Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý - Đề số 6

docx 4 trang thaodu 5990
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý - Đề số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_de_so_6.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý - Đề số 6

  1. Đề số 6 Câu 1: Đặc điểm chung của địa hình nước ta là A. không xuất hiện địa hình núi cao.B. ít chịu tác động của con người. C. có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.D. đồi núi chiếm diện tích nhỏ. Câu 2: Tổ hợp công nghiệp hàng không Airbus do các nước nào sau đây sáng lập? A. Thụy Điển, Anh, Đức . B. Đức, Pháp, Bỉ. C. Đức, Pháp, Anh. D. Pháp, Bỉ, Anh. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc ở nước ta? A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo.B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C. C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn. D. Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta? A. Sông Mê Công.B. Sông Hồng. C. Sông Thái Bình. D. Sông Mã. Câu 5: Biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta là A. thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. B. tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP. C. tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước.D. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí hậu Hà Nội có mưa nhiều nhất vào tháng nào sau đây? A. Tháng 10. B. Tháng 8. C. Tháng 7. D. Tháng 9. Câu 7: Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định là ranh giới ngoài của vùng A. đặc quyền kinh tế.B. tiếp giáp lãnh hải.C. lãnh hải. D. nội thủy. Câu 8: Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là A. phòng chống hiện tượng ô nhiễm môi trường biển. B. sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển. C. thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai. D. tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ. Câu 9: Đặc điểm vị trí địa lí nào sau đây qui định tính chất ẩm của khí hậu nước ta? A. Tiếp giáp biển Đông ở phía đông và phía nam. B. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. C. Nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong. D. Tiếp giáp Lào, Campuchia ở phía tây và tây nam. Câu 10: Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là A. thưong mại thế giới phát triển mạnh.B. vai trò công ty xuyên quốc gia giảm. C. các nước nâng cao quyền tự chủ về kinh tế.D. đầu tư ra nước ngoài giảm nhanh. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành giáp với Lào? A. 10.B. 9.C. 11.D. 8. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất? A. Hà Nội.B. Huế.C. TP. Hồ Chí Minh.D. Hà Tiên. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và trang 7, cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc- đông nam? A. Hoàng Liên Sơn.B. Đông Triều.C. Con Voi.D. Pu Đen Đinh. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 18, vườn quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Xuân Thủy.B. Ba Bể.C. Ba Vì.D. Cát Bà. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta? A. Phần lớn dân số ở thành thị.B. Việt Nam là nước đông dân. C. Cơ cấu dân số đang thay đổi. D. Số dân nước ta đang tăng nhanh. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Thanh Hóa.B. Huế.C. Đà Nẵng.D. Vinh. Câu 17: Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là A. lưu lượng nưóc lớn và hàm lượng phù sa cao. B. chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ. C. chảy theo hướng tây bắc - đông nam và đổ ra biển Đông. D. chiều dài tuong đối ngắn và diện tích lưu vực nhỏ. Câu 18: Cho bảng số liệu:TỒNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TỂ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: tỉ đồng) Năm 2010 2012 2013 2014 Kinh tế Nhà nước 633 187 702 017 735 442 765 247 Kinh tế ngoài Nhà nước 926 928 1 060 587 1 110 769 1 175 739 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 326 967 378 236 407 976 442 441 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 -2014? A. Tổng sản phẩm trong nước giữa các thành phần kinh tế tăng không đều. B. Kinh tế Nhà nước lớn hơn so với Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. C. Kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh hon so với Kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế Nhà nước tăng nhanh hơn Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta? A. Chất lượng lao động đang được nâng lên.B. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
  2. C. Lao động trình độ cao chiếm đông đảo.D. Công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu. Câu 20: Mức bình quân lương thực theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng vẫn còn thấp hơn mức bình quân của cả nước là do A. khí hậu không thuận lợi cho sản xuất lương thực. B. năng suất các loại cây lương thực chưa cao. C. có người nông dân còn thiếu kinh nghiệm sản xuất. D. dân đông, diện tích bình quân đất canh tác thấp. Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết so sánh nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu của Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh? A. Tháng mưa ít nhất của TP. Hồ Chí Minh là tháng 3, Đà Nẵng mưa ít nhất là tháng 6. B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao hơn so với Đà Nẵng. C. TP. Hồ Chí Minh mưa nhiều vào các tháng mùa hạ, Đà Nẵng mưa nhiều vào mùa thu đông. D. Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh thấp hơn so với Đà Nẵng. Câu 22: Duyên hải Nam Trung Bộ có ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển là nhờ A. có hai ngư trường lớn. B. có nhiều vụng, đầm phá. C. các tỉnh đều giáp biển. D. đường bờ biển dài. Câu 23: Miền núi tây bắc tuy gió mùa mùa đông ảnh hưởng yếu hơn nhưng vẫn có mùa đông lạnh là vì A. cách biển một khoảng cách khá xa. B. địa hình cao. C. rừng chiếm diện tích lớn. D. có nhiều cao nguyên rộng. Câu 24: Điểm khác biệt của vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta là A. độ cao trung bình địa hình thấp hơn.B. có nhiều cao nguyên xếp tầng hơn. C. sự tương phản đông - tây rõ rệt hơn.D. có nhiều khối núi cao đồ sộ hơn. Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tài nguyên đất của nước ta? A. Đất feralit trên đá vôi tập trung chủ yếu ở miền Nam. B. Đất feralit trên đá badan có diện tích nhỏ hơn đất feralit trên đá vôi. C. Đất feralit trên đá badan tập trung chủ yếu ở miền Bắc. D. Diện tích nhóm đất feralit lớn hơn nhiều diện tích nhóm đất phù sa. Câu 26: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN, DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG Ở NƯỚC TA (Đơn vị: triệu ha) Năm 1983 2005 2010 2014 Diện tích rừng tự nhiên 6,8 10,2 10,3 10,1 Diện tích rừng trồng 0,4 2,5 3,1 3,7 Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1983-2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn.B. Đường. C. Cột.D. Miền. Câu 27: Ở Tây Nguyên, cao su được trồng A. trên các cao nguyên thấp, kín gió. B. trên các cao nguyên cao, nhiệt độ thấp. C. ở tất cả các tỉnh.D. chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk. Câu 28: Điều nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong nền kinh tế cả nước? A. Dẫn đầu về tổng sản phẩm trong nước. B. Dẫn đầu về giá trị sản lượng công nghiệp. C. Dẫn đầu về giá trị hàng xuất khẩu. D. Dẫn đầu về sản lượng lương thực, thực phẩm. Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta? A. Nhiệt độ trung bình tháng 7 cao hơn trung bình tháng 1. B. Nhiệt độ trung bình năm của cả nước trên 20°C. C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 chênh lệch giữa các vùng ít. D. Nhiệt độ trung bình tháng 1 giảm dần từ Bắc vào Nam. Câu 30: Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có A. quãng đường đi dài. B. tầng ẩm rất dày. C. sự đổi hướng liên tục. D. tốc độ rất lớn. Câu 31: Cho biểu đồ: TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950-2015?
  3. A. Toàn thế giới và 2 nhóm nước đều giảm, nhóm nước phát triển giảm nhanh nhất. B. Các nước phát triển cao hơn và giảm chậm hơn các nước đang phát triển. C. Các nước phát triển thấp hơn và giảm nhanh hơn so với toàn thế giới. D. Các nước đang phát triển cao hơn và giảm nhanh hơn so với toàn thế giới. Câu 32: Để nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải A. đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, cải tiến giống cây trồng, thức ăn. B. phát triển công nghiệp chế biến, chú ý kĩ thuật sản xuất. C. kết hợp giữa nông - lâm - ngư nghiệp với bảo vệ môi trường sinh thái. D. củng cố và mở rộng thị trường. Câu 33: Vùng kinh tế trọng điểm được hiểu là vùng A. có khả năng thu hút các ngành công nghiệp và dịch vụ then chốt. B. có tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước, có sức hút đối với các nhà đầu tư. C. tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác. D. hội tụ đầy đủ các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế đất nước. Câu 34: Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có những ngày nắng ấm là do A. gió mùa Đông Bắc thay đổi hướng thổi và tính chất. B. Tín phong bị gió mùa Đông Bắc lấn át. C. Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc. D. frông lạnh hoạt động thường xuyên và liên tục. Câu 35: Rừng ven biển của Bắc Trung Bộ được xếp vào loại A. rừng đặc dụng. B. rừng sản xuất. C. rừng phòng hộ. D. rừng đầu nguồn. Câu 36: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn ha) Năm Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 2005 2 942,1 2 349,3 2 037,8 2010 3 085,9 2 436,0 1 967,5 2014 3 116,5 2 734,1 1 965,6 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm? A. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm.B. Lúa mùa giảm, lúa hè thu ngày càng tăng. C. Lúa đông xuân tăng chậm hơn lúa hè thu.D. Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu. Câu 37: Trong khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ, một số vấn đề quan tâm hàng đầu là A. chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. B. giải quyết vấn đề về năng lượng. C. bảo vệ môi trường. D. tăng nhanh sản lượng. Câu 38: Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao chủ yếu là do địa điểm này A. nằm gần xích đạo, chịu Ấnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc. B. nằm ở vĩ độ thấp, không chịu Ấnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. C. nằm gần biển, không chịu Ấnh hưởng của gió phơn Tây Nam. D. nằm gần chí tuyến, không chịu Ấnh hưởng của gió phơn Tây Nam. Câu 39: So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc là A. đến muộn và kết thúc muộn hơn.B. đến sớm và kết thúc muộn hơn. C. đến muộn và kết thúc sớm hơn.D. đến sớm và kết thúc sớm hơn. Câu 40: Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh A. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều lớn hơn 200C. B. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội nhỏ hơn TP Hồ Chí Minh. C. Biên độ nhiệt của Hà Nội lớn hơn TP Hồ Chí Minh. D. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có mùa đông lạnh kéo dài 2 tháng.