Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Lê Khiết (Có đáp án)

doc 15 trang thaodu 3350
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Lê Khiết (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_thpt_le.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Lê Khiết (Có đáp án)

  1. Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học trường THPT Lê Khiết - năm 2017 Câu 1: Cho 4,6g kim loại kiềm M tác dụng với lượng nước dư sinh ra 2,24 lit H 2 (dktc). Kim loại M là : A. K B. NaC. LiD. Cs Câu 2: Công thức của Alanin là : A. H2NCH2COOHB. CH 3CH2CH(NH2)COOH C. H2NCH2CH2COOHD. CH 3CH(NH2)COOH Câu 3: Cho các chất : Glucozo, Alanin, metyl fomat, saccarozo, etylamin. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng là : A. 5B. 4C. 3D. 2 Câu 4: Cho dãy kim loại sau : Li, Ag, Al, Cr. Kim loại mềm nhất trong các kim loại trên là : A. CrB. AgC. LiD. Al Câu 5: Cho dãy các chất : Glucozo, Gly-Gly-Gly, metyl axetat, saccarozo, Ala-Ala. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo ra phức xanh lam là : A. 2B. 5C. 3D. 4 Câu 6: Cacbohydrat X bị thủy phân trong môi trường axit đun nóng và dung dịch X hòa tan được Cu(OH)2. Vậy X là : A. SaccarozoB. Tinh bộtC. FructozoD. Glucozo Câu 7: So sánh nào dưới đây đúng : A. BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nước B. Al(OH)3 và Cr(OH)2 đều là chất lưỡng tính C. H2SO4 đặc và H2CrO4 đều là axit, có tính oxi hóa mạnh D. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bao, có tính khử. Câu 8: Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit đun nóng thu được hỗn hợp gồm các chất đều có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của este có thể là : A. HCOOCH=CH-CH3 B. HCOOCH2-CH=CH2 C. CH3COOC(CH3)=CH2 D. HCOOC6H5 Câu 9: Một kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu. Kim loại đó là : A. CuB. NaC. AgD. Fe Câu 10: Chất nào sau đây thuộc chất béo : A. Etyl fomatB. GlucozoC. TristearinD. Xenlulozo Câu 11: Cho 8,26g môt amin đơn chức X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 13,37g muối. Số đồng phân của X là : Trang 1 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  2. A. 2B. 4C. 3D. 8 Câu 12: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là : A. cho protonB. bị oxi hóaC. bị khửD. nhận proton Câu 13: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5g Glyxin (H 2NCH2COOH) cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là : A. 100B. 150C. 200D. 50 Câu 14: Chất không có tính lưỡng tính là : A. Al2O3 B. Al(OH)3 C. AlCl3 D. NaHCO3 Câu 15: Sục 2,688 lit CO2 (dktc) vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M và KOH 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là : A. 5B. 30C. 12D. 15 Câu 16: Phương pháp thích hợp đề điều chế Ca từ CaCl2 là : A. Điện phân dung dịch CaCl2 B. Điện phân nóng chảy CaCl2 2+ C. Nhiệt phân CaCl2 D. Dùng Na khử Ca trong dung dịch CaCl2 Câu 17: Este thủy phân trong môi trường kiềm thu được 2 muối là : A. CH3COOC2H5 B. C6H5COOCH3 C. HCOOCH2C6H5 D. HCOOC6H5 