Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 36 (Có đáp án)

docx 7 trang thaodu 3150
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 36 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_so_36_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 36 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 36 Câu 1: Cho các chất: CH3COOC2H5 (1); CH3ONO2 (2); HCOO-CH=CH2 (3); CH3-O-C2H5 (4) Chất nào là este: A. (1), (2) và (3). B. (1), (3). C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (4). Câu 2: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây? A. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường). B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng). C. dung dịch NaOH (đun nóng). D. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). Câu 3: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl (nhóm OH), người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. Kim loại Na. Câu 4: Amin có công thức CH3-CH(NH2)-CH3 tên là A. metyletylamin. B. etylmetylamin. C. isopropylamin. D. propylamin. Câu 5: Một amino axit có công thức phân tử C4H9NO2. Số đồng phân amino axit là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 6: Có các kim loại Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự: A. Ag, Cu, Au, Al, Fe. B. Ag, Cu, Fe, Al, Au. C. Au, Ag, Cu, Fe, Al. D. Al, Fe, Cu, Ag, Au. Câu 7: Cho 4 cặp oxi hóa-khử: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe; Ag+/Ag; Cu2+/Cu. Dãy cặp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa và giảm dần tính khử là: A. Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe. B. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. C. Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe; Ag+/Ag; Cu2+/Cu. D. Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Câu 8: Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây đều có thể tan được trong nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm? A. K, Na, Zn, Al. B. K, Na, Fe, Al. C. Ba, K, Na. D. Na, K, Mg, Ca. Câu 9: Dãy các kim loại điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Al, Fe, Cr. B. Fe, Cu, Ag. C. Mg, Zn, Cu. D. Ba, Ag, Cu. Câu 10: Hợp chất nào được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. đá vôi (CaCO3). B. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). C. Thạch cao khan (CaSO4). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). Câu 11: Trong điều kiện không có không khí cho Fe cháy trong khí Cl2 được một hợp chất X và nung hỗn hợp bột (Fe và S) sẽ được hợp chất Y. Các chất X, Y lần lượt là: A. FeCl2, FeS. B. FeCl3, FeS. C. FeCl2, FeS2. D. FeCl3, FeS2. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, người ta thường dùng giấm ăn. B. Trong môi trường axit, fructozơ chuyển thành glucozơ. C. Tripeptit Ala-Gly-Ala tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu tím. D. Dung dịch anilin không làm quì tím chuyển màu xanh. Câu 13: Cho các câu sau: (1) Peptit là hợp chất được hình thành từ 2 đến 50 gốc α-aminoaxit. (2) Tất cả các peptit đều phản ứng màu biure. (3) Từ 3 α-amino axit chỉ có thể tạo ra 3 tripeptit khác nhau (4) Khi đun nóng dung dịch peptit với dung dịch kiềm, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì sản phẩm sẽ có phản ứng màu biure. Số nhận định đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin, (6) buta-1,3-đien. Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp: A. (1), (2), (5), (6). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (4), (5), (6). D. (2), (3), (4), (5). Câu 15: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn món hóa học. B. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa. C. Nối thanh Zn với vỏ tàu thủy bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ. D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước. Câu 16: Dãy nào sau đây gồm các ion tồn tại đồng thời trong một dung dịch: + 3+ + - - 2- 2+ + 2+ - - A. Ag , Fe , H , Br , NO3 , CO3 . B. Ca , K , Cu , OH , Cl . Page 1
  2. + + 3+ 2- - - + 2+ + - - C. Na , NH4 , Al , SO4 , OH , Cl . D. Na , Mg , NH4 , Cl , NO3 . Câu 17: Cho các chất: Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dựa vào mối liên hệ giữa các chất vô cơ, hãy chọn dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được: A. Ca CaCO3  Ca(OH)2  CaO B. Ca  CaO Ca(OH)2  CaCO3 C. CaCO3  Ca(OH)2  Ca CaO D. CaCO3  Ca CaO Ca(OH)2 Câu 18: Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ kim loại Ba đến dư vào dung dịch MgCl2 là: A. có khí thoát ra và có kết tủa trắng không tan. B. có khí thoát ra và tạo dung dịch trong suốt. C. có Mg kim loại tạo thành bám vào mẫu Ba và có khí bay ra. D. có khí thoát ra, tạo kết tủa trắng và sau đó kết tủa tan. + 2+ 2+ 3+ 3+ Câu 19: Có 5 dung dịch riêng lẻ, mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây: NH4 , Mg , Fe , Fe , Al , nồng độ khoảng 0,1M. Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 20: Có các nhận xét sau: 1; Các kim loại Na và Ba đều là kim loại nhẹ. 2; Độ cứng của Cr > Al 3; Cho K vào dung dịch CuSO4 tạo được Cu. 4; Kim loại mềm nhất là Cs. 5; Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao. Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 21: Cho các cặp dung dịch phản ứng với nhau: (1) Na2CO3 + H2SO4 (2) K2CO3 + FeCl3 (3) Na2CO3 + CaCl2 (4) NaHCO3 + Ba(OH)2 (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 (6) Na2S + FeCl2. Số cặp chất phản ứng có tạo kết tủa là: A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 22: Trong phản ứng: Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + H2O, số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat là: A. 1 và 3. B. 3 và 2. C. 4 và 3. D. 3 và 4. Câu 23: Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 + NaOH  Na2CrO4 + NaBr + H2O. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Có 4 lọ dung dịch riêng biệt: X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau: Chất X Y Z T Thuốc thử: Kết tủa trắng Khí mùi khai Không có hiện tượng Kết tủa trắng, dung dịch Ca(OH)2 khí mùi khai Nhận xét nào sau đây đúng? A. X là dung dịch NaNO3. B. T là dung dịch (NH4)2CO3. C. Y là dung dịch KHCO3. D. Z là dung dịch NH4NO3. Câu 25: Khối lượng anilin cần dùng để tác dụng với nước brom thu được 13,2g kết tủa trắng là: A. 3,72g. B. 37,2g. C. 17,22g. D. 13,62g. Câu 26: Một amino axit X tồn tại trong tự nhiên (chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Cho 1,875g X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH tạo ra 2,425g muối. CTCT của X là: A. NH2CH2COOH. B. NH2(CH2)2COOH. C. CH3-CH(NH2)COOH. D. NH2(CH2)3COOH. Câu 27: Trùng hợp 6,272 