che chở của người mẹ bằng trực giác Đây chính là sự khởi đầu của con đường đi vào thế giới tâm hồn mỗi con người, của những lời ru, lời ca dao dân ca, qua đó là cả điệu hồn dân tộc. 4) Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông có xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Câu 2 : + Câu thơ “Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!” ngắt nhịp 2/2/2/2 rất đều đặn giống như những nhịp vỗ về của người mẹ cho đứa con mau chóng vào giấc ngủ. Vì thế mà lời thơ mang được âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của những lời ru. + Hình ảnh ẩn dụ "cành mềm mẹ đã sẵn tay nâng": Mẹ luôn ở bên, dang đôi cánh tay để che chở, ấp ủ con, để cho con luôn được an toàn => nói lên tình yêu thương dạt dào vô bờ bến mẹ dành cho con, mẹ là chỗ dựa đáng tin cậy, là lá chắn che chở suốt đời cho con. + Hình ảnh con cò mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng mẹ, cho sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của mẹ đối với con. => Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận, mẹ dành cho con bao tình yêu thương, cánh tay dịu hiền của mẹ che chở cho con, lời ru câu hát êm đềm và dòng sữa mẹ ngọt ngào đã nuôi con khôn lớn. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. Lời thơ như nhịp vỗ về thể hiện sự yêu thương dào dạt vô bờ bến Câu 3 : 1. Giới thiệu chung - Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. - “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980. - Đoạn thơ là lời khuyên của cha với con, nên sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình. 2. Phân tích 2
  3. - Những phẩm chất cao quý của người đồng mình: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”. + Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình" là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ. + Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó khăn, vất vả. “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình. => Lời thơ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi. - Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục 3
  4. ĐỀ THI THỬ LỚP 10 Câu 1 (3.0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: ĐỀ 2 "Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chó lớn. Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con" (Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007) a. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả. b. - Giải nghĩa cụm từ “Người đồng mình”. - Qua hai câu thơ của đoạn trích: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Em hãy cho biết “Người đồng mình” sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao? c. Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên. d. Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào? Câu 2 (2,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: Tình bạn chân chính là viên ngọc quý. Qua ý kiến trên, hãy viết đoạn văn (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình bạn chân chính. Câu 3. (5,0 điểm): Cảm nhận về hình ảnh con người Việt Nam trong hai đoạn thơ sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nổi trầm xao xuyến. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9 Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017) 4
  5. Câu Gợi ý trả lời a. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Nói với con của tác giả Y Phương. b. - “Người đồng mình” là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc. - Người đồng mình sống trên đá, trong thung và cuộc sống hiện tại còn nhiều đói nghèo, khó khăn, cực nhọc. Chỉ với những hình ảnh mộc mạc cùng lối so sánh tự nhiên, người cha trong lời dặn dò con biết quý trọng những gì mình đang có, biết gắn bó và yêu thương quê hương còn nhiều khó khăn, đói nghèo. c. Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn 1 của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người. d. Bằng những hình ảnh thơ đẹp, giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói với con rằng: - Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ. - Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Các em có thể dựa trên các ý sau để nêu ra bình luận của mình: - Ngọc là một trong những vật trang sức đẹp, cứng, màu sắc óng ánh tuyệt đẹp và có giá trị về kinh tế cũng như giá trị tồn tại. - Còn tình bạn chân chính là tình bạn đẹp trong sáng, thủy chung. Bạn bè tâm đầu ý hợp, yêu thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, chia sẻ với nhau những niềm vui, những nỗi buồn. 2 Những người bạn tri kỉ của nhau thường tôn trọng nhau và hiểu nhau. - Tình bạn là một tài sản vô giá, tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất do con người kì công tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại. Một tình bạn đẹp còn thể hiện ở niềm tin dành cho nhau. Và chính vì giá trị vĩnh