Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 26 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)

docx 7 trang thaodu 3710
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 26 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_so_26_tong_van_sinh.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 26 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 26 Câu 1: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có chứa khí nào sau đây? A. NH3. B. CO2. C. H2S. D. SO2. Câu 2: Chất gây hiệu ứng nhà kính là A. N2. B. CO2. C. CO. D. H2. asmt Câu 3: Cho phản ứng hóa học: 6nCO2 + 5nH2O  (C6H10O5)n + 6nO2. clorofin Phản ứng trên thuộc quá trình nào sau đây? A. Quá trình oxi hóa. B. Quá trình khử. C. Quá trình quang hợp. D. Quá trình hô hấp. Câu 4: Nhóm gluxit đều tham gia phản ứng thủy phân là A. Saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ. B. Saccarozơ, glucozơ, tinh bột. C. Saccarozơ, mantozơ, glucozơ. D. Mantozơ, tinh bột, xenlozơ. Câu 5: Axit axetic không tác dụng được với chất nào sau đây? A. NaOH. B. CO2. C. Cu(OH)2. D. Na. Câu 6: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất? A. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước vôi trong. B. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước. C. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm giấm ăn. D. Nút ống nghiệm bằng bông khô. Câu 7: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là A. C2H3COOC2H5.B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 8: Tên gọi nào sau đây không phải là tên của hợp chất hữu cơ este? A. Metyl etylat. B. Metyl fomat. C. Etyl axetat. D. Etyl fomat. Câu 9: Có bốn lọ mất nhãn, riêng biệt chứa: glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên? A. Nước brom. B. [Ag(NH3)2]OH. C. Na kim loại. D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Câu 10: Khi xà phòng hóa tripanmitin, thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và glixerol. B. C17H29COONa và glixerol. C. C17H33COONa và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol. Câu 11: Thí nghiệm nào sau đây có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra? A. Cho dung dịch HCl và CaCO3. B. Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HNO3. C. Cho Na kim loại vào nước. D. Đổ dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3. Câu 12: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có số đồng phân este là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 13: Công thức cấu tạo của glixerol là A. C3H5(OH)3. B. C3H6(OH)2. C. C3H8O3. D. C2H4(OH)2. Câu 14: Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là 2+ + - - 2+ 3+ - 2- A. Fe , Ag , NO3 , Cl . B. Mg , Al , NO3 , CO3 . + + 2- - + 2+ - - C. Na , NH4 , SO4 , Cl . D. Ag , Mg , NO3 , Br . Câu 15: Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm xà phòng? A. CH3(CH2)12CH2Cl. B. CH3(CH2)12COONa. C. CH3(CH2)12COOCH3. D. CH3(CH2)5O(CH2)5CH3. Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở. B. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. C. Metyl α-glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở. D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc. Câu 17: Điều chế este CH3COOCH=CH2 cần trực tiếp nguyên liệu nào sau đây? A. Axit axetic và etilen. B. Axit acrylic và ancol metylic. C. Anđehit axetic và axetilen. D. Axit axetic và axetilen. Câu 18: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là A. 6. B. 5. C. 4. D. 7. Câu 19: Có các nhận định sau: (1) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh. Page 1
