Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 lần II - Page: Kiến thức Địa lý

pdf 7 trang thaodu 4350
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 lần II - Page: Kiến thức Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_nam_2019_lan_ii_page_kie.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 lần II - Page: Kiến thức Địa lý

  1. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ Biên soạn và sưu tầm: [H-dro] PAGE KIẾN THỨC ĐỊA LÍ KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 Bài kiểm tra: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ THI THỬ LẦN II Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. (Đề thi gồn 07 trang) Họ và tên thí sinh: SBD: Câu 1: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 9 - Khí hậu, trạm khí tượng có biên độ nhiệt lớn nhất là: A. Lạng Sơn. B. Điện Biên Phủ. C. Đà Nẵng. D. Nha Trang. Câu 2: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 10 - Các hệ thống sông, mùa lũ của sông Đà Rằng tại trạm Củng Sơn: A. kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. B. kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. C. kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11. D. kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Câu 3: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 12 - Thực vật và động vật, vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh (thành phố) nào? A. Sóc Trăng. B. Bến Tre. C. Thành phố Hồ Chí Minh. D. Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 4: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 13 - Các miền tự nhiên, độ dài trên thực địa của lát cắt A - B (từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình) là: A. 165 km. B. 250 km. C. 330 km. D. 400 km. Câu 5: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 25 - Du lịch, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ du lịch (theo giá thực tế) của nước ta giai đoạn 2000 - 2007 là: A. 38,6 %. B. 186,7 %. C. 321,8 %. D. 700 %. Câu 6: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 26, tỉ trọng GDP của từng vùng (Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ) so với GDP cả nước năm 2007 tương ứng là: A. 23,0%; 8,1%. B. 24,0%; 9,2%. C. 25,0%; 10,2%. D. 26,0%;11,2%. Câu 7: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 24 - Thương mại, tỉnh (thành phố) có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo đầu người (theo giá thực tế) từ trên 12 đến 16 triệu đồng là: A. Khánh Hòa. B. Vĩnh Phúc. C. Cần Thơ. D. Đà Nẵng. Câu 8: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 23 - Giao thông, quốc lộ 1 không đi qua tỉnh nào sau đây? A. Lạng Sơn. B. Hà Nam C. Vĩnh Long D. Trà Vinh. Câu 9: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 22 - Các ngành công nghiệp trọng điểm, trong giai đoạn 2000 - 2007 tỉ trọng ngành dệt may so với toàn ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tăng thêm: Trang 1/7
  2. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ Biên soạn và sưu tầm: [H-dro] A. 0,22 %. B. 3,01 %. C. 3,24 %. D. 4,84 %. Câu 10: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 20 - Lâm nghiệp và thủy sản, các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng (năm 2007) cao tập trung chủ yếu ở hai vùng: A. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Câu 11: Ở nước ta, nơi sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu là vùng: A. đồng bằng sông Hồng. B. đồng bằng sông Cửu Long. C. Bắc Trung Bộ. D. duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 12: Điều kiện thuận lợi hàng đầu giúp cho Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là: A. có đất badan tập trung thành vùng rộng lớn. B. có hai mùa mưa và khô tương phản rõ nét. C. có nguồn nước phong phú. D. dân cư có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây công nghiệp. Câu 13: Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số đã giảm, nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh là do: A. đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện. B. tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng với tốc độ cao. C. quy mô dân số hiện nay lớn hơn trước đây và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao. D. hiệu quả của chính sách dân sô kế hoạch hoá gia đình chưa cao. Câu 14: Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò là do: A. điều kiện khí hậu lạnh và ẩm. B. có các đồng cỏ rộng. C. truyền thống chăn nuôi trâu lâu