Câu 18: Cả 3 chất : Anilin, alanin, axit glutamic đều phản ứng với : A. dung dịch NaOHB. dung dịch HCl C. dung dịch NaClD. dung dịch Brom Câu 19: Nước cứng là nước chứa nhiều ion : + + 2- - 2+ 2+ - - A. Na , K B. SO4 , Cl C. Mg , Ca D. HCO3 , Cl Câu 20: Cho 2,7g Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi kết thúc phản ứng, thể tích khí H2 (dktc) thoát ra là : A. 4,48 litB. 3,36 litC. 6,72 litD. 2,24 lit Câu 21: Phát biểu nào sau đâu không đúng : A. Tripeptit hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam B. Metylamin làm xanh quì tím ẩm C. Peptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm có đun nóng D. Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 it khí hidro (dktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là : A. 10,27B. 7,25C. 9,52D. 8,98 Câu 23: Hợp chất nào sau đây vừa chứa nhóm chức este vừa chứa vòng benzen trong phân tử Trang 2 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  3. A. Phenylamoni cloruaB. axit benzoicC. AnilinD. Phenyl axetat Câu 24: Dung dịch chất nào sau đây làm đổi màu quì tím sang xanh : A. Axit-2,6-diaminohexanoicB. Phenylamoni clorua C. Axit axeticD. Anilin Câu 25: Cho sơ đồ : Cu OH ,NaOH A 2  D t0 t0 Cn H2n 2O2 NaOH   F  CH4 B  O2 ,xt E t0 Công thức phân tử của X là : A. C2H4O2 B. C3H4O2 C. C 4H6O2 D. C5H8O2 Câu 26: Khi tiến hành đồng trùng hợp acrilonitrin và buta-1,3-dien thu được một loại cao su buna-N chứa 15,73% N về khối lượng. Tỉ lệ số mol acrilonitrin và buta-1,3-dien trong cao su buna-N là : A. 2 : 1B. 2 : 3C. 1 : 2D. 3 : 2 Câu 27: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe 3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,71 mol HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 19,745)g hỗn hợp muối không 3+ chứa ion Fe và 3,024 lit khí Z (dktc) gồm H 2 và NO với tổng khối lượng là 1,67g. Cho NaOH dư vào Y thấy xuất hiện 27,34g kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là : A. 26,32%B. 17,08% C. 24,29%D. 25,75% Câu 28: Cho 18,6g chất X có CTPT C3H12O3N2 đun nóng với 2 lit dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng thu được chất khí Y làm xanh quì tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z rồi nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là : A. 14,6B. 10,6 C. 20,6D. 19,9 Câu 29: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch Y và 49,28 lit hỗn hợp khí NO, NO2 (dktc, không có sản phẩm khử khác) nặng 85,2g. Cho Ba(OH)2 dư vào Y, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 148,5g chất rắn khan. Giá trị của m là : A. 24,8B. 38,4C. 27,4D. 9,36 Câu 30: Hòa tan hết a mol Al 2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Cho 300 ml dung dịch KOH 4M vào X, thu được b mol kết tủa. Mặt khác, nếu cho 400 ml dung dịch KOH 4M vào X thì cũng thu được b mol kết tủa. Tỉ lệ a : b là : A. 4 : 3B. 3 : 2C. 3 : 4D. 5 : 8 Trang 3 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  4. Câu 31: Hai đoạn mạch polime là nilon-6,6 và tơ nitron có khối lượng phân tử