  2. (2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, (3) Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là các chất rắn ở nhiệt độ thường. (4) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (5) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. (6) Khi đun nóng chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn. Số nhận định đúng là A. (1), (2), (5), (6). B. (2), (5), (6). C. (1), (2), (4), (5). D. (3), (4), (5). Câu 20: Trong các polime sau đây: tơ tằm, sợi bông, sợi len, tơ visco, tơ enang, tơ axetat và nilon-6,6. Số tơ có nguồn gốc xenlulozơ là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 21: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: (X) HOCH2-CH2OH ; (Y) HOCH2-CH2-CH2OH; (Z) HOCH2-CHOH-CH2OH; (T) CH3-CHOH-CH2OH; (R) CH3-CH2-O-CH2-CH3; (M) CH3-CH2-COOH. Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là A. X, Z, T. B. Z, R, T, M. C. X, Y, R, T. D. X, Z, T, M. Câu 22: Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ và tinh bột, ta đều thu được các phân tử glucozơ. Thí nghiệm đó chứng tỏ điều gì? A. Xenlulozơ và tinh bột đều phản ứng được với Cu(OH)2. B. Xenlulozơ và tinh bột đều là các polime có nhánh. C. Xenlulozơ và tinh bột đều bao gồm các gốc glucozơ liên kết với nhau. D. Xenlulozơ và tinh bột đều tham gia phản ứng tráng gương. Câu 23: Axit malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch cacbon không phân nhánh, là nguyên nhân chính gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol axit malic phản ứng với tối đa 2 mol NaHCO3. Công thức của axit malic là A. HOOC-CH(CH3)-CH2-COOH. B. CH3OOC-CH(OH)-COOH. C. HOOC-CH(OH)-CH2-COOH. D. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO. Câu 24: Hợp chất X có công thức phân tử C4H6O3. X phản ứng được với Na, NaOH và có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X có thể là A. CH3COOCH2CH2OH. B. HCOOCH=CHCH2OH. C. HCOOCH2-O-CH2CH3. D. HO-CH2COOCH=CH2. Câu 25: Cho phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Sau khi cân bằng (với hệ số là các số nguyên, tối giản), tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng là A. 28. B. 22. C. 20. D. 24. Câu 26: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 8,56 gam. B. 8,2 gam. C. 10,4 gam. D. 3,28 gam. Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại R trong H2SO4 đặc nóng thu được 1,68 lít SO2 (đktc). Lượng SO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Kim loại R và giá trị của m là A. Ag; 10,8. B. Cu; 9,45. C. Fe; 11,2. D. Zn; 13. Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 1,79. D. 5,6. Câu 29: Cho hỗn hợp gồm 0,01 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là A. 64,8 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 43,2 gam. Câu 30: Để điều chế 25,245 kg xenlulozơ trinitrat, người ta cho xenlulozơ tác dụng với dung dịch chứa m kg HNO3 (xúc tác là H2SO4 đặc) với hiệu suất đạt 85%. Giá trị của m là A. 22,235. B. 15,7. C. 18,9. D. 20,79. Câu 31: Hai este X và Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là A. 3,4 gam. B. 0,82 gam. C. 2,72 gam. D. 0,68 gam. Câu 32: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là A. 31 gam. B. 31,45 gam. C. 30 gam. D. 32,36 gam. o Câu 33: Từ 12 kg gạo nếp (có 84% tinh bột) lên men thu được V lít cồn 90 . Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml, hiệu suất của toàn bộ quá trình là 58,93%. Giá trị của V là A. 6,548. B. 5,468. C. 4,568. D. 4,685. Page 2
  3. 3+ 2+ 2- - 2- Câu 34: Dung dịch X chứa các ion sau: Al , Cu , SO4 và NO3 . Để kết tủa hết ion SO4 có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì thu được 7,8 gam kết tủa. Làm bay hơi hết nước có trong 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol - của NO3 trong dung dịch X là A. 0,3M. B. 0,6M. C. 0,2M. D. 0,4M. Câu 35: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là A. C2H5COOH và C2H5COOCH3. B. HCOOH và HCOOC3H7. C. HCOOH và HCOOC2H5. D. CH3COOH và CH3COOC2H5. Câu 36: Cho 8 gam Ca tan hoàn toàn trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 0,75M thu được khí H2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Đáp án nào sau đây là đúng về giá trị của m? A. 22,2 < m < 27,2. B. 25,95 < m < 27,2. C. 22,2 ≤ m ≤ 27,2. D. 22,2 ≤ m ≤ 25,95. Câu 37: Trộn 100 