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 85% thì khối lượng polime thu được là: A. 9,224g. B. 9,242g. C. 6,646g. D. 6,664g. Câu 28: Cho x gam hỗn hợp X gồm Na, K, Rb vào nước dư thấy có 13,44 lít H2 thoát ra ở đktc và dung dịch Y. Thể tích dung dịch H2SO4 loãng 2,5M cần để trung hòa hết dung dịch Y là: A. 0,24 lít. B. 0,06 lít. C. 0,12 lít. D. 0,18 lít. Câu 29: Hòa tan 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 448 ml khí CO2 (đktc). Thành phần % số mol của BaCO3 trong hỗn hợp là: A. 60%. B. 50%. C. 55%. D. 65%. Page 2
  3. Câu 30: Cho hỗn hợp chứa 0,2 mol Na và 0,3 mol Al vào nước, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, chất rắn B và V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là: A. 6,72. B. 2,24. C. 12,32. D. 8,96. Câu 31: Cho 28g sắt vào dung dịch HNO3 loãng chỉ thu được sản phẩm khử duy nhất là NO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, còn lại 11,2g sắt. Thể tích NO thoát ra ở đktc là: A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 11,2 lít. Câu 32: Thủy phân hoàn tòan 62,5g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch M. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào dung dịch M và đun nhẹ, khối lượng Ag thu được là: A. 6,25g. B. 13,5g. C. 6,75g. D. 13g. Câu 33: Cho khí CO qua ống sứ chứa 48,64 gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe3O4 nung nóng, sau một thời gian thu được 43,52 gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Sục Z vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 28. B. 24. C. 16. D. 32. Câu 34: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 19,7g. B. 17,73g. C. 9,85g. D. 11,82g. Câu 35: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08g CO2 và 2,88g H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH dư thì có tối đa 2,8g NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62g hỗn hợp 3 muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là A. 3,84g. B. 2,72g. C. 3,14g. D. 3,9g. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Nếu cho m gam chất béo này tác dụng đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là: A. 23,00 gam. B. 20,28 gam. C. 18,28 gam. D. 16,68 gam. Câu 37: Cho 200ml dung dịch NaOH 2M vào V ml dung dịch AlCl 3 1,2M. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như sau: nAl(OH)3 0,36 0,4 0,48 nOH- Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là: A. 4,68g. B. 6,24g. C. 7,8g. D. 9,36g. Câu 38: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là A. 1,792 lít. B. 2,240 lít. C. 2,912 lít. D. 1,344 lít. Câu 39: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và 49,28 lít hỗn hợp khí NO, NO2 nặng 85,2 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 148,5 gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 24,8. B. 27,4. C. 9,36. D. 38,4. Câu 40: X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là: A. 98,9 gam. B. 94,5 gam. C. 87,3 gam. D. 107,1 gam. ĐÁP ÁN 1B 2A 3C 4C 5C 6A 7D 8C 9B 10B 11B 12B 13A 14A 15D 16D 17B 18A 19D 20D 21A 22A 23B 24B 25A 26A 27D 28A 29A 30D 31B 32B 33D 34C 35C 36C 37B 38A 39D 40B Page 3