cửu của tình bạn, ta có thể hiểu được tại sao tình bạn chân chính là viên ngọc quý. 1. Mở bài: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Giới thiệu, khái quát giá trị của đoạn thơ ( viết lại đoạn thơ) + Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá: - Huy Cận là bút danh, họ tên là Cù Huy Cận. Thơ của ông dào dạt niềm vui, nhất là khi ông nói về cuộc sống mới, con người mới. 3 - Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được Huy Cận viết năm 1958. Bài thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá một đêm trăng tròn Hạ long, qua đó ca ngợi biển quê hương giàu đẹp, người dân chài làm chủ cuộc đời, hăng say lao động, xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc. + Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: - Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) là bút danh của Phạm Bá Ngoãn. Ông là người có công lớn thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng trong lòng miền Nam. Thơ của Thanh Hải có ngôn ngữ 5
  6. trong sáng, giàu âm điệu nhạc điệu, cảm xúc thiết tha, chân thành và lắng đọng. - Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, khi còn nằm trên giường bệnh, một tháng trước lúc qua đời. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất nước. + Nhận xét: Cả hai bài thơ đều miêu tả vẻ đẹp của con người Việt Nam đặc biệt là 2 đoạn thơ sau (trích dẫn thơ) 2. Thân bài * Phân tích khổ thơ bài đoàn thuyền đánh cá: - Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp. Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Hai tiếng “thuyền ta" vang lên một cách đầy kiêu hãnh, tự hào. Xa rồi những ngày áp bức, bóc lột làm thân nô lệ, làm kiếp ngựa trâu, bị coi như thứ tài sản, bị bóc lột đến kiệt quệ sức lao động. Ta có làm mà không được hưởng. Còn giờ đây, ta thực sự trở thành một công dân của đất nước. Ta được làm chủ đất nước, biển trời và làm chủ công việc của mình. Trong không không khí hào hứng phân khởi, say mê người ngư dân đưa con thuyền vào cuộc chinh phục mới. Bút pháp lãng mạn khoa trương đã biến con thuyền không phải chạy bằng động cơ máy móc mà bằng sức mạnh của tự nhiên. Con thuyền ấy có gió làm bánh lái, trăng làm buồm. Trong phút chốc, tầm vóc con thuyền trở lên lớn lao, kì vĩ sánh ngang cùng thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh con thuyền hay chính là con người lao động với tầm vóc cũng rất lớn lao. Con thuyền ấy không phải đi trên mặt biển mà như "lướt" giữa không gian rộng với trời xanh bát ngát. Động từ "lướt" diễn tả đoàn thuyền không chỉ chạy nhanh mà còn rất nhẹ nhàng. Vẻ đẹp của con thuyền chính là vẻ đẹp của người lao động. Đoàn thuyền chạy nhanh diễn tả khí thế phơi phới của những con người lần đầu tiên làm chủ cuộc đời. => Họ không chỉ có sức mạnh mà tâm hồn họ còn vô cùng vui tươi phấn khởi. Hình ảnh con thuyền mang kích thước khổng lồ đang hòa nhập với thiên nhiên tạo nên một cảnh tượng kì vĩ. Dường như đây không phải là đoàn thuyền trong cuộc đánh bắt cá mà đang trong cuộc du ngoại giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Nếu hai câu thơ trên miêu tả bằng bút pháp tả thực thì hai câu dưới miêu tả bằng bút pháp hiện thực. Cảnh lao động trở về ttính chất quyết liệt của nó: "Ra đầu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng" Những người ngư dân với tâm hồn phơi phới đang làm chủ phương tiện của mình. Họ lái những con thuyền ra khơi đâu còn quẩn quanh đánh bắt ven bờ. Đâu còn những ngày chỉ có những trang thiết bị thô sơ thiếu thốn.Giờ đây họ đã có trong tay những tranh thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ.Với những phương tiện ấy,họ tự tin tìm đến những nơi xa để "dò bụng biển". Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ đã biến lòng biển bao la trở thành "bụng biển". Nơi ấy chất chứa bao điều kì lạ, bí hiểm đòi hỏi sự khám phá của con người. Nơi ấy cũng chứa đựng tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho công việc làm giàu đất nước. 6
  7. Bằng một động từ mạnh được sử dụng liên tiếp nhà thơ đã giúp người đọc hình dung cảnh đánh bắt cá. Những ngư dân giờ bước vào cuộc chiến mới. Ở đó, ngư trường là chiến trường, ngư cụ là vũ khí, ngư dân là chiến sĩ. Tất cả trong tư thế hoàn toàn chủ động để dàn đan thế trận tấn công vào cuộc chinh phục thiên nhiên. * Phân tích khổ thơ bài mùa xuân nhỏ nhỏ Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. => Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. => Mong muốn được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời: Ta nhập vào hòa ca Mội nốt trầm xao xuyến Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. => Một ước mơ nho nhỏ, chân tình. *Hình ảnh con người Việt Nam trong bài thơ: Tác giả đều lấy những hình ảnh thiên nhiên với hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng để thể hiện hình ảnh niềm vui, sự nhịp nhàng cùng hòa nhập thiên nhiên. Qua đó tác giả cũng truyền đạt một thông điệp hình ảnh con người Việt Nam luôn cố gắng làm việc với ước mơ cống hiến một phần công sức cho sự phát triển của đất nước. 3. Kết bài: Nêu cảm nhận chung của em về hai khổ thơ trên. 7