lần lượt là 56500 và 23850 dvC. Số mắt xích trong các đoạn mạch đó lần lượt là : A. 250 và 500B. 250 và 450C. 275 và 350D. 300 và 450 Câu 32: Cho các phát biểu sau : (1) Dung dịch muối dicromat có màu da cam sẽ chuyển sang màu vàng khi cho dung dịch NaOH vào (2) Muối Cr(III) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử (3) Cr là kim loại có độ cứng cao, được dùng để chế tạo hợp kim (4) Cr2O3 tác dung được với dung dịch NaOH loãng Số phát biểu đúng là : A. 1B. 3C. 2D. 4 Câu 33: Cho 2,7g Al tác dụng với 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO 3)3 0,5M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 6,9gB. 9,0gC. 13,8gD. 18,0g Câu 34: Cho hỗn hợp A có khối lượng m(g) gồm bột Al và Fe xOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm A trong không khí, đc hỗn hợp B ,Nghiền nhỏ, trộn đều B rồi chia thành 2 phần. Phần 1: có khối lượng 14,49g đc hòa tan hết trong dung dịch HNO 3 đun nóng , được dung dịch C và 3,696 lít khí NO duy nhất ( dktc). Phần 2 : tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thấy giải phóng 0,336 lít H2 (dktc) và còn lại 2,52 gam chất rắn.Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là : A. 21,735B. 26,75C. 25,76 D. 27,135 Câu 35: X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp; Z và T là hai este thuần chức hơn kém nhau 14 đvC, đồng thời Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY< MT). Đốt cháy 17,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 10,752 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng 17,28 gam E cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,2 gam hỗn hợp gồm 3 ancol có cùng số mol. Phần trăm khối lượng của X trong E là : A. 36,11%B. 18,06% C. 20,49% D. 40,0% Câu 36: Dung dịch X chứa m gam chất tan gồm Cu(NO3)2 và NaCl, trong đó khối lượng của Cu(NO3)2 lớn hơn 5g. Điện phân dung dịch X với cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây thì thu được dung dịch Y chứa (m – 18,79)g chất tan và có khí thoát ra ở catot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì dung dịch Z chứa a 1 gam chất tan và hỗn hợp khí T Trang 4 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  5. gồm 3 khí có tỉ khối so với H 2 là 16. Cho Z vào dung dịch chứa 0,1 mol FeCl 2 và 0,2 mol HCl thì thu được dung dịch chứa (a1 + 16,46)g chất tan và có khí thoát ra. Giá trị của m là : A. 26,8B. 16,6C. 72,76D. 45,96 Câu 37: Đun nóng hỗn hợp A chứa hai peptit X,Y ( số liên kết peptit hơn kém nhau 1 liên kết) cần vừa đủ 120 ml dung dịch KOH 1M thu được hỗn hợp Z chứa 3 muối của Gly , Ala , Val trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 13,68g A cần dùng 14,364 lit O2 (dktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,68g. Khối lượng muối của Ala trong Z gần với giá trị nào nhất ? A. 9,2gB. 2,08gC. 7,6gD. 2,32g Câu 38: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lit khí CO 2 (dktc) bằng 2 lit dung dịch KOH có nồng độ x mol/l thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ đến hết 200 ml