Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 - Mã đề 152 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT số 3 An Nhơn

doc 6 trang thaodu 1970
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 - Mã đề 152 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT số 3 An Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_lan_1_ma_de_152_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 - Mã đề 152 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT số 3 An Nhơn

  1. Sở GD&ĐT Tỉnh Bình Định ĐỀ THI THỬ LẦN I THPT QUỐC GIA - Năm học 2018-2019 Trường THPT Số 3 An Nhơn Môn: Địa Lý 12 === Thời gian: 50 phút ( không kể phát đề) Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .SBD. . . . . . . . ___ Mã đề: 152 01. ; / = ~ 11. ; / = ~ 21. ; / = ~ 31. ; / = ~ 02. ; / = ~ 12. ; / = ~ 22. ; / = ~ 32. ; / = ~ 03. ; / = ~ 13. ; / = ~ 23. ; / = ~ 33. ; / = ~ 04. ; / = ~ 14. ; / = ~ 24. ; / = ~ 34. ; / = ~ 05. ; / = ~ 15. ; / = ~ 25. ; / = ~ 35. ; / = ~ 06. ; / = ~ 16. ; / = ~ 26. ; / = ~ 36. ; / = ~ 07. ; / = ~ 17. ; / = ~ 27. ; / = ~ 37. ; / = ~ 08. ; / = ~ 18. ; / = ~ 28. ; / = ~ 38. ; / = ~ 09. ; / = ~ 19. ; / = ~ 29. ; / = ~ 39. ; / = ~ 10. ; / = ~ 20. ; / = ~ 30. ; / = ~ 40. ; / = ~ Câu 1. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm A. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 200C B. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô C. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm D. xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm Câu 2. Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải: A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặnB. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng C. chuyển đổi cơ cấu cây trồngD. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nghề tôm phát triển " bùng nổ" trong các năm trở lại đây là A. điều kiện nuôi rất thuận lợi, kĩ thuật nuôi ngày càng được cải tiến B. nhu cầu thị trường trong và ngoài nước được mở rộng C. chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của nhà nước D. giá trị thương phẩm được nâng cao nhờ công nghiệp chế biển phát triển Câu 4. Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định là ranh giới ngoài của vùng A. tiếp giáp lãnh hải.B. nội thủy.C. đặc quyền kinh tế D. lãnh hải. Câu 5. Cho bảng số liệu sau: Diện tích, dân số một số tỉnh của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, năm 2016 Tỉnh Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Quảng Ninh 6.177,7 1.224,6 Hà Giang 7.929,2 816,1 Cao Bằng 6.700,2 529,8 Bắc Kạn 4.860,0 319,0 Hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Mật độ dân số của tỉnh Hà Giang gấp 1,5 lần mật độ dân số tỉnh Cao Bằng. B. Mật độ dân số của tỉnh Quảng Ninh gấp 3 lần mật độ dân số tỉnh Bắc Kạn. C. Tỉnh Bắc Kạn có mật độ dân số cao nhất. D. Tỉnh Quảng Ninh có mật độ dân số thấp nhất. Câu 6. Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện A. sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
  2. B. việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. C. các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. D. việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới. Câu 7. Công nghiệp của Bắc Trung Bộ phát triển không phải dựa chủ yếu vào A. nguồn vốn đầu tư nước ngoàiB. nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ C. một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớnD. nguồn nguyên liệu của nông, lâm, thủy sản Câu 8. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành A. có thế mạnh lâu dài. B. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. C. tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác. D. đem lại hiệu quả kinh tế cao. Câu 9. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển là A. môi trường biển mang tính biệt lậpB. tài nguyên biển đa dạng C. tài nguyên biển bị suy giảm nghiêm trọngD. môi trường biển dễ bị chia cắt Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, những bãi biển đẹp nổi tiếng nào sau đây không thuộc DH Nam Trung Bộ A. Mũi Né, Mỹ KhêB. Lăng Cô, Thịnh Long C. Cà Ná, Mũi Né D. Sa Huỳnh, Cà Ná Câu 11. Hạn chế lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ để phát triển nông nghiệp là A. chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồngB. diện tích đất canh tác không lớn C. mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọngD. cơ sở vật chất, kĩ thuật chậm phát triển Câu 12. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam, trang 30, hãy cho biết tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là A. Lạng SơnB. Phú ThọC. Quảng Ninh D. Bắc Giang Câu 13. Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông vận tải đường bộ nước ta là A. mạng lưới sông ngòi dày đặcB. khí hậu và thời tiết thất thường C. phần lớn lãnh thổ là địa hình đồi núiD. thiếu vốn và cán bộ kỹ thuật Câu 14. Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là A. động đất, bão và lũ lụt. B. mưa giông, hạn hán, cát bay C. bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy. D. lũ quét, sạt lở, xói mòn Câu 15. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ A. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước B. tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế D. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển Câu 16. Cho biểu đồ : Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây ? A. Sự thay đổi diện tích các loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên B. Diện tích các loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên C. Quy mô và cơ cấu các loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên D. Sự chuyển dịch cơ cấu các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên Câu 17. Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do A. nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn. B. có số dân đông, nhiều quốc gia. C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a. D. là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn. Câu 18. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là A. vùng tiếp giáp lãnh hảiB. vùng đặc quyển kinh tế C. vùng nội thủyD. vùng lãnh hải Câu 19. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ A. gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm
  3. B. khó hạ tỉ lệ tăng dân C. những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn D. gánh nặng phụ thuộc lớn Câu 20. Cho bảng số liệu Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014 Khu vực Số khách du lịch đến Chi tiêu của khách du lịch (triệu lượt) (triệu USD) Đông Á 125966 219931 Đông Nam Á 97262 70578 Tây Nam Á 93016 94255 Nhận xét nào sau đây không đúng về số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á năm 2014 A. số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á tương đương với khu vực Tây Nam Á. B. số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của du khách ở cả hai khu vực Đông Nam Á và Tây Nam Á đều thấp hơn so với khu vực Đông Á. C. chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với Tây Nam Á và Đông Á. D. chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á cao hơn so với khu vực Tây Nam Á. Câu 21. Cho bảng số liệu Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng, năm 2015 (Đơn vị:%) Vùng Thành thị Nông thôn Cả nước 0,84 2,39 Đồng bằng sông Hồng 0,76 1,99 Trung du và miền núi phía Bắc 0,96 1,64 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 1,36 3,05 Tây Nguyên 0,91 2,02 Đông Nam Bộ 0,32 0,82 Đồng bằng sông Cửu Long 1,56 3,52 (Nguồn Niêm giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động phân theo theo vùng năm 2015? A. Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất là ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Tỉ lệ thiếu việc làm ở đô thị thấp nhất là Đông Nam Bộ. C. Tỉ lệ thiếu việc ở nông thôn thấp nhất là ở Đông Nam Bộ. D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn thành thị. Câu 22. Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là A. nguyên, nhiên vật liệu. B. máy móc thiết bị. C. hàng tiêu dùng. D. lương thực, thực phẩm. Câu 23. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là A. có hệ thống đê sông, đê biển bao bọcB. có lượng mưa lớn nhất nước. C. có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.D. có mật độ dân số cao nhất nước ta. Câu 24. : Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ đã cho, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về tốc độ tăng trường một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ? A. Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với 2 mặt hàng còn lại
  4. B. Hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2000 - 2014 C. Nếu chỉ tính trong giai đoạn 2000 - 2010 thì hàng dệt may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất D. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2014 Câu 25. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam, trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở Việt Nam thuộc tỉnh A. Nghệ AnB. Sơn LaC. Bà Rịa-Vũng Tàu D. Ninh Thuận Câu 26. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: triệu ha) Năm 1985 1995 2013 Đông Nam Á 3,4 4,9 9,0 Thế giới 4,2 6,3 12,0 (Nguồn: Bài tập trắc nghiệm Địa lí 11, NXB Giáo dục, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất cây cao su ở khu vực Đông Nam Á A. Tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn so với thế giới. B. Luôn chiếm trên 50% diện tích toàn thế giới. C. Diện tích có xu hướng tăng liên tục D. Tốc độ gia tăng chậm so với của thế giới. Câu 27. Điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ? A. các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng B. các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng tín dụng, phát triển chậm C. các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng D. dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả ngành dịch vụ Câu 28. Nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là A. Đồng bằng sông HồngB. Ven biển miền Trung C. Đông Nam BộD. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 29. Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nổi bật là A. bị hệ thống đê ngăn lũ chia cắt thàng nhiều ô B. có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt C. được phân chia thành ba dải nằm song song với bờ biển D. có nhiều ô trũng, cồn cát, đầm phá Câu 30. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ A. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao. B. giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có. D. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. Câu 31. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước là do? A. khí hậu có mưa nhiều, sông đầy nước quanh năm. B. có nhiều sông, lưu lượng nước lớn và địa hình dốc. C. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa. D. địa hình dốc, sông nhỏ nhiều thác ghềnh. Câu 32. Phát biểu nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung? A. đất thường nghèo, có ít phù sa sông.B. biển đóng vai trò hình thành chủ yếu. C. hẹp ngang và bịcác dãy núi chia cắt.D. ở giữa có nhiều vùng trũng rộng lớn. Câu 33. Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là A. tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên B. các vườn quốc gia bị khai thác bừa bãi C. đất rừng ngày càng bị thu hẹp. D. công tác trồng rừng gặp nhiều khó khăn Câu 34. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam, trang 21, ngành công nghiệp không xuất hiện trong cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hải Phòng là A. chế biến nông sảnB. sản xuất vật liệu xây dựng C. đóng tàu D. luyện kim màu Câu 35. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam, trang 23, hãy cho biết Quốc lộ 1 nối từ đâu đến đâu A. Hữu Nghị - Năm CănB. Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh C. Lạng Sơn - TP. Hồ Chí MinhD. Hà Nội - Cà Mau Câu 36. Sản xuất nông nghiệp ở nước ta có sự phân hóa mùa vụ là do tác động của yếu tố tự nhiên nào sau đây?
  5. A. đất đaiB. nguồn nướcC. khí hậu D. địa hình Câu 37. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng? A. giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. B. giáp với Thượng Lào. C. nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. D. giáp Vịnh Bắc Bộ ( Biển Đông ). Câu 38. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về dân số Việt Nam giai đoạn 1960 - 2007 A. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2007 tỉ lệ dân nông thôn nước ta luôn cao hơn tỉ lệ dân thành thị B. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2007 tỉ lệ dân thành thị nước ta luôn thấp hơn tỉ lệ dân nông thôn. C. Dân số Việt Nam giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2007 tăng đều D. Dân số Việt Nam giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2007 tăng liên tục Câu 39. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014 Quốc gia Sản lượng LT (tr tấn) Số dân(tr người) Trung Quốc 557,4 1364,3 Ấn Độ 294,0 1295,3 In-đô-nê-xi-a 88,9 254,5 Việt Nam 50,2 90,7 Quốc gia nào sau đây có bình quân lương thực theo đầu người cao nhất ? A. Việt NamB. Trung QuốcC. Ấn Độ D. In-đô-nê-xi-a Câu 40. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990- 2005 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Sản lượng 1990 1995 2000 2005 Khai thác 728,5 1195,3 1660,9 1987,9 Nuôi trồng 162,1 389,1 589,6 1478,0 Tổng 890,6 1584,4 2250,5 3465,9 Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 1990-2005, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. cột ghépB. đườngC. tròn D. miền Hết Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành trong khi làm bài thi.
  6. Sở GD&ĐT Tỉnh Bình Định ĐỀ THI THỬ LẦN I THPT QUỐC GIA - Năm học 2018-2019 Trường THPT Số 3 An Nhơn Môn: Địa Lý 12 === Thời gian: 50 phút ( không kể phát đề) Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .SBD. . . . . . . . ___ Đáp án mã đề: 152 01. D; 02. A; 03. B; 04. D; 05. B; 06. C; 07. A; 08. B; 09. B; 10. B; 11. C; 12. C; 13. C; 14. D; 15. C; 16. C; 17. D; 18. C; 19. A; 20. D; 21. A; 22. A; 23. A; 24. D; 25. D; 26. A; 27. B; 28. B; 29. B; 30. C; 31. B; 32. D; 33. A; 34. D; 35. A; 36. C; 37. B; 38. C; 39. A; 40. D;