đời. D. nhu cầu lấy sức kéo lớn. Câu 15: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân giảm sút vốn rừng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: A. Phá rừng để khai thác khoáng sản. B. Phá rừng làm rẫy gieo lúa, ngô, khoai, sắn. C. Khai thác rừng lấy gỗ. D. Phá rừng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp. Câu 16: Điểm khác biệt cơ bản nào khiến đồng bằng sông Cửu Long vượt trội so với đồng bằng Sông Hồng trong vai trò cung cấp lương thực thực phẩm là: A. quy mô diện tích. B. đặc điểm khí hậu. C. sự phong phú về nguồn nước. D. trình độ thâm canh. Câu 17: Sự phát triển của ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ? A. Điện, luyện kim, cơ khí. Trang 2/7
  3. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ Biên soạn và sưu tầm: [H-dro] B. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy móc tự động. C. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác. D. Điện, chế tạo máy, hóa chất. Câu 18: Nơi nào của Hoa Kì có độ cao trung bình khoảng 1000 m - 1500 m, sườn thoải với nhiều thung lũng rộng cắt ngang? A. Bồn địa Lớn. B. Dãy Rốc-ki. C. Dãy núi già A-pa-lat. D. Đồng bằng Trung tâm. Câu 19: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2014 (Đơn vị: nghìn ha) Cây công nghiệp lâu năm Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Cà phê 15,5 573,4 Chè 96,9 22,9 Cao su 30,0 259,0 Các cây khác 0 113,7 Tổng 142,4 969,0 Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên? A. Diện tích trồng chè của cả hai vùng chiếm tới 80,2 % và 5,6 % tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của hai vùng. B. Diện tích trồng cà phê của hai vùng chiếm tới 10,9 % và 59,2 % tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của hai vùng. C. Diện tích trồng cao su của hai vùng chiếm tới 15,6 % và 45,7 % tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của hai vùng. D. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng hơn vùng Tây Nguyên. Cho bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi số 20 và 21: SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 Tổng số dân Trong đó dân số Nam Tốc độ gia tăng Năm (nghìn người) (nghìn người) (%) 2000 77 630,9 38 165,3 1,36 2005 82 392,1 40 521,5 1,17 2007 84 218,5 41 447,3 1,09 2010 86 927,7 42 990,7 1,07 2015 91 713,3 45 234,1 1,08 Trang 3/7
  4. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ Biên soạn và sưu tầm: [H-dro] Câu 20: Nhận xét nào sau đây là không đúng với bảng số liệu trên: A. Giai đoạn 2000 - 2015, số dân nước ta tăng nhanh và tăng liên tục. B. Giai đoạn 2010 - 2015, dân số nữ tăng thêm 2542,2 nghìn người. C. Giai đoạn 2000 - 2015, tỉ trọng dân số nam giảm đi 0,16 %. D. Giai đoạn 2000 - 2015, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm (giảm 0,28%) nhưng vẫn ở mức cao. Câu 21: Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo giới tính của nước ta giai đoạn 2000 - 2015, biểu đồ thích hợp nhất là: A. biểu đồ kết hợp. B. biểu đồ tròn. C. biểu đồ đường biểu diễn. D. biểu đồ miền. Câu 22: Không nằm trong các biện pháp đẩy mạnh việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng là: A. lựa chọn cơ cấu nông nghiệp hợp lý. B. đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và đánh bắt cá biển. C. phát triển lương thực, thực phẩm theo hướng thâm canh. D. cải tạo đất, mở rộng diện tích gieo trồng và tăng vụ. Câu 23: Đất ở nước ta rất dễ bị thoái hoá vì: A. việc đẩy mạnh thâm canh quá mức nhất là thâm canh lúa nước. B. nông nghiệp nước ta sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu. C. nước ta địa hình 3/4 là đồi núi lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. loại đất chính của nước ta là đất feralit, tơi xốp với tầng phong hoá sâu. Câu 24: Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là: A. thủy lợi. B. thị trường. C. lao động. D. vốn. Câu 25: Kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng khá mạnh chủ yếu do: A. dân số đông, nhu cầu tiêu dùng cao, trong khi sản xuất chưa phát triển. B. kinh tế nước ta phát triển chậm chưa đáp ứng nhu cầu trong nước. C. sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. D. phần lớn dân cư chỉ dùng hàng ngoại nhập, không dùng hàng trong nước. Câu 26: Đồng tiền chung của Liên minh châu Âu có tên là: A. Frăng. B. Ru-pi. C. Ơ-rô. D. Pê-sô. Câu 27: Năng suất lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng cao nhất nước ta là do: A. diện tích ngày càng được mở rộng. B. người lao động có nhiều kinh nghiệm. C. đẩy mạnh sản xuất theo hình thức thâm canh. D. tăng vụ. Câu 28: Ở nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống cư dân vùng ven biển là: A. tài nguyên du lịch biển. B. tài nguyên khoáng sản. C. tài nguyên hải sản. D. tài nguyên điện gió. Trang 4/7