  8. ĐỀ THI THỬ LỚP 10 ĐỀ 3 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn. Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc. (Trích Nói với con, Y Phương - SGK Ngữ văn 9, tập II - NXBGDVN - 2006 - trang 12). Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên. Câu 2. Qua đoạn trích, em thấy cuộc sống của người đồng mình hiện lên như thế nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau: Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc PHẦN II Câu 4. (2,0 điểm) "Con chim sẻ nhỏ chết rồi Chết trong đêm cơn bão về gần sáng. Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi." (Trích Tiếng vọng, Nguyễn Quang Thiều, Tiếng Việt 5, Tập một) Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc đó. Câu 5: (5,0 điểm) "Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Cỏ đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi." (Hữu Thỉnh) Viết bài văn nêu những cảm nhận của em về đoạn thơ trên. 8
  9. Câu 1: Thể thơ của đoạn trích trên: Thơ tự do Câu 2: Qua đoạn trích trên em thấy "người đồng mình" là những con người miền quê, tình cảm chân thành mà sâu sắc, họ không hề sợ hãi hay nhụt chí trước những khó khăn của quê hương còn đói nghèo đang đeo bám nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Họ không ngại khó, ngại khổ, sống với cái nghèo nhưng không chê quê hương nghèo khó => sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt của con người nơi đây đồng thời muốn khen ngợi tinh thần, bản lĩnh của những con người quê hương mình. Họ luôn là những con người bằng xương thịt “thô sơ da thịt” thật giản dị, chân thật nhưng không bao giờ nhỏ bé, với quyết tâm đó người đồng mình mong muốn xây dựng quê hương giàu mạnh hơn. Niềm tự hào cùng với sự cần chù, chăm chỉ sẽ giúp họ thành công. Câu 3: Hai biện pháp tu từ: - So sánh: Sống như sông như suối Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người. - Tương phản: Lên xuống Phép tương phản nhấn mạnh nỗi khó nhọc trong cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc của người đồng mình. Câu 4: Trong đoạn thơ trên, tác giả muốn nói về vô cảm: là một trạng thái tinh thần mà ở đó con người không có tình cảm, cảm xúc nhân bản trước bất kì sự vật hiện tượng nào diễn ra xung quanh họ. Họ sống ích kỉ, lạnh lùng, trái tim băng giá, thờ ơ trước những người gặp bất hạnh, không quan tâm đến những xâu xa xung quanh mình Phân tích: - Hiện trạng: Căn bệnh vô cảm xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành một vấn nạn trong xã hội. - Biểu hiện: + Không quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. + Chỉ lo nghĩ cho lợi ích bản thân. - Nguyên nhân của sự vô cảm: + Lối sống thực dụng của nền kinh tế hiện đại. + Sự ích kỉ trong lòng mỗi người, sợ vạ lây, + Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, với ứng dụng hiện đại đã ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến giới trẻ. + - Hệ quả: + Nhân cách con người phát triển lệch lạc. + Sự thờ ơ vô cảm dẫn đến cái xấu, cái ác lên ngôi, xã hội rối loạn. - Biện pháp: + Luôn mở lòng, yêu thương những người xung quanh, yêu thương mà không đòi hỏi nhận lại. + Biện pháp giáo dục đúng đắn. Mở rộng và liên hệ bản thân - Bên cạnh đó vẫn có những người luôn quan tâm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. 9
  10. - Yêu thương, giúp đỡ mọi người khiến cuộc sống của mỗi người trở nên đẹp đẽ và ý nghĩa hơn. - Liên hệ bản thân Câu 5: I. Mở bài - Giới thiệu về tác giả tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh Bài thơ chính là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu Bài thơ được sáng tác 1977 , in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ II. Thân bài: + Giới thiệu khái quát khổ 1 + Cảm nhận những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang - Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa - Hình ảnh dòng sống trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu - Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi → Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời. + Phân tích những tâm tư, suy ngẫm của tác giả Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa - Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn - Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi + Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa + Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ”- trạng thái của con người + Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh. • Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực • Nghệt thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ. III. Kết bài Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm + Sang thu là bài thơ đẹp thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người 10