ml dung dịch A gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M vào 100 ml dung dịch B gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 1M thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch D gồm H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch C thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V là A. 82,4 và 5,6. B. 59,1 và 2,24. C. 82,4 và 2,24. D. 59,1 và 5,6. Câu 38: Chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất). Cho 2,76 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì thu được hơi nước, phần chất rắn chứa hai muối của natri có khối lượng 4,44 gam. Đốt cháy hoàn toàn 4,44 gam hỗn hợp hai muối này trong oxi thì thu được 3,18 gam Na2CO3; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Phần trăm khối lượng của nguyên tố O trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 40%. B. 45%. C. 30%. D. 35%. Câu 39: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 9,0. B. 9,5. C. 8,0. D. 8,5. Câu 40: Hòa tan hết 51,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4 và 2,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,5 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau: - Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 2M, thu được 26,75 gam một chất kết tủa. - Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 20,21. B. 159,3. C. 206,2. D. 101,05. ĐÁP ÁN 1C 2B 3C 4D 5B 6A 7C 8A 9D 10A 11C 12A 13A 14C 15B 16D 17D 18B 19B 20D 21D 22C 23C 24B 25C 26D 27B 28B 29A 30C 31B 32A 33D 34B 35D 36D 37C 38D 39B 40D HƯỚNG DẪN GIẢI  Câu 1: Chọn C: H2S + Pb(NO3)2  PbS↓ + 2HNO3. Câu 2: Chọn B. Câu 3: Chọn C. Câu 4: Chọn D. Câu 5: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O CH3COOH + CO2 → Không phản ứng 2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O CH3COOH + Na → CH3COONa + ½ H2 Chọn B. Page 3
  4. Câu 6: Chọn A vì Ca(OH)2 hấp thụ được NO2. Câu 7: Chọn C. Câu 8: A. C2H5OCH3. B. HCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5. Chọn A. Câu 9: Chọn D. Glixerol tạo phức màu xanh lam ở nhiệt độ thường. Glucozơ tạo phức màu xanh lam ở nhiệt độ thường và kết tủa đỏ gạch khi đun nóng. Axit axetic tạo muối màu xanh. Ancol etylic không có hiện tượng. Câu 10: Chọn A. Câu 11: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố. 0 1 1 0 Chọn C: 2 Na + 2H2 O  2 Na OH + H2 Câu 12: Chọn A. HCOOCH2CH2CH3; HCOOCH(CH3)2; CH3COOC2H5; C2H5COOCH3. Câu 13: Chọn A. Câu 14: Loại A vì Ag+ + Cl-  AgCl↓ 2+ 2- Loại B vì Mg + CO3  MgCO3↓ Loại D vì Ag+ + Br-  AgBr↓ Chọn C vì không có cặp ion nào phản ứng tạo ↓, ↑, chất điện li yếu. Câu 15: Xà phòng là muối natri hoặc muối kali của axit béo. Axit béo là axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhành, số C chẵn từ 12 đến 24. Chọn B. Câu 16: Chọn D vì cả hai chất đều tráng bạc. to , xt Câu 17: Chọn D: CH3COOH + CH≡CH  CH3COOCH=CH2. Câu 18: HCOOC2H5 phản ứng được với NaOH. CH3COOCH3 phản ứng được với NaOH. C2H5COOH phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3. Chọn B. Câu 19: (1) thiếu chính xác vì axit béo là axit monocacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh có số C chẵn từ 12 đến 24C. (2) đúng. (3) sai vì chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là các chất lỏng ở nhiệt độ thường. (4) sai vì phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều. (5) đúng. (6) đúng. Chọn B. Câu 20: Chọn D, gồm sợi bông, tơ visco và tơ axetat. Câu 21: Những chất có nhiều nhóm OH kề nhau hoặc axit sẽ tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam Chọn D. Câu 22: Chọn C. Câu 23: 1 mol axit malic phản ứng với tối đa 2 mol NaHCO3 Axit có 2 nhóm COOH Loại B, D Do tạp chức (có nhiều nhóm chức khác loại) Chọn C. Câu 24: X tác dụng với Na Có nhóm -OH hoặc –COOH Loại C. X tác dụng với NaOH X có nhóm COO hoặc nhóm OH phenol. X tráng gương X có nhóm –CHO hoặc HCOO- Chọn B. Câu 25: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4  5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O Chọn C. Câu 26: nCH3COOC2H5 = 0,1; nNaOH = 0,04 mCH3COONa = 0,04.82 = 3,28g Chọn D. Câu 27: 4,8 1,68 n = 2 .n = .2 R = 32n Chọn B. R 22,4 R = 64 (Cu) m = mNa2SO3 = 0,075.126 = 9,45 Page 4
  5. Câu 28: 22,8 = 20,6 + 11nCO2 nCO2 = 0,2 V = 4,48 Chọn B. Câu 29: mAg = 108(0,1.4 + 0,1.2) = 64,8g Chọn A.  Câu 30: [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3  [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O 25,245 100 m = .3.63. 18,9 Chọn C. 297 85 Câu 31: nNaOH = 0,06 > nC8H8O2 = 0,05 Có 1 este của phenol x = nCH3COOC6H5 x + y = 0,05 x = 0,01 y = nHCOOCH2C6H5 2x + y = 0,06 y = 0,04 mCH3COONa = 0,01.82 = 0,82g Chọn B. Câu 32: mKOH cần trung hòa axit béo tự do là 7.200 = 1400mg = 1,4g 1,4 nNaOH = nKOH = 0,025 56 RCOOH + NaOH  RCOONa + H2O 0,025 → 0,025 (RCOO)3C3H5 + 3NaOH  3RCOONa + C3H5(OH)3 x → x/3 Bảo toàn khối lượng 200 + 40(0,025 + x) = 207,55 + 0,025.18 + 92.x/3 x = 0,75 mNaOH = 40(0,025 + 0,75) = 31g Chọn A. lên men Câu 33: (C6H10O5)n + nH2O  2nC2H5OH + 2nCO2 12.84% mC2H5OH = .2.46.58.93% 3,373 kg 162 3,373 100 VR 4,21625 V 4,21625. 4,685 lít Chọn D. 0,8 90 Câu 34: Ta qui đổi số liệu về hết 500 ml dung dịch X. 2- 2+ nSO4 = nBa = 0,05.2 = 0,1 3+ Cu(OH)2 tạo phức tan với NH3 nAl = nAl(OH)3↓ = 0,1 2+ 3+ - 2- Bảo toàn điện tích 2nCu + 3nAl = nNO3 + 2nSO4 2+ - 2nCu - nNO3 = - 0,1 (1) 2+ - Bảo toàn khối lượng 64nCu + 62nNO3 = 37,3 – 0,1.27 – 0,1.96 = 25 (2) 2+ nCu = 0,1 - 0,3 Từ (1), (2) [NO3 ] = 0,6M Chọn B. - 0,5 nNO3 = 0,3 Câu 35: nancol = 0,015 < nX = 0,04 X gồm một axit và một este. Ta có neste = nancol = 0,015 naxit = 0,04 – 0,015 = 0,025 Đặt công thức của este là CnH2nO2 và axit là CmH2mO2 mCO2 + mH2O = (44.0,015.n + 18.0,015n) + (44.0,025m + 18.0,025m) = 6,82 n = 4 0,93n + 1,55m = 6,82 Chọn D. m = 2 Câu 36: nCa = 0,2 nOH- = 2nCa = 0,4 + + nHCl = 0,4; nH2SO4 = 0,15 nH = 0,4 + 0,15.2 = 0,7 nH dư = 0,3 Ta áp dụng bảo toàn điện tích cho muối. 0,2 mol Ca 2+ 2- Trường hợp 1: 0,15 mol SO4 - 0,1 mol Cl 2+ - 2- mmuối = mCa + mCl + mSO4 = 8 + (0,4 – 0,3).35,5 + 0,15.96 = 25,95g 0,2 mol Ca 2+ Trường hợp 2: - 0,4 mol Cl 2+ - mmuối = mCa + mCl = 8 + 0,4.35,5 = 22,2g Chọn D. Page 5
  6. Câu 37: 2- 0,2 mol CO3 200 ml dung dịch C chứa - 0,2 mol HCO3 2- 0,1 mol SO4 100 dung dịch D chứa + 0,3 mol H + 2- - H + CO3  HCO3 0,2 ← 0,2 → 0,2 + - H + HCO3  CO2 + H2O 0,1 → 0,1 → 0,1 V = 2,24 lít - 2- Vậy dung dịch E còn (0,2 + 0,2 – 0,1) = 0,3 mol HCO3 và 0,1 mol SO4 m = mBaCO3 + mBaSO4 = 0,3.197 + 0,1.233 = 82,4 Chọn C. Câu 38: nNa2CO3 = 0,03; nCO2 = 0,11; nH2O (2) = 0,05 nC = 0,14 Bảo toàn Na nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,06 BTKL mH2O (1) = 2,76 + 0,06.40 – 4,44 = 0,72g nH2O (1) = 0,04 Bảo toàn H nH trong X = 2nH2O – nNaOH = 2.(0,05 + 0,04) – 0,06 = 0,12 Bảo toàn khối lượng mO = 2,76 – 0,14.12 – 0,12 = 0,96g %mO = 34,78% Chọn D. Câu 39: x mol CO BT C: x + y = 0,06 Trong Z chứa x = y = 0,03 y mol CO2 28x + 44y = 18.2.0,06 mO = 0,25m; mkim loại = 0,75m O + 2e  O-2 Al  Al3+ + 3e 0,03 0,06 3+ Fe  Fe + 3e + O + 2e + 2H  H2O 2+ Cu  Cu + 2e 0,25m m ( 0,03) ( 0,06) CO  CO + 2e 2 16 32 0,03 0,06 N+5 + 3e  NO 0,12  0,04 Bảo toàn ne ne do kim loại nhường + 0,06 = 0,06 + m/32 – 0,06 + 0,12 ne do kim loại nhường = m/32 + 0,06 Ta có 3,08m = 0,75m + 62.(m/32 + 0,06) m = 9,48 Chọn B. Câu 40: Đặt x = nFe, y = nO 56x + 16y = 51,2 (1) Ta tính tổng cộng cả 2 phần Fe  Fe+3 + 3e x → x → 3x + O + 2e + 2H  H2O y → 2y → 2y + - 4H + NO3 + 3e  NO + 2H2O 2 ← 0,5 ← 1,5 ← 0,5 + - 2H + NO3 + e  NO2 + H2O 2a ← a ← a→ a Ta có nH+ phản ứng = 2y + 2 + 2a nH+ dư = 3,5 – (2y + 2 + 2a) = 1,5 – 2y – 2a - + 26,75.2 nOH = nH + 3nFe(OH)3 0,5.2.2 1,5 – 2y – 2a 3. 2y + 2a = 1 (2) 107 Bảo toàn ne 3x = 2y + 1,5 + a 3x – 2y – a = 1,5 (3) Page 6
  7. x = 0,8 Giải (1), (2), (3) y = 0,4 mFe(OH)3 + mBaSO4 = 0,8.107 + 0,5.233 = 202,1g z = 0,1 m = 202,1/2 = 101,05 Chọn D. Page 7