Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 896 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên

doc 3 trang thaodu 5020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 896 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_3_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_896.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 896 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN Năm học: 2019 - 2020 Bài thi: KHTN LỚP 11. Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 896 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 41: Công thức cấu tạo của chất có tên gọi 2-metylbutan A. CH3-CH2-CH2-CH3. B. CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-CH3. C. CH3-CH(CH3)-CH3 D. CH3-CH2-CH(CH3)-CH3. Câu 42: Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. CH2=CH – CH3. B. (CH3)2C=CH – CH3. C. CH2=CH – CH=C(CH3)2. D. CH3 – CH2 – C(CH3)=CH – CH3. Câu 43: Tên gọi của CH3-CH(OH)-CH2OH là: A. Propan-1,2- điol B. 1- Metyl etanđiol. C. Propan-2,3-điol D. 1,2- đihiđroxyl propen Câu 44: Đốt cháy 4,48 lít hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon (hơn kém nhau một C), thu được 7,84 lít khí CO2. Mặt khác hỗn hợp A trên làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 24 gam brom (theo tỉ lệ 1:1). CTPT của 2 hiđrocacbon là: A. CH4, C2H2. B. C2H6, C3H4. C. C2H6, C3H6. D. CH4, C2H4. Câu 45: Đun hai rượu đơn chức với H2SO4 đặc 1400C được hỗn hợp 3 ete. Lấy 0,72(g) một trong ba ete đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,76(g) CO2 và 0,72(g) H2O. Hai rượu đó là ? A. CH3OH ;C3H5OH B. C2H5OH ;C4H9OH C. CH3OH; C2H5OH D. C2H5OH ;C3H5OH Câu 46: Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây? A. Br2 B. NaHCO3 C. Na D. NaOH Câu 47: Một ancol đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn xuất Y chứa 58,4% brom về khối 0 lượng. Đun X với H2SO4 đặc ở 180 C được 3 anken. Tên X là A. butan – 1 – ol . B. butan – 2 – ol . C. 2 – metyl propan – 2 – ol . D. pentan – 1 – ol . Câu 48: Hỗn hợp X gồm but-1-in và đồng đẳng A trộn theo tỉ lệ 1:1. Cho 3,36 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng vừa hết với 225ml dung dịch AgNO3 1M. CTCT của A là A. CH3C CCH2C CH. B. CH3CH2CH2C CH. C. CH CH. D. CH CCH3. Câu 49: Khi đun nóng một rượu no, đơn chức A với H 2SO4 đặc, ở nhiệt độ thích hợp thu được sản phẩm B. B có tỉ khối hơi so với A là 0,7. Công thức của A? A. C5H11OH B. C3H7OH C. C2H5OH D. C4H9OH Câu 50: Để nhận biết các bình riêng biệt đựng các khí không màu sau đây: etan, etilen, axetilen ta có thể dùng hoá chất: A. Dung dịch brom và dung dịch Ca(OH)2 B. Dung dịch brom, tàn đóm C. Dung dịch AgNO3/NH3 và dd brom D. Dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch Ca(OH)2 Câu 51: Cho 2,84(g) hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với Na thu được 4,6(g) chất rắn và V lít H2(đktc). Xác định V A. 0,896 (l) B. 1,12 (l) C. 2,24(l) D. 1,792 (l) Câu 52: Đốt cháy hoàn toàn 1 ancol đơn chức X thu được VCO2 : VH2O = 3 : 4 (đktc). Vậy X là A. C2H6O. B. CH4O. C. C3H8O. D. C4H10O. Trang 1/3 - Mã đề thi 896
  2. Câu 53: Đêhidrat hoá 14,8(g) rượu thì thu được 11,2(g) anken. Công thức phân tử của rượu? A. C2H5OH B. C5H11OH C. C3H7OH D. C4H9OH Câu 54: Cho 1 lít cồn 900 tác dụng với Na dư . Biết rằng ancol nguyên chất có D = 0,8g/ml và nước có D = 1g/ml. Thể tích H2 tạo ra ở đktc là A. 312,5 lít. B. 358,5 lít. C. 237,5 lít. D. 295.5 lít Câu 55: Có bao nhiêu ankan đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ? A. 5 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 3 đồng phân. D. 6 đồng phân. Câu 56: Khi oxi hóa ancol A bằng CuO, nhiệt độ, thu được andehit, vậy ancol A là: A. ancol bậc 1 B. ancol bậc 3 C. ancol bậc 2 D. ancol bậc 1 hoặc ancol bậc 2 Câu 57: Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen ? A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 58: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C 5H12 khi tác dụng với clo tạo được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên của X là A. isopentan. B. pentan. C. 2,3–đimetylpropan D. 2,2–đimetylpropan. Câu 59: 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br 2 2M. CTPT X là (C=12, H=1, Br=80) A. C4H6. B. C3H4. C. C2H2. D. C5H8 . Câu 60: Benzen A o-brom-nitrobenzen. Công thức của A là: A. nitrobenzen. B. o-đibrombenzen. C. aminobenzen. D. brombenzen. Câu 61: Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là A. (-CH2-CH(CH3)-CH2-CH2-)n . B. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n C. (-CH2-C(CH3)-CH-CH2-)n . D. (-CH2-C(CH3)-CH=CH2-)n . Câu 62: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là: A. Br2 (Fe). B. KMnO4 (dd). C. Br2 (dd) hoặc KMnO4(dd). D. Brom (dd). Câu 63: Đun nóng hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức, mạch hở với H 2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thì có thể thu được tối đa bao nhiêu ete? A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 64: Đốt cháy hoàn toàn một ankan X thu được 3,36 lít khí CO 2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là (C=12, H=1) A. C3H8 B. C2H6. C. C4H10. D. CH4. Câu 65: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của ancol đều cao hơn so với hiđrocacbon, dẫn xuất halogen,ete có phân tử lượng tương đương là do? A. ancol có nguyên tử oxi trong phân tử B. ancol có phản ứng với Na C. giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro D. trong phân tử ancol có liên kết cộng hoá trị Câu 66: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO 2 (đktc). Công thức phân tử của A là: A. C8H10. B. C10H14. C. C9H12. D. C7H8. Câu 67: Phương pháp điều chế rượu etylic từ chất nào dưới đây là phương pháp sinh hoá? A. C2H5Cl B. Tinh bột C. CH3CHO D. C2H4 Câu 68: Các hiđrocacbon no được dùng làm nhiên liệu là do nguyên nhân nào sao đây? A. Hiđrocacbon là chất nhẹ hơn nước. B. Hiđrocacbon có phản ứng thế. C. Hiđrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên. D. Hiđrocacbon có nhiều trong tự nhiên. Câu 69: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) A. 4,5 kg. B. 6,0 kg. C. 5,4 kg. D. 5,0 kg. Câu 70: Rượu etylic 400 có nghĩa là Trang 2/3 - Mã đề thi 896
  3. A. trong 100ml dung dịch rượu có 40ml C2H5OH nguyên chất. B. trong 100ml dung dịch rượu có 60 gam nước. C. trong 100 gam rượu có 60ml nước. D. trong 100 gam dung dịch rượu có 40 gam rượu C2H5OH nguyên chất. 0 Câu 71: Đun rượu có công thức CH 3-CH(OH)-CH2-CH3 với H 2SO4 đặc ở 180 C, thu được sản phẩm chính có công thức cấu tạo như sau A. CH3-CH2-O-CH2-CH3. B. CH3-CH=CH-CH3. C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH2=C(CH3)2. Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn một cháy hiđrocacbon A thu được 0,11 mol CO 2 và 0,132 mol H2O. Biết rằng A tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của A là A. etan. B. 2-metylbutan. C. 2-metylpropan. D. 2,2-đimetylpropan. Câu 73: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là: A. NaOH, CuO, HBr B. CuO, HBr, K2CO3 C. Na, HBr, Mg D. Na, CuO, HBr Câu 74: Thuốc thử để phân biệt glixerol, etanol và phenol là: A. Dung dịch brom, Cu(OH)2 B. Na, dung dịch brom C. Cu(OH)2, dung dịch NaOH D. Dung dịch brom, quì tím Câu 75: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là: A. CnH2n-2 ; n 6. B. CnH2n-6 ; n 6. C. CnH2n-6 ; n 3. D. CnH2n+6 ; n 6. Câu 76: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 77: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, the qui tắc maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ? A. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br B. CH3-CH2-CH2-CH2Br. C. CH3-CH2-CHBr-CH3. D. CH3-CH2-CHBr-CH2Br Câu 78: Đốt cháy hoàn toàn 3,48 gam hỗn hợp X gồm 2 ankanol đồng đẳng liên tiếp cần vừa đủ 4,032 lít O2 (đktc). Vậy công thức phân tử của 2 ankanol trong hỗn hợp X là A. C4H9OH và C5H11OH. B. C3H7OH và C4H9OH. C. C2H5OH và C3H7OH. D. CH3OH và C2H5OH. Câu 79: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol no A cần 15,68 lít O 2 (đktc) biết tỉ khối hơi của A so với H 2 bằng 52. Lấy 4,16 gam A cho tác dụng với CuO nung nóng dư sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm 0,64 gam và thu được chất hữu cơ B không có nhóm anđehit. Vậy A là: A. 2-metylbutan-1,4-điol B. Pentan-2,3-điol C. 2-metylbutan-2,3-điol D. 3-metylbutan-1,3-điol Câu 80: Hỗn hợp X gồm: 2 rượu đơn chức Y, Z hơn kém nhau 2 nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp X thu được 0,5 mol CO 2 và 0,7 mol H2O. Mặt khác, cho 12,2 gam hỗn hợp X vào bình đựng K (dư), kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình tăng 11,9 gam. Hỗn hợp X là A. CH3OH; CH2=CHCH2OH B. CH3CH2OH, CH2=C(CH3)-CH2OH C. CH3OH; CH3(CH2)2OH D. CH3OH; CHCCH2OH HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 896