  4. HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Chọn B. Câu 2: A. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường). Không tác dụng. B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng). Phản ứng tạo chất béo rắn. C. Dung dịch NaOH (đun nóng). Phản ứng thủy phân. D. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). Phản ứng thủy phân. Chọn A. Câu 3: Chọn C: glucozơ hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch màu xanh lam. Câu 4: CH3-CH(NH2)-CH3 hay CH3-CH(CH3)-NH2 là amin bậc một, có tên là isopropylamin Chọn C. Câu 5: CH3-CH2-CH(NH2)-COOH; CH3-CH(NH2)-CH2-COOH; NH2-CH2-CH2-CH2-COOH; (CH3)2C(NH2)-COOH và NH2-CH2-CH(CH3)-COOH Chọn C. Câu 6: Chọn A. Câu 7: Chọn D. Câu 8: Chọn C. Câu 9: Điện phân dung dịch để điều chế những kim loại trung bình và yếu Chọn B. Câu 10: Chọn B to to Câu 11: 2Fe + 3Cl2  2FeCl3; Fe + S  FeS Chọn B. Câu 12: Chọn B vì môi trường kiềm mới đúng. Câu 13: (1) đúng. (2) sai vì đipeptit không phản ứng màu biure. (3) sai vì 3 α-amino axit X, Y, Z có thể tạo ra 33 = 27 tripeptit khác nhau là XXX, XXY, XXZ, XYX, XYY, XYZ, XZX, XZY, XZZ YXX, YXY, YXZ, YYX, YYY, YYZ, YZX, YZY, YZZ ZXX, ZXY, ZXZ, ZYX, ZYY, ZYZ, ZZX, ZZY, ZZZ. (4) sai vì sản phẩm là α-amino axit không có phản ứng màu biure. Chọn A Câu 14: Điều kiện cần để tham gia phản ứng trùng hợp là monome phải có liên kết đôi C=C hoặc vòng kém bền. Chọn A: CH2=CH2; CH2=CH-Cl; CH2=CH-CN; CH2=CH-CH=CH2 Câu 15: Chọn D vì trong sắt tây, Fe đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn trước. Câu 16: Loại A vì AgBr↓. Loại B vì Cu(OH)2↓. + - Loại C vì Al(OH)3↓ và NH4 + OH  NH3↑ + H2O. Chọn D vì các ion không phản ứng với nhau. Câu 17: Chọn B. Câu 18: Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2↑ Ba(OH)2 + MgCl2  Mg(OH)2↓ + BaCl2 Chọn A. + 2+ 2+ Câu 19: Chọn D: NH4 tạo khí NH3 mùi khai; Mg tạo kết tủa Mg(OH)2 màu trắng không tan; Fe tạo kết tủa 3+ 3+ Fe(OH)2 màu trắng xanh sau đó hóa nâu đỏ; Fe tạo kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ và Al tạo kết tủa Al(OH)3 ở dạng keo màu trắng sau đó tan. Câu 20: Chọn D gồm nhận xét 2 và 4. Câu 21: (1) Na2CO3 + H2SO4  Na2SO4 + CO2 + H2O (2) 3K2CO3 + 2FeCl3 + 3H2O  2Fe(OH)3↓ + 3CO2 + 6KCl (3) Na2CO3 + CaCl2  CaCO3↓ + 2NaCl (4) 2NaHCO3 + Ba(OH)2  BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4↓ + 2NH3 + 2H2O (6) Na2S + FeCl2  FeS↓ + 2NaCl Chọn A. Câu 22: Al + 4HNO3  Al(NO3)3 + NO + 2H2O Số phân tử HNO3 bị khử thành NO là 1; số phân tử HNO3 tạo muối Al(NO3)3 là 3 Chọn A Page 4
  5. Câu 23: 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH  2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O Chọn B Câu 24: T vừa tạo khí NH3, vừa tạo kết tủa T là (NH4)2CO3 Chọn B. X tạo kết tủa trắng X là KHCO3. Y tạo khí NH3 Y là NH4NO3. Z không có hiện tượng Z là NaNO3. Câu 25: C6H5NH2 + 3Br2  C6H2Br3NH2↓ + 3HBr Ta có: nC6H5NH2 = nC6H2Br3NH2↓ = 13,2/330 = 0,04 mol mC6H5NH2 = 0,04.93 = 3,72g Chọn A. Câu 26: NH2–R–COOH + NaOH  NH2–R–COONa + H2O Ta thấy cứ 1 mol X tác dụng với 1 mol NaOH tạo ra 1 mol muối thì khối lượng tăng 22g 2,425 1,875 nX = 0,025 mol NH2–R–COOH = 1,875/0,025 = 75 R = 14 (CH2) 22 X là NH2CH2COOH Chọn A. to , p Câu 27: nCH2 = CH2 xt  (–CH2–CH2–)n 6,272 nC2H4 = 0,28 mol 22,4 Bảo toàn khối lượng, ta có: mpolime = mmonome phản ứng = 0,28.28.85% = 6,664g Chọn D. Câu 28: Gọi kí hiệu chung của 3 kim loại kiềm là R ; nH2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol 1 R + H2O  R OH + H2 2 1,2 mol ← 0,6 mol 2R OH + H2SO4  