  5. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ Biên soạn và sưu tầm: [H-dro] Câu 29: Cho biểu đồ sau: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 1990 - 2010 Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về biểu đồ trên? A. Sản lượng cà phê nhân tăng liên tục trong giai đoạn 1990 - 2010. B. Khối lượng cà phê xuất khẩu luôn lớn hơn sản lượng cà phê nhân giai đoạn 1990 - 2010. C. Sản lượng cà phê nhân tăng nhanh hơn khối lượng cà phê xuất khẩu trong giai đoạn 1990 - 2010. D. Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục trong giai đoạn 1990 - 2010. Câu 30: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) là: A. đới rừng cận Xích đạo gió mùa. B. đới rừng Xích đạo. C. đới rừng nhiệt đới gió mùa. D. đới rừng hỗn giao. Câu 31: Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên là: A. khí hậu diễn biến thất thường. B. khí hậu phân hóa theo mùa. C. hiện tượng khô nóng quanh năm. D. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu. Câu 32: Sản lượng cao su của vùng Đông Nam Bộ không ngừng tăng lên là do: A. áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất. B. tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu. C. nâng cao trình độ cho nguồn lao động. D. thay thế các giống cây trồng cũ bằng các giống cây trồng cho năng suất cao. Câu 33: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho việc xây dựng cảng nước sâu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. có nhiều vũng vịnh rộng. Trang 5/7
  6. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ Biên soạn và sưu tầm: [H-dro] B. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ. C. bờ biển khúc khuỷu. D. bờ biển có nhiều vũng vịnh nước sâu, hiện tượng sa bồi ít. Câu 34: Năng suất lao động trong ngành đánh bắt thủy sản nhìn chung còn thấp là do: A. Nguồn lợi thủy sản suy giảm. B. Các phương tiện đánh bắt còn lạc hậu. C. Ngư dân còn thiếu kinh nghiệm khai thác. D. Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai. Câu 35: Tên biểu đồ thích hợp nhất là: A. Biểu đồ thể hiện số lượng khách quốc tế, khách nội địa và doanh thu từ du lịch nước ta giai đoạn 1995 - 2005. B. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượng khách quốc tế, khách nội địa và doanh thu từ du lịch nước ta giai đoạn 1995 - 2005. C. Biểu đồ thể hiện quy mô số lượng khách quốc tế, khách nội địa và doanh thu từ du lịch nước ta giai đoạn 1995 - 2005. D. Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu số lượng khách quốc tế, khách nội địa và doanh thu từ du lịch nước ta giai đoạn 1995 - 2005. Câu 36: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế để phát triển kinh tế mở vì: A. có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng cảng nước sâu. B. vị trí tiếp giáp với Cam-pu-chia. C. do tiếp giáp với Tây Nguyên rộng lớn. D. có quốc lộ 1 xuyên suốt các tỉnh. Trang 6/7
  7. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ Biên soạn và sưu tầm: [H-dro] Câu 37: Dãy núi góp phần tạo ra sự phân hóa đông - tây của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ là: A. Trường Sơn Bắc. B. Bạch Mã. C. Hoành Sơn. D. Hoàng Liên Sơn. Câu 38: Khi Hà Nội (múi giờ 7) là lúc 20 giờ ngày 31 tháng 03 năm 2019 thì Luân Đôn (múi giờ 0) là lúc: A. 12 giờ ngày 31 tháng 03 năm 2019. B. 13 giờ ngày 31 tháng 03 năm 2019. C. 03 giờ ngày 31 tháng 03 năm 2019. D. 03 giờ ngày 01 tháng 04 năm 2019. Câu 39: Việc phát huy thế mạnh của từng vùng đã dẫn tới: A. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng. B. phân hóa sản xuất giữa các vùng và hình thành vùng kinh tế trọng điểm. C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ đô thị hóa tăng nhanh. D. quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư. Câu 40: Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do khu vực này có: A. các dòng hải lưu, thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều. B. bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, đầm phá. C. các dòng hải lưu, nhiều cửa sông lớn, biển sâu. D. bờ biển khúc khuỷu, hệ thống đảo ven bờ dày đặc. HẾT Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ /kienthucdiali Trang 7/7