dung dịch H 2SO4 1M loãng vào dung dịch X thì thấy có 4,48 lit khí thoát ra (dktc). Giá trị của x là : A. 0,35B. 0,25C. 0,16D. 0,5 Câu 39: Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (b) Dẫn khí H2 dư qua bột MgO nung nóng (c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư (d) Cho Na vào dung dịch MgSO4 (e) Đốt FeS2 trong không khí (f) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là A. 5B. 3C. 4D. 2 Câu 40: Khử hoàn toàn 1 oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lit khí CO (dktc), sau phản ứng thu được 0,84g Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị của V là : A. Fe3O4 và 0,448B. FeO và 0,224C. Fe 3O4 và 0,224D. Fe 2O3 và 0,448 Đáp án 1-B 2-D 3-D 4-C 5-A 6-A 7-B 8-A 9-D 10-C 11-B 12-C 13-A 14-C 15-C 16-B 17-D 18-B 19-C 20-B 21-A 22-D 23-D 24-A 25-B 26-D 27-C 28-D 29-B 30-D 31-B 32-B 33-A 34-C 35-A 36-D 37-C 38-A 39-C 40-A Trang 5 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  6. LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B M + H2O → MOH + 0,5H2 0,2 ← 0,1 (mol) => MM = 23g => Na Câu 2: Đáp án D Câu 3: Đáp án D Các chất thỏa mãn : Alanin, metyl fomat Câu 4: Đáp án C Câu 5: Đáp án A Các chất thỏa mãn : Glucozo, Saccarozo Câu 6: Đáp án A Câu 7: Đáp án B Cr(OH)2 là hidroxit bazo, không có tính lưỡng tính Câu 8: Đáp án A Khi thủy phân HCOOCH=CH-CH 3 tạo HCOONa và CH 3CH2CHO đều có phản ứng tráng bạc Câu 9: Đáp án D Dựa vào dãy điện hóa kim loại, kim loại nào đứng trước Cu và không phản ứng với nước thì đẩy được Cu ra khỏi muối của nó Câu 10: Đáp án C Câu 11: Đáp án B Tổng quát : RN + HCl → RNHCl (g) (R + 14) (R + 50,5) (g) 8,26 13,37 => 13,37.(R + 14) = 8,26.(R + 50,5) => R = 45 g => C3H9N có các đồng phân cấu tạo sau : C – C – C – NH2 ; C – C(CH3) – NH2 C – C – N – C (CH3)3N Câu 12: Đáp án C Câu 13: Đáp án A Trang 6 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  7. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O 0,1 → 0,1 mol => Vdd NaOH = 0,1 lit = 100 ml Câu 14: Đáp án C Tính lưỡng tính : phản ứng được với cả axit và bazo Câu 15: Đáp án C Phương pháp : bài toán CO2 tác dụng với dd kiềm Công thức giải nhanh : - +) TH1 : nOH ≥ 2.nCO2 => OH dư => nCO3 = nCO2 2- - +) TH2 : nCO2 Sinh ra 2 muối CO3 và HCO3 => nCO3 = nOH – nCO2 - +) TH3 : nCO2 > nOH => CO dư => sinh ra muối HCO3 . => nHCO3 = nOH Lời giải : nCO2 = 0,12 mol ; nOH = 2nCa(OH)2 + nKOH = 0,375 mol 2- - Vì : nOH > 2nCO2 => chỉ tạo CO3 , OH dư => nCO2 = nCO3 = 0,12 mol nCaCO3 = 0,12 mol => mkết tủa = 12g Câu 16: Đáp án B Phương pháp điều chế kim loại kiềm và kiềm thổ là điện phân nóng chảy muối clorua Câu 17: Đáp án D HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O Câu 18: Đáp án B 3 chất đều có nhóm NH2 => cùng phản ứng với HCl Câu 19: Đáp án C Câu 20: Đáp án B NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 1,5H2 0,1 → 0,15 (mol) => VH2 = 3,36 lit Câu 21: Đáp án A Tripeptit không phản ứng được với Cu(OH)2 Trang 7 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  8. Câu 22: Đáp