Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2020 - Mã đề 132 - Trường THPT Đô Lương 1 (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 5120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2020 - Mã đề 132 - Trường THPT Đô Lương 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lan_1_nam_2020_ma_de_13.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2020 - Mã đề 132 - Trường THPT Đô Lương 1 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN I NĂM 2020 TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 Môn thi: HOÁ HỌC (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; ; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Đun nóng vinyl axetat với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH3COONa và CH2=CHOH. B. CH3CH2COONa và CH3OH. C. CH3COONa và CH3–CH=O. D. CH2=CHCOONa và CH3OH. Câu 2: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Cu. B. Zn. C. Sn. D. Pb. Câu 3: Dãy chất đều tác dụng với dụng dịch Fe(NO3)2 là? A. Ag, CuO, Fe, Mg B. Cu, BaO, Ag, Zn C. Mg, Na, Zn, AgNO3 D. Cu, Na, Zn, AgNO3 Câu 4: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Để đồ vật bằng thép ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa. B. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học. C. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ. D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước. Câu 5: Cho 36,0 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1) tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 12,8. B. 19,2. C. 9,6. D. 6,4. Câu 6: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ag + Cu(NO3)2. Câu 7: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ? A. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. Câu 8: Cho dãy các chất: C 6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 9: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là A. saccarozơ. B. fructozơ. C. amilopectin. D. xenlulozơ Câu 10: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH. B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5. C. CH3COOC2H5,CH3CH2CH2OH, CH3COOH. D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5. Câu 11: Chất thuộc loại amin bậc hai là A. CH3NH2. B. (CH3)3N C. CH3–NH–CH3. D. CH3CH2NH2. Câu 12: Trong các loại tơ: nilon-6 (1), nitron (2), xenlulozơ axetat (3), visco (4). Các tơ bán tổng hợp là: A. (3),(4). B. (1),(4). C. (1),(2). D. (2),(3). Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. Câu 13: Cho các phát biểu sau: (1) Chất béo là trieste của glixerol với axit cacboxylic. (2) Lipit gồm có chất béo, sáp, stearoid, photpholipit, (3) Chất béo đều là các chất lỏng. (4) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái lỏng, tristearin ở trạng thái rắn. (5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (6) Chất béo là thành phần chính của mỡ động vật, dầu thực vật. Số phát biểu đúng là A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 14: Trung hòa 8,85 gam một amin đơn chức cần 150 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X A. C3H9N B. C3H7N C. C2H5N D. CH5N Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím. B. Dung dịch glyxin làm đổi màu quỳ tím. C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng. D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím. Câu 16: Kết quả thí nghiệm của các chất hữu cơ X, Y, Z như sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Dung dịch xanh lam Y Nước brom Mất màu dung dịch Br2 Z Quỳ tím Hóa xanh Các chất X, Y, Z lần lượt là A. Ala-Ala-Gly, glucozơ, etyl amin. B. Ala-Ala-Gly, glucozơ, anilin. C. saccarozơ, glucozơ, anilin. D. saccarozơ, glucozơ, metyl amin. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của este A. C3H6O2 B. C4H8O4 C. C2H4O2 D. C4H8O2 Câu 18: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. B. kim loại Na. C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Câu 19: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc). Giá trị của V là: A. 5,04 lít. B. 3,36 lít. C. 7,28 lít. D. 5,6 lít. Câu 20: Este propyl axetat có công thức là A. CH3COOCH2CH2CH3. B. CH3COOC2H5. C. CH3CH2COOCH3. D. HCOOCH=CH2. Câu 21: Đun 9,0 gam axit axetic với 9,2 gam etanol (có H 2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 8,8 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là A. 50,00% B. 75,00% C. 62,50% D. 66,67% Câu 22: Cho các chất: (1) amoniac, (2) metylamin, (3) anilin, (4) đimetylamin. Lực bazơ tăng dần theo thứ tự nào sau đây? A. (1) < (3) < (2) < (4) B. (3) < (1) < (2) < (4) C. (3) < (1) < (4) < (2) D. (1) < (2) < (3) < (4) Câu 23: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là: A. C2H5OH. B. C6H5NH2. C. H2NCH2COOH. D. CH3NH2. Câu 24: Phân tử khối trung bình của PVC là khoảng 750000. Hệ số polime hoá của PVC là A. 12.000 B. 15.000 C. 24.000 D. 25.000 Câu 25: Hai chất đồng phân của nhau là A. fructozơ và mantozơ. B. glucozơ và mantozơ. C. saccarozơ và glucozơ D. fructozơ và glucozơ. Câu 26: Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất trên là A. kim loại Na. B. quỳ tím. C. dung dịch NaOH D. dung dịch Br2. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. Câu 27: Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon-6,6; tơ lapsan; metylfomat; xenlulozơ và glyxylglyxin. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 28: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. (2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3. (6) Cho ure vào dung dịch Ca(OH)2. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 29: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây? A. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim. B. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim. C. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao. D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng. Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai? A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian. C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. Câu 31: Cho 28 gam Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng; sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được 5,04 lít (đktc) SO2 khí duy nhất và 5,88 gam chất rắn. Số mol H2SO4 phản ứng là: A. 0,62 mol B. 0,8175 mol C. 0,73 mol D. 0,975 mol Câu 32: Hỗn hợp E gồm CH 3COOH, (CH2=CH-COO)3C3H5 và hai hyđrocacbon mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp E cần 42,56 lít O 2 (đktc), thu được CO 2 và 21,6 gam H2O. Mặt khác, 0,3 mol E tác dụng được tối đa dung dịch chứa m gam Br2. Giá trị của m là? A. 32 gam B. 64 gam C. 96 gam D. 48 gam Câu 33: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Mg trong V ml dung dịch HNO3 2,5 M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và 0,084 mol hỗn hợp khí gồm N 2 và N2O có tỉ khối so với oxi là 31 : 24. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X thì lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình vẽ dưới đây: Giá trị của m và V lần lượt là: A. 8,85 và 250 B. 7,5 và 387,2 C. 7,8 và 950 D. 6,36 và 378,2 Câu 34: X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các α-amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH 2 và 1 nhóm – COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O 2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 20% thể tích O 2 còn lại là N2. Giá trị của m là? A. 42,1 gam B. 42,8 gam C. 45,6 gam D. 39,8 gam Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. Câu 35: Nung m gam hỗn hợp A gồm Mg, FeCO 3, FeS, Cu(NO3)2 (trong A % khối lượng oxi là 46,192%) một thời gian (muối nitrat bị nhiệt phân hoàn toàn) thì thu được chất rắn B và 11,872 lít hỗn hợp khí gồm CO2, NO2, O2, SO2. Cho B phản ứng hoàn toàn với HNO 3 đặc nóng dư (thấy có 0,88 mol HNO 3 phản ứng) thu được dung dịch C và 4,256 lít hỗn hợp X gồm NO 2 và CO2, có tỉ khối đối với hiđro là 436/19). Cho C tác dụng hoàn toàn với BaCl 2 dư thấy xuất hiện 2,33 gam kết tủa. Biết các khí đo ở đktc, NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3. Giá trị gần nhất của m là? A. 48 B. 33 C. 40 D. 42 Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,08 mol O 2, thu được CO2 và 2 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là: A. 0,2 B. 0,24. C. 0,12 D. 0,16. Câu 37: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na 2O, K, K2O, Ba, BaO (trong X, oxi chiếm 7,5% về khối lượng) và nước, thu được 200 ml dung dịch Y và 0,896 lít H 2 (đktc). Cho hết Y vào 200 ml dung dịch HCl 0,5M; thu được 400 ml dung dịch Z có pH = 13. Giá trị của m là? A. 6,4 gam B. 0,92 gam C. 0,48 gam D. 12,8 gam Câu 38: Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO 3)2 0,7M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N +5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX –mY) là? A. 90,8 gam B. 100,6 gam C. 102,4 gam D. 98 gam Câu 39: Cho 7,1 gam khí clo tác dụng hết với 17,92 gam kim loại M, thu được hỗn hợp X. Cho 1 nửa hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng dư, thu được 4,256 lít khí (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4. Kim loại M là? A. Al B. Cu C. Mg D. Fe Câu 40: Hỗn hợp X gồm Lys – Gly – Ala, Lys – Ala – Lys – Gly, Ala – Gly. Biết 0,25 mol X phản ứng được tối đa với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Mặt khác, cho 0,25 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là? A. 103,05 gam B. 82,44 gam C. 120,8 gam D. 100,92 gam HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 132