Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Quảng Xương I (Có đáp án)

pdf 6 trang thaodu 2050
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Quảng Xương I (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lan_1_nam_hoc_2019_2020.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Quảng Xương I (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 THANH HOÁ NĂM HỌC 2019 -2020 TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG I Môn: Hóa học ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút. (Đề thi có 40 câu) (không tính thời gian phát đề) Mã đề thi: Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S= 32; Cl = 35,5; K= 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Etyl fomat là chất có mùi thơm, không độc được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Công thức cấu tạo của etyl fomat là A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H3. Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaHCO3? A. NaCl. B. NaNO3. C. K2CO3. D. HCl. Câu 3: Khí CO khử được oxit kim loại nào sau đây ở nhiệt độ cao? A. Fe2O3. B. MgO. C. Al2O3. D. K2O. Câu 4: Để xử lý nước thải có tính axit, người ta thường dùng A. Phèn chua. B. Muối ăn. C. Nước vôi. D. Giấm ăn. Câu 5: Xà phòng hóa hoàn toàn triolein bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và chất hữu cơ X. Chất X là A. C17H33COONa. B. CH3COONa. C. C17H33COOH. D. C17H35COOH. Câu 6: Kim loại nào sau đây trong công nghiệp chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của nó? A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. Na. Câu 7: Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp? A. CH2=CH-Cl. B. H2NCH2COOH. C. CH3COOH. D. CH3COOCH3. Câu 8: Cho 1,6 gam Fe2O3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 0,2M (loãng). Giá trị của V là A. 200. B. 100. C. 300. D. 150. Xem giải Câu 9: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Etylamin. B. Glyxin. C. Alanin. D. Anilin. Câu 10: Kim loại sắt không phản ứng được với chất hoặc dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch FeCl3. B. Dung dịch H2SO4 loãng, nguội. C. Al2O3. D. O2. Câu 11: Cho 6,75 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 12,225 gam muối. Công thức phân tử của X là A. CH5N. B. C2H5N. C. C3H9N. D. C2H7N. Xem giải Câu 12: Polime nào sau đây được dùng để sản xuất tơ?
  2. A. Polibata-1,3-dien. B. Polietilen. C. Polacrilonitrin. D. Poli(vinyl clorua). Câu 13: Chất nào sau đây thuộc loại oxit axit? A.CO. B. Al2O3. C. NO. D. CO2. Câu 14: Cho các tính chất sau: kết tinh (1), có vị ngọt (2), màu trắng (3), thể hiện tính chất của poliancol (4), thể hiện tính chất của axit (5), thể hiện tính chất của anđehit (6). Những tính chất thuộc tính chất của glucozơ là A. (1), (2), (4), (6). B. (1), (2), (3), (4), (6). C. (1), (2), (3), (5), (6). D. (1), (2), (4). Câu 15: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH? A. Al(OH)3. B. KHSO4. C. BaCl2. D. AlCl3. Câu 16: Cặp chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân A. fructozơ, saccarozơ B. saccarozơ, tinh bột. C. glucozơ, xenlulozơ. D. glucozơ, fructozơ. Câu 17: Cho 3,68 gam hỗn hợp Al và Zn phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng dung dịch sau phản ứng là A. 52,48 gam. B. 42,58 gam. C. 52,68 gam. D. 13,28 gam. Xem giải Câu 18: Cho m gam glucozơ lên men hoàn toàn tạo thành ancol etylic. Khi sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 18 gam B. 36 gam. C. 72 gam. D. 60 gam. Xem giải Câu 19: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại sau đây? A. Mg. B. Cu. C. Ba. D. Ag. Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hóa: AgNO /NH Xenlulozơ  HO/H2 X  33 Y  HCl Z. Trong sơ đồ trên, các chất X, Y, Z lần lượt là A. glucozơ, amino gluconat, axit gluconic. B. glucozơ, amoni gluconat, axit gluconic. C. fructozơ, amino gluconat, axit gluconic. D. fructozơ, amoni gluconat, axit gluconic. Câu 21: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? A. NaCl và AgNO3. B. NaOH và HCl. C. NaOH và Ba(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và HCl. Xem giải Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol một α-aminoaxit X (no, mạch hở, phân tử có 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) trong oxi thu được 0,84 mol hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Công thức cấu tạo của X là A. H2NCH2COOH. B. H2NCH(CH3)COOH. C. H2NCH2CH2COOH. D. H2NCH2CH(CH3)COOH. Xem giải Câu 23: Cho hỗn hợp X gồm tristearin và triolein. Hiđro hóa hoàn toàn 26,64 gam hỗn hợp X thì cần 0,672 lít H2 (đktc). Cho 26,64 gam hỗn hợp X nói trên tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là A. 90 ml. B. 30 ml. C. 45 ml. D. 60 ml. Xem giải
  3. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl fomat, metyl axetat và etyl axetat thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 5,4 gam. B. 4,5 gam. C. 3,6 gam. D. 6,3 gam. Xem giải Câu 25: Tiến hành các thí nghiệm sau: – TN1: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch MgSO4. – TN2: Để thanh thép trong không khí ẩm, – TN3: Cho bột nhôm phản ứng với O2 nung nóng. – TN4: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. – TN5: Nhúng lá sắt nguyên chất vào dung dịch CuSO4. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá học là A. 4. B. 1. C. 2 D. 3. Xem giải Câu 26: Hiđrocacbon mạch hở X (26 < MX < 58). Trộn m gam X với 0,52 gam stiren thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Mặt khác, toàn bộ lượng Y trên làm mất màu tối đa a gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 4,8. B. 8,0. C. 56,0. D. 16,0. Xem giải Câu 27: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 1M và Na2CO3 0,5M, thu được dung dịch X chứa 19,9 gam chất tan. Giá trị của V là A. 4,48. B. 2,24. C. 1,12. D. 3,36. Xem giải Câu 28: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí etylamin vào dung dịch axit fomic. (b) Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch NaOH. (c) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin. (d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch glyxin. (e) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Xem giải Câu 29: Cho 8,1 gam Al vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3 và 0,3 mol CuCl2. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 30,4. B. 22,0. C. 20,1. D. 19,2. Xem giải Câu 30: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:
  4. Kết thúc thí nghiệm, nhận thấy quỳ tím hoá xanh và trong bình chứa dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa keo trắng. Các chất Y và Z lần lượt là A. NH3 và NaAlO2. B. CO2 và NaAlO2. C. NH3 và AlCl3. D. CO2 và Ca(AlO2)2. Xem giải Câu 31: Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol (a) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3. (b) X1 + HCl → X4 + NaCl (c) X2 + HCl → X5 + NaCl. (d) X3 + 2CuO → X6 + 2Cu + 2H2O Biết X có công thức phân tử C6H10O4 và chứa hai chức este. X1 có nhiều hơn X2 một nguyên tử cacbon. X3 không hòa tan Cu(OH)2. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cho a mol X3 tác dụng hoàn toàn với Na dư thì thu được a/2 mol H2. B. X5 không tham gia phản ứng tráng bạc. C. X6 là anđehit axetic. D. X4 có phân tử khối là 60. Xem giải Câu 32: Cho các thí nghiệm sau: (a) Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong. (b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch phèn chua. (c) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (d) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2. (e) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. (f) Cho từ từ dung dịch Al(NO3)3 đến dư vào dung dịch NaOH và khuấy đều. Số thí nghiệm xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Xem giải Câu 33: X là este no, 2 chức; Y là este tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 18,144 lít CO2 (đktc). Mặt khác đun nóng 0,12 mol E cần dùng 570 ml dung dịch NaOH 0,5M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa 3 muối có khối lượng m gam và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị m là A. 27,09 gam B. 27,24 gam C. 19,63 gam D. 28,14 gam Xem giải Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 20,7 gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO vào nước thu được 4 lít dung dịch Y có pH = 13 và 0,05 mol khí H2. Cho 4 lít dung dịch Y tác dụng với 100ml dung dịch chứa H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 28. B. 42. C. 35. D. 26. Xem giải Câu 35: Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch). Toàn bộ khí sinh ra trong quá trình điện phân (ở cả hai điện cực) theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của z là A. 5790. B. 3860. C. 6755. D. 7720.
  5. Xem giải Câu 36: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, mạch hở với 575 ml dung dịch NaOH 1,38M thu được dung dịch Y và 17,71 gam hỗn hợp T gồm 2 ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Cho toàn bộ lượng T tác dụng với Na dư thu được 5,796 lít khí Hidro (đktc). Cô cạn Y thu được chất rắn rồi đem chất rắn này nung với CaO xúc tác đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,28 gam một khí. Giá trị của m là: A. 39,68. B. 46,69. C. 35,65. D. 23,50 Xem giải Câu 37: Trộn 8,1 gam Al với 35,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch chứa 1,9 mol HCl và 0,15 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z (không chứa muối amoni) và 0,275 mol hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch M; 0,025 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của +5 N ) và 280,75 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong Y là: A. 72,75%. B. 51,96%. C. 41,57%. D. 67,55%. Xem giải Câu 38: Cho hỗn hợp E gồm C2H7O2N và C3H10O4N2 tác dụng với dung dịch chứa 0,08 mol NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm 2 khí (phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon) đều làm quỳ tím ẩm hóa xanh. Sục Y vào dung dịch AlCl3 vừa đủ thu được 1,56 gam kết tủa. Biết tỉ khối Y so với H2 bằng 65/6 và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng chất rắn khan là: A. 6,20 gam. B. 4,32 gam. C. 3,92 gam. D. 5,12 gam. Xem giải Câu 39: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước: – Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic,1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. – Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy trong nồi nước nóng 65oC – 70oC. – Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa. (a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng. (b) Có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp. (c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế. (d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch KCl bão hòa. (e) Có thể dùng dung dịch axit axetic 5% và ancol etylic 10o để thực hiện phản ứng este hóa. (f) Để tăng hiệu suất phản ứng có thể thêm dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Xem giải Câu 40: Cho 29,64 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe(NO3)2, Al và Zn tan hết trong dung dịch chứa 1,12 mol KHSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 174,86 gam muối sunfat trung hòa (Y không phản ứng với Cu) và 3,584 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí không màu, trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí, tỉ khối của Z so với He là 1,8125. Dung dịch Y phản ứng tối đa với V lít dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là: A. 0,865 lít. B. 0,560 lít. C. 0,760 lít. D. 0,785 lít. Xem giải ĐÁP ÁN
  6. 1B 2D 3A 4C 5A 6D 7A 8D 9A 10C 11D 12C 13D 14A 15A 16D 17A 18B 19B 20B 21C 22B 23A 24C 25C 26B 27C 28B 29B 30C 31D 32A 33A 34A 35A 36B 37C 38D 39B 40D