  11. ĐỀ THI THỬ LỚP 10 ĐỀ 4 Câu 1 (2,0 điểm). Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29) a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? b. Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Câu 2 (3,0 điểm). Em hãy viết một bài văn (khoảng 300 chữ) bàn về lòng hiếu thảo. Câu 3: (5điểm): Phân tích các nhân vật Thao, Nho trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, nhà xuất bản giáo dục - 2008) 11
  12. Câu 1: a) Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát b) Trong bài thơ, những âm thanh được tác giả nhắc đến là: tiếng ve, tiếng võng kêu, tiếng mẹ hát ru. c) Biện pháp tu từ: - Ẩn dụ: "giấc tròn" => Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" không phải chỉ là giấc ngủ của con mà còn mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất thảy yêu thương. Câu 2: Tham khảo dàn ý sau I. Mở đoạn: Nêu vấn đề cần bàn luận “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” - Đây là những câu tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con người, không chỉ chúng ta có lòng biết ơn đối với cha mẹ mà lòng biết ơn còn được thể hiện với ông bà và đất nước. - Hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay, là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta. II. Thân đoạn 1. Hiếu thảo là gì ? - Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ - Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả 2. Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào? - Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ - Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm. - Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. - Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tổ tiên. 3. Vì sao cần phải có long hiếu thảo với ông bà cha mẹ? - Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta - Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội - Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người - Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng - Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn - Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo 12
  13. - Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình 4. Cần làm gi để có được lòng hiếu thảo? - Phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ - Chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già - Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cãi lại - Yêu thương anh em trong nhà 5. Liên hệ - Em đã làm những gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - Phê phán những người không hiếu thảo trong xã hội hiện nay: sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi, đáng chê trách. III. Kết đoạn - Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ - Cần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay. C©u3 Ph©n tÝch c¸c nh©n vËt Thao vµ Nho trong ®o¹n trÝch “ Nh÷ng ng«i sao xa x«i” cña Lª Minh Khuª. HS cã thÓ chän bè côc vµ diÔn ®¹t s¸ng t¹o nh­ng ph¶i ®¹t ®­îc nh÷ng yªu cÇu c¬ b¶n sau: I. Më bµi : Giíi thiÖu t¸c gi¶, t¸c phÈm vµ nh©n vËt - T¸c gi¶: LMK lµ nhµ v¨n tr­ëng thµnh trong thêi k× kh¸ng chiÕn chèng MÜ. Nh÷ng t¸c phÈm ®Çu tay cña chÞ viÕt vÒ cuéc sèng chiÕn ®Êu cña thanh niªn xung phong vµ bé ®éi ë tuyÕn ®­êng TS - T¸c phÈm: “ Nh÷ng ng«i sao xa x«i” lµ t¸c phÈm ®Çu tay cña LMK, viÕt n¨m 1971. - Nh©n vËt: Tuy kh«ng ph¶i lµ nh©n vËt chÝnh trong t¸c phÈm nh­ng Thao vµ Nho ®· ®Ó l¹i nh÷ng Ên t­îng khã phai víi nh÷ng phÈm chÊt cao ®Ñp. II. Th©n bµi: 1. Hoµn c¶nh sèng vµ chiÕn ®Êu( 1,0 ®iÓm) a) NhiÖm vô ®­îc giao: ( 0,75 ®iÓm) -Thao vµ Nho cïng Ph­¬ng §Þnh lµm thµnh mét tæ lµm nhiÖm vô “trinh s¸t mÆt ®­¬ng”. Hä lµ nh÷ng c« g¸i thanh niªn xung phong sèng vµ chiÕn ®Êu trªn mét cao ®iÓm cña tuyÕn ®­êng TS. §©y lµ n¬i tËp trung bom ®¹n vµ sù hiÓm nguy ¸c liÖt. Hä ph¶i gi÷a ban ngµy, ph¬i m×nh gi­a vïng träng ®iÓm ®¸nh ph¸ cña m¸y bay ®Þch. - Sau mçi trËn bom, c¸c chÞ ph¶i ch¹y trªn cao ®iÓm, ®o vµ ­íc tÝnh khèi l­îng ®Êt ®¸ bÞ bom ®Þch ®µo xíi, ®Õm nh÷ng qu¶ bom ch­a næ vµ dïng m×n ®Ó ph¸ bom: “ Khi cã bom næ th× ch¹y lªn, ®o khèi l­îng dÊt lÊp vµo hè bom, ®Õm bom ch­a næ vµ nÕu cÇn th× ph¸ bom”. Cã ngµy ph¸ bom ®Õn n¨m lÇn. - §ã lµ c«ng viÖc m¹o hiÓm vµ c¸i chÕt lu«n r×nh rËp; ®ßi hái s­ dòng c¶m, b×nh tÜnh l¹ th­êng. Nh÷ng c«ng viÖc Êy ®· trë thµnh th­êng ngµy: “Cã ë ®©u nh­ thÕ nµy kh«ng ch¹y vÒ hang”. b) §iÒu kiÖn sèng vµ sinh ho¹t: ( 0,25 ®iÓm) - Hä ë ngay d­íi ch©n cao ®iÓm, mçi khi bom næ,®Êt ®¸ r¬i rµo rµo phÝa cöa hang, khãi bom xéc vµo trong hang. - Hä uèng n­íc suèi ®ùng trong ca hay bi ®«ng, t¾m ë khóc suèi th­êng cã bom næ chËm. 13
