Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Mã đề: 001 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Hùng Vương

docx 4 trang hangtran11 14/03/2022 5452
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Mã đề: 001 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Hùng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_ma_de_001_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Mã đề: 001 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Hùng Vương

  1. SỞ GD & ĐT GIA LAI ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA LẦN 1 THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: HÓA HỌC (Đề thi có 03 trang) (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh: Mã đề thi: 001 Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85; Br = 80; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137. Câu 1: Cho các dung dịch sau: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là: A. HNO3, NaCl, Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4. C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Câu 2: Ở điều kiện thích hợp, cacbon phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Na2O, NaOH, HCl. B. Al, HNO3 đặc, KClO3. C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3. D. NH4Cl, KOH, AgNO3. Câu 3: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. Fe. B. Na. C. Hg. D. Al. Câu 4: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. K. B. Mg. C. Fe. D. Al. Câu 5: Cho các kim loại sau: Fe, Na, K, Ba. Số kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 6: Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của môi trường xung quanh được gọi chung là A. sự ăn mòn kim loại. B. sự ăn mòn hóa học. C. sự khử kim loại. D. sự ăn mòn điện hóa. Câu 7: Để điều chế kim loại Na người ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Điện phân dung dịch NaCl. B. Điện phân nóng chảy NaCl. C. Nhiệt phân NaOH. D. Nhiệt luyện bằng cách dùng Al để khử Na2O. Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại kiềm? A. Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Điều chế kim loại kiềm hoạt động yếu hơn, bằng phương pháp nhiệt luyện kim loại. C. Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân. D. Kim loại xesi dùng để chế tạo tế bào quang điện. Câu 9: Một mẫu nước có chứa nhiều các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-. Trong hóa học, mẫu dung dịch này được phân loại theo kiểu nước nào sau đây? A. Nước cứng toàn phần. B. Nước cứng vĩnh cửu. C. Nước cứng tạm thời. D. Nước mềm. Câu 10: Cho 0,54 gam bột nhôm tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 0,672. C. 0,448. D. 6,72. Câu 11: Cho m1 gam một kim loại X có hóa trị không đổi tác dụng với oxi dư, sau phản ứng thu được chất rắn Y có khối lượng m2 gam. Biết tỉ lệ m2 : m1 = 5 : 3. X là kim loại nào sau đây? A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ca. Câu 12: Hỗn hợp X gồm Al2O3, Ba, K (trong đó oxi chiếm 20% khối lượng của X). Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,022 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch gồm 0,018 mol H2SO4 và 0,038 mol HCl vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa các muối clorua và sunfat trung hòa) và 2,958 gam hỗn hợp kết tủa. Giá trị của m là
  2. A. 3,912. B. 3,090. C. 4,422. D. 3,600. Câu 13: X là hỗn hợp gồm Mg và MgO (trong đó Mg chiếm 60% khối lượng). Y là dung dịch gồm H2SO4 và NaNO3. Cho 6 gam X tan hoàn toàn vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa ba muối trung hòa) và hỗn hợp hai khí (gồm khí NO và 0,04 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Biết Z có khả năng tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,44 mol NaOH. Giá trị của m là A. 55,92. B. 25,2. C. 46,5. D. 53,6. Câu 14: X là một kim loại, Y, Z, T, L, M, G, R là các hợp chất vô cơ. Thực hiện các phản ứng như sau: X + O2→ Y ; Y + H2SO4 loãng → Z + T + L Z + NaOH → M ↓ + G ; T + NaOH → R ↓ + G M + O2 + H2O → R Vậy X có thể là kim loại nào sau đây? A. Zn. B. Al. C. Mg. D. Fe. Câu 15: Hỗn hợp Y gồm Al và Fe3O4. Sau khi phản ứng nhiệt nhôm Y xảy ra xong, thu được chất rắn X. X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl nhưng chỉ tan một phần trong dung dịch NaOH (dư) và có giải phóng khí H2. Vậy thành phần của chất rắn X là A. Al, Fe, Fe3O4. B. Fe, Al2O3. C. Al, Al2O3, Fe. D. Al, Al2O3. Câu 16: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl tạo ra khí H2? A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Au. Câu 17: Trong hợp chất Fe2O3, sắt có số oxi hóa là A. 0. B. +1. C. + 3. D. + 2. Câu 18: Fe(NO3)2 là sản phẩm của phản ứng giữa cặp chất nào sau đây? A. FeO + dung dịch HNO3 đặc. B. Dung dịch FeSO4 + dung dịch Ba(NO3)2. C. Ag + dung dịch Fe(NO3)3. D. Fe + dung dịch HNO3 đặc nóng dư. Câu 19: Nhúng một thanh nhôm vào dung dịch hỗn hợp gồm FeSO4 và Fe2(SO4)3 có cùng số mol, sau một thời gian lấy thanh nhôm ra thấy khối lượng của thanh nhôm không đổi (Giả sử toàn bộ kim loại giải phóng ra đều bám hết vào thanh nhôm) và thu được dung dịch X. Vậy dung dịch X chứa chất nào sau đây? A. Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3. B. Al2(SO4)3, FeSO4. C. FeSO4, Fe2(SO4)3. D. Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3, FeSO4. Câu 20: Chỉ dùng dung dịch KOH (không dùng phương pháp thử màu ngọn lửa) có thể phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Mg, Al2O3, Al. B. Fe, Al2O3, Mg. C. Zn, Al2O3, Al. D. Mg, K, Na. Câu 21: Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử? A. Metan. B. Etilen. C. Axetilen. D. Benzen. Câu 22: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp? A. CH3-CH3. B. CH3-CH2-OH. C. CH2=CH-CN. D. CH3-CH2-Cl. Câu 23: Vinyl axetat là hợp chất có công thức cấu tạo thu gọn nào sau đây? A. CH3COOCH2-CH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOCH=CH2. D. CH2=CH-COOCH3. Câu 24: Thủy phân triolein có công thức (C17H33COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là A. C17H35COONa. B. CH3COONa. C. C2H5COONa. D. C17H33COONa. Câu 25: Một este X mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2. Khi thuỷ phân X trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-CH3. C. HCOO-C(CH3)=CH2. D. HCOO-CH=CH-CH3 Câu 26: Một chất béo có công thức: CH2(OCOC17H33)–CH(OCOC15H31)–CH2(OCOC17H29). Số mol H2 cần để hiđro hoá hoàn toàn 1 mol chất béo trên là A. 4. B. 5. C. 3. D. 1.