R 2SO4 + 2H2O 1,2 mol → 0,6 mol V = 0,6/2,5 = 0,24 lít Chọn A H2SO4 Cách giải nhanh: H2SO4  H2 nH2SO4 = nH2 = 0,6 V = 0,24 lít Chọn A. Câu 29: nCaCO3 = x 100x + 197y = 3,164 x = 0,008 %nBaCO3 = 60% Chọn A. nBaCO3 = y x + y = 0,02 y = 0,012 Câu 30: nAl phản ứng = nNaOH = nNa = 0,2 Bảo toàn ne nNa + 3nAl phản ứng = 2nH2 nH2 = 0,4 V = 8,96 Chọn D. Câu 31: Do sau phản ứng Fe còn dư nên chỉ tạo ra Fe2+ mFe pư = 28 – 11,2 = 16,8g nFe pư = 16,8/56 = 0,3 mol Fe  Fe2+ + 2e 0,3 → 0,6 N+5 + 3e  NO 0,6 → 0,2 VNO = 0,2.22,4 = 4,48 lít Chọn B. mdd.C 62,5.17,1 Câu 32: Ta có msaccarozơ = = = 10,6875g nC12H22O11 = 10,6875/342 = 0,03125 mol 100 100 Trong môi trường axit, saccarozơ bị thủy phân theo phương trình H+ C12H22O11 + H2O  2C6H12O6 0,03125 mol → 0,0625 mol AgNO3 /NH3 C6H12O6  2Ag 0,0625 mol → 0,125 mol mAg = 0,125.108 = 13,5 Chọn B. Câu 33: Ta có mchất rắn giảm = 48,64 – 43,52 = 5,12g m[O] = 5,12g n[O] = 5,12/16 = 0,32 mol Ca(OH)2 Mà CO + [O]  CO2  CaCO3↓ 0,32 mol → 0,32 mol m = mCaCO3 = 0,32.100 = 32g Chọn D Page 5
  6. Câu 34: Ta có nCO2 = 0,2 mol; nNaOH = 0,05 mol; nBa(OH)2 = 0,1 mol - 2+  nOH = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,05 + 2.0,1 = 0,25 mol; nBa = nBa(OH)2 = 0,1 mol nOH- 0,25  = = 1,25 nên tạo 2 loại muối nCO2 0,2 2- - Gọi x = nCO3 , y = nHCO3 - 2- - - CO2 + 2OH  CO3 + H2O và CO2 + OH  HCO3 x ← 2x ← x y ← y ← y - nCO2 = x + y = 0,2 (1) và  nOH = 2x + y = 0,25 (2) 2- x = 0,05 và y = 0,15 nCO3 = x = 0,05 2+ 2- Kết tủa thu được là do: Ba + CO3  BaCO3↓ (0,1) (0,05) → 0,05 m = mBaCO3 = 197.0,05 = 9,85g Chọn C Câu 35: nO2 = 0,36; nCO2 = 0,32; nH2O = 0,16; nNaOH = 0,07 mX = 14,08 + 2,88 – 0,36.32 = 5,44 Bảo toàn O 2nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O nX = 0,04 MX = 5,44/0,04 = 136 X là C8H8O2 Do tạo 3 muối 2 este là HCOOCH2C6H5 (x mol) và CH3COOC6H5 (y mol) x + y = 0,04 x = 0,01 x + 2y = 0,07 y = 0,03 Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là mHCOONa + mCH3COONa = 0,01.68 + 0,03.82 = 3,14 Chọn C. Câu 36: Vì chất béo có 6 nguyên tử O Ta bảo toàn O O2 :1,61 BTNT.Oxi 1,14.2 1,06 1,61.2 Ta có: CO2 :1,14  nchât béo 0,02 6 H2O :1,06 Bảo toàn khối lượng mchất béo = mC + mH + mO = 1,14.12 + 1,06.2 + 0,02.6.16 = 17,72 Bảo toàn khối lượng 17,72 + 0,06.40 = m + 0,02.92 m = 18,28 Chọn C. Câu 37: nAl(OH)3 0,36 0,4 0,48 nOH- Các phản ứng xảy ra: 3+ - Al + 3OH  Al(OH)3↓ (1) - - Al(OH)3 + OH còn dư  AlO2 + 2H2O (2) 3+ Dựa vào đồ thị, ta thấy nAl(OH)3max = 0,36/3 = 0,12 nAl = 0,12 - 3+ Mà nOH = 4nAl – nAl(OH)3 0,4 = 4.0,12 – nAl(OH)3 nAl(OH)3 = 0,08 mAl(OH)3 thu được = 0,08.78 = 6,24g Chọn B. It 2.9650 Câu 38: Số mol electron trao đổi ở từng điện cực = = 0,2 mol F 96500 - Tại anot: 2Cl  Cl2 + 2e 0,12 → 0,06 → 0,12 + 2H2O  4H + O2 + 4e 0,02 ← (0,2 – 0,12) Page 6
  7. nCl2 + nO2 = 0,06 + 0,02 = 0,08 lit Vkhí = 0,08.22,4 = 1,792 lít Chọn A. Câu 39: nFe = x nFe2O3 = 0,5x 80x + 233y = 148,5 (1) nS = y nBaSO4 = y nNO = a a + b = 2,2 a = 1 nNO2 = b 30a + 46b = 85,2 b = 1,2 Bảo toàn ne 3nFe + 6nS = 3nNO + nNO2 3x + 6y = 4,2 (2) Giải (1), (2) x = 0,4 ; y = 0,5 m = 56.0,4 + 32.0,5 = 38,4 Chọn D. Câu 40: 6n 1 A.A : C H O N X : C H O N 3nCO H O 1,5N n 2n 1 2 3n 6n 1 4 3 2 2 2 2 6n 1 40,5 0,1.3n.44 0,1.18. 0,1.1,5.28 2 C2H4O2NaN : 0,15.6 n 2 m m 94,5 (g) NaOH : 0,2.0,15.6 Chọn B. Page 7