  14. Ph­¬ng tiÖn gi¶i trÝ duy nhÊt chØ cã chiÕc ®µi b¸n dÉn nhá ®Ó nghe ca nh¹c vµ tin tøc. 2. H×nh ¶nh c¸c nh©n vËt Thao vµ Nho: ( 2,5 ®iÓm) a) ChÞ Thao: ( 1,5 ®iÓm) - Dòng c¶m ngoan c­êng: + Trong c«ng viÖc: ChÞ lµ ng­êi chØ huy vµ còng lµ ng­êi lín tuæi nhÊt cña tæ trinh s¸t ph¸ bom mÆt ®­êng. Trong chiÕn ®Êu chÞ lµ ng­êi tõng tr¶i: “ TiÕng m¸y bay trinh s¸t c¨ng th¼ng”. §iÒu ®ã b¸o hiªu hiÓm nguy s¾p tíi, nh­ng chÞ vÉn b×nh tÜnh l¹ th­êng: “ ChÞ Thao mãc b¸nh bÝch quy trong tói, thong th¶ nhai. Nh÷ng khi biÕt r»ng c¸i s¾p tíi sÏ kh«ng yªn ¶ th× chÞ tá ra b×nh tÜnh ®Õn ph¸t bùc”. Ai còng gêm chÞ vÒ tÝnh c­¬ng quyÕt t¸o b¹o. + Trong cuéc sèng: ChÞ lµ ng­êi rÊt cøng cái. Khi Nho bÞ th­¬ng, trong lßng chi bén bÒ bao suy nghÜ lo l¾ng, nh­ng chÞ kh«ng khãc v× ý thøc s©u s¾c: “ N­íc m¾t ®øa nµo ch¶y trong khi cÇn c¸i cøng cái cña nhau nµy lµ bÞ xem nh­ b»ng chøng cña mét sù tù nhôc m¹”. ChÞ cßn h¸t ®Ó tù ®«ng viªn m×nh: “ ChÞ Thao h¸t: §©y Th¨ng Long, ®©y §«ng §« Hµ Néi ”. - T©m hån trong s¸ng méng m¬: + ChÞ cã t×nh yªu th­¬ng ®ång ®éi s©u s¾c. ChÞ Thao ph©n c«ng P§ ë nhµ trùc ®iÖn tho¹i v× P§ cã vÕt th­¬ng ë ®×u ch­a lµnh, cßn chÞ vµ Nho ®i trinh s¸t lóc m¸y bay ®Þch nÐm bom. ChÞ Thao cÇm c¸i th­íc trªn tay t«i, nuèt nèt miÕng bÝch quy ngon lµnh: “ §Þnh ë nhµ. LÇn nµy nã bá Ýt, hai ®øa ®i còng ®ñ”. Lóc Nho bÞ th­¬ng, chi Thao véi vµng lao tíi, nghÑn ngµo xóc ®éng: “ Nho, bÞ th­¬ng ë chç nµo? BÞ ë ®©u, em?” ChÞ cø luÈn quÈn lóng tóng nh­ ch¼ng biÕt lµm g×. ChÞ ®­a m¾t nh×n Nho, lÊy tay söa cæ ¸o, ve ¸o vµ tãc Nho. + Lµ ng­êi thÝch h¸t: “ ChÞ kh«ng h¸t tr«i ch¶y ®­îc bµi nµo nh­ng chÞ l¹i cã ba quyÓn sæ dµy, chÐp bµi h¸t. Rçi lµ ngåi chÐp bµi h¸t ”. ChÞ còng thÝch lµm duyªn: “ ¸o lãt cña chÞ c¸i nµo còng thªu chØ mµu. ChÞ l¹i hay tØa ®«i l«ng mµy cña m×nh, tØa nhá nh­ c¸i t¨m. b) ChÞ Nho: (1,0 ®iÓm) - Lµ c« g¸i dòng c¶m gan d¹. ChiÕn ®Êu trong m«i tr­êng khã kh¨n ¸c liÖt, chÞ ®· v­ît lªn ®Ó hoµn thµnh nhiÖm vô. C« cïng chÞ Thao ®i trinh s¸t mÆt ®­êng khi m¸y bay ®Þch ®ang nÐm bom vµ Nho ®­îc ph©n c«ng ph¸ hai qu¶ bom d­íi lßng ®­êng - Lµ c« g¸i trÎ trung vµ ®¸ng yªu: Nho cã c¸i cæ trßn vµ chiÕc nh÷ng cóc ¸o nhá nh¾n; nhÑ vµ m¸t mÎ nh­ mét que kem tr¾ng. - Sèng hån nhiªn v« t­: Lµ c« g¸i Ýt tuæi nhÊt tæ cã lóc hån nhiªn trÎ con ( t¾m ë suèi cã bom næ chËm, khi võa lªn, cø quÇn ¸o ­ít ngåi ®ßi ¨n kÑo). 3. §¸nh gi¸: ( 0,5 ®iÓm) - Trong hoµn c¶nh sèng vµ chiÕn ®Êu khã kh¨n nguy hiÓm, c¸c nh©n vËt Thao vµ Nho ®· s¸ng ngêi lªn tinh thÇn dòng c¶m, t©m hån trong s¸ng méng më vµ trÎ trung. §ã lµ nh÷ng phÈm chÊt cao ®Ñp cña nh÷ng c« g¸i thanh niªn xungphong trªn tuyÕn ®­êng TS, cña thÕ hÖ trÎ ViÖt Nam thêi chèng MÜ. - NghÖ thuËt næi bËt: T¸c gi¶ ®· thµnh c«ng trong bót ph¸p c¸ trÓ hãa nh©n vËt. H×nh ¶nh mçi nh©n vËt ®­îc miªu t¶ víi nh÷ng nÐt c¸ tÝnh riªng bÖt nªn rÊt ch©n thùc, sinh ®éng. - Nguyªn nh©n thµnh c«ng: Ph¶i lµ ng­êi trong cuéc vµ g¾n bã yªu th­¬ng míi cã thÓ t¶ ®­îc ch©n thùc, sinh ®éng nh­ vËy. - Liªn hÖ so s¸nh: C¸c t¸c phÈm th¬ ca, truyÖn kÝ viÕt vÒ tuæi trÎ VN thêi chèng MÜ. III. KÕt bµi: - Nªu Ên t­îng kh¸i qu¸t vÒ hai nh©n vËt Thao vµ Nho. - Liªn hÖ b¶n th©n 14
  15. ĐỀ THI THỬ LỚP 10 ĐỀ 5 Câu 1: (3đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: “Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ. Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Nội dung chính của đoạn văn? c. Đoạn văn đã dùng phép liên kết nội dung và hình thức nào? d. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong ba câu văn in đậm. Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó? e. Đoạn trích miêu tả suy nghĩ của nhân vật Phương Định trong hoàn cảnh nào? Điều gì có thể khiến cô “đàng hoàng bước tới” trong hoàn cảnh đó? Câu 2. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về sức mạnh của tình yêu thương. Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. (Y Phương, Nói với con) 15
  16. Câu 1:a Đoạn văn trên được trích từ văn bản: “Những ngôi sao xa xôi”. Tác giả là Lê Minh Khuê. B Nội dung chính của đoạn văn: Khắc họa công việc phá bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong, qua đó cho thấy sự ác liệt của chiến trường và tinh thần dũng cảm của các cô gái. C Đoạn văn đã dùng phép liên kết: - Nội dung: Kể lại một lần phá bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong, qua đó cho thấy sự ác liệt của chiến trường và tinh thần dũng cảm của các cô gái - Hình thức: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng. + Phép lặp: "Tôi" "một quả bom" "một quả" "quả bom", "Các anh ấy", "đi khom" + Phép thế: "Các anh ấy", "các chiến sĩ" thay cho "các anh cao xạ" "Chúng tôi" thay thế cho "Tôi" "Nho" và "Chị Thao" + Phép liên tưởng: "ống nhòm" "ánh mắt" d. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc -> T/d: Nhấn mạnh hiện thực dữ dội và khốc liệt của chiến trường Trường Sơn và nhiệm vụ nguy hiểm của tổ trinh sát mặt đường. Từ đó thể hiện thái độ bình tĩnh, chủ động và lòng dũng cảm của các nữ chiến sỹ thanh niên xung phong. e. Đoạn trích đã diễn tả suy nghĩ của nhân vật Phương Định trong hoàn cảnh đang tập trung làm nhiệm vụ phá bom trên đồi. Điều khiến cô có thể đàng hoàng mà bước tới đó là lòng tự trọng, dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được trỗi dậy khi cô cảm nhận được các anh CSĩ đang dõi theo trông chờ mình hoàn thành nhiệm vụ Câu 2: Giải thích: - Tình yêu thương là gì? Đó chính là sự sẽ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Tình yêu thương thể hiện ở sự đồng cảm, và một tinh thần đồng loại mà con người dành cho con người nhưng nó vô cùng gần gũi: Bố mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn Bàn luận: Nếu bạn có tình yêu thương thì nó sẽ giúp: - Con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. - Là động lực vững chắc để bạn vượt mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống. - Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại thể hiện tình yêu thương với những người mà ta quý mến họ. - Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, 16
  17. ganh ghét, =>Chúng ta nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương. Kết: Liên hệ bản thân em => Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp - hạnh phúc và luôn là chỗ dựa cho bạn. Câu 3: + Mở bài: – Giới thiệu qua tác giả và tác phẩm: Nhà thơ Y Phương là một nhà thơ đặc trưng cho người dân tộc, thơ ông là tiếng nói được phát từ sâu thẳm trái tim, vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. – Bài thơ “Nói với con” là một tác phẩm hay của Y Phương nói lên tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. Một thứ tình cảm cao quý đáng nâng niu trân trọng. – Bài thơ giống như lời chia sẻ, trò chuyện của một người đi trước với người đi sau, của một người cha dành cho đứa con máu mủ của mình, những kỷ niệm khó quên. + Thân bài: Ngay từ những câu đầu tiên lời thơ đã giống như một lời tự sự: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười – Một đứa trẻ khi ngày từ khi được hình thành lên từ trong bụng mẹ đã mang rất nhiều tâm sự, yêu thương, bao bọc của những người thân yêu, của cha mẹ. – Mở rộng lời bài hát “Nhật ký của mẹ” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chúng sáng tác có những câu sau: “Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời ” Đó chính là nỗi lòng yêu thương của bậc làm cha, làm mẹ dành cho hài nhi bé bóng của mình. – Hình ảnh một em bé chập chững biết đi những bước chân đầu tiên trên đường đời luôn được sự cổ vũ động viên từ những người thương yêu chính là cha mẹ. – Trong những câu thơ tiếp theo tác giả lại gieo vào lòng người đọc những tình cảm thân thuộc, tình cảm đồng bào, tình làng nghĩa xóm đầy quý mến, trân trọng. Người đồng mình thương lắm con ơi 17
  18. Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời – Trong những câu thơ này tác giải đã kể về những kỷ niệm, những cánh rừng đầy hoa, những con đường thân thuộc gần gũi, giản dị, nhưng sâu sắc chứa đựng biết bao tình nghĩa + Kết – Bài thơ “Nói với con” là một bài thơ mang những lời tâm sự, chia sẻ, gửi gắm của một người cha tới người con yêu thương của mình. Những lời dạy sâu sắc về tình nghĩa, tình người, về ý chí trên đường đời. – Bài thơ nhẹ nhàng, chân thật, như chính nỗi lòng của tác giả đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khó phai. 18
  19. ĐỀ THI THỬ LỚP 10 ĐỀ 6 Câu 1. (5,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.139) a) Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. c) Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then, đêm sập cửa. d) Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1 trang) trình bày suy nghĩ của em về biển đảo quê hương Việt Nam. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong hai khổ thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện. Bỗng nhận ra hương ổi Hót chi mà vang trời Phả vào trong gió se Từng giọt long lanh rơi Sương chùng chình qua ngõ Tôi đưa tay tôi hứng. Hình như thu đã về (Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ) (Hữu Thỉnh – Sang thu) 19