  3. Câu 27: Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức, tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4 M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Cặp chất nào sau đây là công thức của hai hợp chất trong hỗn hợp X? A. C2H5COOH và C2H5COOCH3. B. CH3COOH và CH3COOC2H5. C. HCOOH và HCOOC3H7. D. HCOOH và HCOOC2H5. Câu 28: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglixerit X bằng dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 0,5 mol glyxerol và 459 gam muối khan. Giá trị của m là A. 444. B. 442. C. 443. D. 445. Câu 29: Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C6H10O4. Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn chức với số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Vậy công thức cấu tạo của X là chất nào sau đây? A. CH3OCO-COOC3H7. B. CH3OOC-CH2-COOC2H5. C. HOOC-(CH2)4-COOH. D. C2H5OCO-COOC2H5. Câu 30: Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ? A. Xenlulozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Sobitol. Câu 31: Hợp chất hữu cơ X không tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 nhưng khi X bị thủy phân (trong môi trường axit) sản phẩm thu được lại có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 cho kết tủa Ag. Vậy X là chất nào sau đây? A. Glucozơ. B. Alanylglyxin. C. Saccarozơ. D. Tristearin. Câu 32: Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 30,6. B. 27,0. C. 15,3. D. 13,5. Câu 33: Hợp chất nào sau đây là đipeptit? A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH B. H2N-CH2-CH2-CO-CH2-COOH C. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH Câu 34: Đun nóng 14,6 gam Glyxylalanin với dung dịch NaOH (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là A. 22,6. B. 18,6. C. 20,8. D. 16,8. Câu 35: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp nhau (được trộn theo tỉ lệ mol 1: 10: 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của ba amin là A. C2H7N, C3H9N, C4H11N. B. C3H7N, C4H9N, C5H11N. C. CH5N, C2H7N, C3H9N. D. C3H9N, C4H11N, C5H13N. Câu 36: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa.” Ngày nay, chúng được biết đến là tơ nilon-6. Vây một đoạn mạch của tơ nilon-6 có công thức nào sau đây? A. (-CH2-CH=CH-CH2)n. B. (-NH-[CH2]6-CO-)n. C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n. D. (-NH-[CH2]5-CO-)n. Câu 37: Polime nào sau đây có các mắt xích tạo thành mạch phân nhánh trong cấu trúc của nó? A. Amilopectin. B. Xenlulozơ. C. Cao su isopren. D. Poli (vinyl clorua). Câu 38: Cho 2 ml ancol X vào ống nghiệm đã có sẵn vài viên đá bọt. Thêm tiếp 4 ml dung dịch H2SO4 đậm đặc vào ống nghiệm, lắc đều hỗn hợp, sau đó đun nóng đến khoảng 170 0C, thấy sinh ra khí etilen. Ancol X dùng trong thí nghiệm trên là chất nào sau đây? A. C2H5OH. B. CH3OH. C. C3H7OH. D. C3H5(OH)3.
  4. Câu 39:X là este CnH2nO2, Y là axit mạch hở CmH2m-2O2,Z là este hai chức tạo bởiC2H4(OH)2 và axit Y. Số mol Y bằng số mol Z. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm X, Y, Z cần dùng 15,008 lít O2 (ở đktc) thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 39,48 gam. Mặt khác, cũng một lượng hỗn hợp A ở trên làm mất màu tối đa dung dịch chứa 0,28 mol Br2. Số gam của este X có trong hỗn hợp A là A. 17,2. B. 13,2. C. 13,6. D. 15,2. Câu 40: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở, được tạo nên từ các α-aminoaxit có một nhóm -NH2 và một -COOH trong phân tử. Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong X là 45,88%; trong Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp hai chất X, Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của α- aminoaxit có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là giá trị nào sau đây? A. 45,2 gam. B. 48,97 gam. C. 38,8 gam. D. 42,03 gam.