  20. Câu 2: a) Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận b) Phương thức biểu đạt: Miêu tả c) Phép tu từ: So sánh nhân hóa Cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khi mặt trời lặn. d) Đặt vấn để - Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. - Trước tình hình căng thẳng ở biển Đông, "Thanh niên cần làm gì để bảo vệ Tổ Quốc?", là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ khi đề cập đến thời sự biển Đông. Giải quyết vấn đề 1. Tình hình biển đảo và những nhận thức về tình hình biển đảo - Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thế hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biến đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa - Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đốì với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyển, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguvên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn để trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ờ Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. 2. Hành động của thanh niên hiện nay Để bảo vệ chủ quyển biển đảo, thanh niên, học sinh cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biến đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đố xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982. - Thanh niên cần hưởng ứng tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tín đại chúng, trên internet, khằng định chủ quvền biển đảo Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đâu tranh tham ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. 20
  21. - Thanh niên phải là hậu thuẫn, là chỗ dựa tình cảm vững chắc của những người lính biển đảo, bằng nhũng việc làm thiết thực như gửi thư đến các người lính đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. - Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng nước và đoàn kêt thì chúng ta sẽ kết nổi khôi sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ quyển biển đảo. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thẩn tham gia trực tiếp công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. sẵn sàng lên đường khi Tổ Quốc cần, như lời một bài hát: Tôi lắng nghe Tổ Quốc gọi "! mình! Kết luận - Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. - Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hổ năm xưa đã dặn "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước". I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích thơ: + Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng vô tận đối với thi sĩ từ xưa đến nay bởi vẻ đẹp gợi cảm và vĩnh hằng của nó. + Hình ảnh thiên nhiên luôn được gợi lên với những bức tranh tuyệt đẹp qua biết bao tác phẩm sống mãi với thời gian. + Mỗi lần đọc “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Sang Thu” của Hữu Thỉnh, chúng ta lại bắt gặp những sung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống. Đặc biệt 2 khổ thơ đầu của bài thơ đã khơi gợi cho người đọc những cảm xúc bâng khuâng sao xuyến của thiên nhiên ở 2 mùa xuân thu. II. Thân bài: 1. Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - Một bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi tắn, rộn rã âm thanh, sắc màu hiền hoà thơ mộng và cảm xúc sây sưa ngây ngất của nhà thơ. + Hình ảnh mùa xuân được tái hiện bằng vài nét chấm phá nhưng giàu sức gợi: Trên dòng sông xanh mênh mông, hiền hoà, thơ mộng điểm xuyết một vài bông hoa màu tím than nhẹ nhưng tràn đầy chất thơ. + Phân tích nghệ thuật đảo ngữ với động từ “mọc” được đưa lên đầu đoạn thơ để làm nổi bật sức sống mãnh liệt của thiên nhiên khi mùa đến. + Hình ảnh âm thanh của tiếng chim chiền chiện “vang trời” gợi một không gian cao rộng, thoáng đãng, rộn rã và giàu sức sống. + Cảm xúc của nhà thơ: say sưa, ngây ngất 2. Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” - Bức tranh thiên nhiên chớm thu, tín hiệu báo mùa: cũng được phát hoạ bằng vài nét chấm phá: hương ổi, gió se và sương thu. - Phân tích động từ “Phả” giàu sức gợi: không thể thay từ “Phả” bằng từ “hoà”, từ “quyện”. - Nếu thay từ “hoà”, “quyện” thì chúng ta chỉ cảm nhận được mùi vị của hương ổi mà không cảm nhận được hương vị của làn gió se lạnh, động từ “Phả” vừa gợi sự gợi cảm quyến rũ của đầu mùa thu 21
  22. thoáng nhẹ, thoang thoảng lan toả vào làn gió, tràn vào không gian Đồng thời động từ “Phả” còn gợi lên sự cảm nhận làn gió thu se lạnh mơn man trên da thịt, một sự chuyển mùa bằng tín hiệu đặc trưng của thiên nhiên sang thu - Từ láy “chùng chình” đã được nhân hoá thổi hồn vào làn sương gợi từng bước chuyển động chậm chạp như còn vương vấn, lưu luyến. Làn sương “chùng chình” tạo nên 1 không gian mơ màng, thơ mộng, sương giăng giăng đầu ngõ là nét đặc trưng của vẻ đẹp đầu thu chỉ có ở những làn quê Miền Bắc.Nhưng cảnh vật vừa mới chấm thu, sương thu chưa dày đặc mà chỉ mới xuất hiện lãng đoãng, mơ hồ, chùng chình, khiến nhà thơ bất giác nhận ra thu đã về rồi chăng? Một sự phán đoán còn mơ hồ. + Cảm xúc và trạng thái của nhà thơ Hữu Thỉnh: Tất cả các tín hiệu của thiên nhiên vào thu trong thời khắc chuyển mùa mong manh được nhà thơ bất giác nhận ra: “Bổng” mở đầu bài thơ đã diễn tả trạng thái ấy, nhưng dù bất giác ngỡ ngàng dường như nhà thơ có sự chờ đợi sẵn để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên trong phút giây mong manh giao mùa này chăng? Chỉ có 1 hồn thơ nhạy cảm yêu thiên nhiên say đắm mới có những rung động tinh tế trước sự chuyển mùa rõ rệt đến thế. 3. So sánh thiên nhiên trong 2 đoạn thơ - Giống nhau: + Thiên nhiên trong 2 đoạn thơ đều hiện lên thật gợi cảm, nên thơ cùng với những rung động tinh tế và tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ. + Đều chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu bằng vài nét chấm phá và dùng những từ ngữ giàu sức gợi để diển tả cái hồn của bức tranh thiên nhiên. - Khác nhau: +Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân lúc nằm trên giường bệnh, điều đó còn thể hiện tiếng lòng yêu tha thiết cuộc sống, yêu thiên nhiên. III. Kết bài - Mỗi nhà thơ đều có cảm nhận riêng về cảnh sắc thiên nhiên nhưng đều để lại cho người đọc những cảm xúc sâu lắng, khó phai mờ. 22
  23. ĐỀ THI THỬ LỚP 10 ĐỀ 7 Câu 1. (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và tra lời các câu hỏi “Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa. Cô vắt đối tà áo ướt đẫm nước, tròn con mắt phân trần, "xứ gì ngộ quá, đầu có cũng nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tường rào kín mít, kiểm đỏ Con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đáng chút xíu đã bị kêu tránh ra cho người ta buôn bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho ngồi " Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình họ, tạm gọi là "phải ở dưới quê ". Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẫn thờ, trời ơi, phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so đũa, ngọt nước dữ lắm. Bông So đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh, mật ơi là mật. Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào, "phải ở dưới quê thể nào cũng có người chạy tới can, người ngoài nói tiếng ngọt tiếng lạt, cũng đỡ căng lắm ". Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần, "phải ở dưới quê, đồ ăn dư như vầy là nuôi được mấy con heo " ( )Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu, so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ trước cô giúp việc ” (Biển cửa mỗi người, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Kim Đồng, 2016, Tr. 5,6,7) a) Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên? b) Tại sao chủ nhà lại "hoang mang" và cảm thấy "thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ" trước cô giúp việc. Câu 2. (3 điểm) Thời gian Quà tặng kỳ diệu của cuộc sống! Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 - 200 chữ) bàn về ý nghĩa của thời gian đối với lứa tuổi học trò hiện nay. Câu 3. (5 điểm) Trong cuộc đời con người, ai ai cũng có ước nguyện. Đôi khi ước nguyện của một người cũng chính là ước nguyện của mọi người. Bằng sự hiểu biết của em, hãy phân tích và làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai đoạn thơ sau: “Ta làm con chim hót “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Ta làm một cành hoa Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Ta nhập vào hòa ca Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Một nốt trầm xao xuyến” Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” (Mùa xuân nho nhỏ) (Viếng lăng Bác) 23
  24. Câu 1: a) Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự b) Chủ nhà hoang mang bởi vì trước đó đã nghĩ rằng cuộc sống hiện tại sung túc đầy đủ là thiên đường nhưng mà sau khi có sự xuất hiện của cô giúp việc trong gia đình, họ lại nghĩ tới một cuộc thư thái và thoải mái mới là hạnh phúc. Câu 2: Giải thích - Thời gian: không định nghĩa được rõ ràng, nhưng vẫn biết có cái gì đó đang chảy trôi làm thay đổi mọi vật (nước có thể làm mòn đá phải trải qua ngày này đến ngày khác thì mới mòn được). Cái sự trải qua đó, ta tạm gọi là thời gian. - Thời gian: sẽ không bao giờ giống nhau vì nó không quay trở lại. Ngày hôm qua sẽ không giống ngày hôm nay là vậy. - Thời gian vô cùng quan trọng, vì cái duy nhất không lặp lại. Vì vậy nó là điều độc đáo - là quà tặng kì diệu của tạo hoá. 2. Bình luận - Ai cũng có một quỹ thời gian không bao giờ nhiều hơn tuổi thọ của mình. Thời gian làm cho ta khôn lớn lên, nhưng cũng làm cho ta già và chết đi. - Thời gian sẽ không trở lại, nên ai biết gìn giữ, đón nhận và trân trọng nó, thì ta làm được nhiều điều có ý nghĩa trong đời. - Ai lãng phí thời gian, sẽ từng bước rơi vào sự lạc lõng và chán nản - trở thành đời thừa. - Thời gian là chứng nhân cho những giá đích thực. - Liên hệ bản thân. Câu 3. Phân tích 2 khổ thơ bình thường Phần thân bài cần có: - Ước nguyện đó thật đẹp của 2 nhà thơ (dù nhỏ bé hay lớn lao, dù cá nhân hay tập thể) - Là ước nguyện bình dị, hóa thân vào sự vật gần gũi trong thiên nhiên -> góp thêm những điều hữu ích cho đời - Sống là phải cống hiến cho đời - Ước nguyện và hoài bão là điều giúp cho cuộc sống ý nghĩa hơn, cuộc sống cần có niềm vui và cả những ước mơ 24