án D Tổng quát : M + H2SO4 → MSO4 + H2 (mol) 0,06 ← 0,06 => mMuối = mKL + mSO4 = 3,22 + 96.0,06 = 8,98g Câu 23: Đáp án D Phenyl axetat : CH3COOC6H5 Câu 24: Đáp án A Axit – 2,6 – diaminohexanoic có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH => hợp chất này có tính bazo => làm quì tím chuyển xanh Câu 25: Đáp án B A : CH3CHO D : CH3COOH B : RCOONa E : NaHCO3 hoặc Na2CO3 F : CH3COONa X : RCOOCH=CH2 Vì X có dạng : CnH2n – 2O2 (có 2 pi) => R là gốc no Mà B + O2 → E cần có xúc tác => không phải phản ứng cháy mà là phản ứng oxi hóa => Chất hợp lý : HCOONa + 0,5O2(xt) → HOCOONa (NaHCO3) => X là HCOOCH=CH2 (C3H4O2) Câu 26: Đáp án D Polime có dạng : [-CH2-CH(CN)-]n[-CH2-CH=CH-CH2-]m => %mN = 15,73% => 14n = (53n + 54m).15,73% => n : m = 3 : 2 Câu 27: Đáp án C Phương pháp : Bảo toàn electron , Bảo toàn nguyên tố, Bảo toàn khối lượng. Lời giải : B1 : Xác định số mol Fe3O4 và Fe(NO3)2 Bảo toàn khối lượng : mX + mHCl = mmuối + mZ + mH2O => m + 0,71.36,5 = m + 19,745 + 1,67 + mH2O => nH2O = 0,25 mol Có : nZ = 0,135 mol ; mZ = 1,67g Trang 8 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  9. => nH2 = 0,085 ; nNO = 0,05 mol Bảo toàn H : nHCl = 4nNH4+ + 2nH2 + 2nH2O => nNH4+ = 0,01 mol Bảo toàn N : 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4+ => nFe(NO3)2 = 0,03 mol Bảo toàn O : 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 = nH2O + nNO => nFe3O4 = 0,03 mol B2 : Xác định số mol Cu và Mg Bảo toàn e : (Vì chỉ có muối Fe2+) Cho e : Cu → Cu2+ + 2e Mg → Mg2+ + 2e + Nhận e : 2H + 2e → H2 N+5 + 3e → N+2 Fe3+ + 1e → Fe2+ +5 -3 N + 8e → N (1) => 2nCu + 2nMg = 2nH2 + 3nNO + 2nFe3O4 + 8nNH4+ = 0,46 mol Y + NaOH dư tạo kết tủa => Kết tủa gồm : Mg(OH)2 ; Cu(OH)2 ; 0,12 mol Fe(OH)2 (2) => 58nMg + 98nCu(OH)2 + 0,12.90 = 27,34g Từ (1,2) => nMg = 0,15 ; nCu = 0,08 mol => %mCu = 24,29% Câu 28: Đáp án D Phương pháp : Muối cacbonat của amin : Công thức phân tử chung của muối có dạng: C nH2n+6 O3N2 (n≥2) .Là muối của amin no đơn chức mạch hở và axit cacbonic (muối cacbonat) nên muối có tính lưỡng tính. Khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh (VD: NaOH) tạo ra sản phẩm là : Na2CO3 + amin + nước Khi tác dụng với dung dịch axit mạnh (VD: HCl) tạo ra sản phẩm là : NaCl + khí cacbonic + nước. Lời giải : X + NaOH → khí làm xanh quì tím ẩm => amin khí nX = 0,15 mol ; nNaOH = 0,4 mol X có CTCT là : CH3NH3OCOONH3CH3 + 2NaOH → 2CH3NH2 + Na2CO3 + H2O (mol) 0,15 → 0,3 → 0,15 Trang 9 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  10. Chất rắn gồm : 0,15 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaOH => mrắn = 19,9g Câu 29: Đáp án B Phương pháp : Qui đổi hỗn hợp , Bảo toàn electron Lời giải : nNO + nNO2 = 2,2 mol ; mNO + mNO2 = 85,2g => nNO = 1 ; nNO2 = 1,2 mol Qui hỗn hợp X gồm : Fe (x mol) và S (y mol) (khi đó : Fe → Fe3+ ; S → S6+) (1) Bảo toàn e : 3x + 6y = 3nNO + nNO2 = 4,2 mol Y + Ba(OH)2 => kết tủa gồm : BaSO4 và Fe(OH)3 => nung còn : BaSO4 và Fe2O3 (2) => mrắn sau nung = 233y + 80x = 148,5 Từ (1,2) => x = 0,4 ; y = 0,5 mol => m = mFe + mS = 38,4g Câu 30: Đáp án D Phương pháp : Bài toán muối nhôm tác dụng với dd kiềm Các phản ứng xảy ra: 3+ - Al + 3OH Al(OH)3 (1) - - Al(OH)3 + OH [Al(OH)4] (2) Phương pháp: Từ (1) và (2) ta rút ra kết luận: + Nếu b/a ≤ 3 thì kết tủa chưa bị hoà tan và nAl(OH)3= b/3 + Nếu 3 < b/a < 4 thì kết tủa bị hoà tan 1 phần 3+ - Al + 3OH Al(OH)3 (1) mol a 3a a - - Al(OH)3 + OH [Al(OH)4] (2) Mol b-3a b-3a nAl(OH)3= 4a-b + Nếu b/a ≥ 4 thì kết tủa bị hoà tan hoàn toàn Phương pháp : Trang 10 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  11. Cùng thu được 1 lượng kết tủa với 2 lượng OH- khác nhau 3+ +) nKOH = 1,2 mol : Al dư => nAl(OH)3 = 1/3.nOH = 0,4 mol = b +) nKOH = 1,6 mol : Al(OH)3 bị hòa tan 1 phần => nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH => nAl3+ = 2a = 0,5 mol => a = 0,25 mol => a : b = 0,25 : 0,4 = 5 : 8 Câu 31: Đáp án B Nilon-6,6 : [-HN-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]n => n = 250 Nitron : [-CH2-CH(CN)-]n => n = 450 Câu 32: Đáp án B (1), (2), (3) đúng (4) sai. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH đặc Câu 33: Đáp án A nAl = 0,1 mol ; nFe3+ = 0,075 mol ; nCu2+ = 0,075 mol Thứ tự phản ứng : +) Cho e : Al → Al3+ + 3e +) Nhận e : Fe3+ + 1e → Fe2+ Cu2+ +2e → Cu Fe2+ + 2e → Fe => chất rắn gồm : 0,075 mol Cu và 0,0375 mol Fe => mrắn = 6,9g Câu 34: Đáp án C P2 : NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 1,5H2 => nAl = 2/3.nH2 = 0,01 mol ; mrắn = mFe => nFe = 0,045 mol Vậy ở phần 2 có : nAl = 0,01 ; nFe = 0,045 , nAl2O3 = x P1 : nAl = 0,01k ; nFe = 0,045k ; nAl2O3 = kx Bảo toàn electron : 3nAl + 3nFe = 3nNO => 0,01k.3 + 0,045k.3 = 0,165.3 => k = 3 Vậy mP1 = 3mP2 => m = mP1 + 1/3.m1 = 25,76g Trang 11 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  12. Câu 35: Đáp án A Phương pháp : Bảo toàn khối lượng, Bảo toàn nguyên tố. Lời giải : B1 : Xác định CTPT của các chất trong E Ta thấy X, Y, Z, T đều phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 => nE = ½ nNaOH = 0,15 mol => nCOO = nNaOH = 0,3 mol. Đốt cháy E cần 0,48 mol O2 tạo ra x mol CO2 và y mol H2O Bảo toàn khối lượng : mE + mO2 = mCO2 + mH2O => 44x + 18y = 32,64g(1) Bảo toàn O : 2nCOO + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => 2x + y = 1,56 mol(2) Từ (1,2) => x = 0,57 mol => Số C trung bình = 3,8 Vì X,Y là 2 axit 2 chức đồng đẳng kế tiếp ; Y và Z là đồng phân ; Z là este => CT của X, Y, Z, T lần lượt là : C3H4O4 ; C4H6O4 ; C4H6O4 ; C5H8O4 B2 : Xác định CTCT các chất trong E Ta có : số C tối thiểu của axit là 2 ; số C tối đa của este là 5 => T hoặc Z là este tạo bởi axit đơn chức và ancol ancol 2 chức. => CT của Z : (HCOO)2C2H4 và T : C2H5OOC-COOCH3 B3 : Xác định số mol các chất trong E => %mX(E) Đặt nZ = t => nT = t Vậy hỗn hợp 3 ancol là : t mol C2H4(OH)2 ; t mol C2H5OH ; t mol CH3OH Có : mancol = 4,2g => t = 0,03 mol Gọi nX = a ; nY = b => mE = mX + mY + mZ + mT = 17,28g => 104a + 118b = 9,78(*) ( ) nCO2 = 0,57 = 3a + 4b + 4.0,03 + 5.0,03 Từ (*) và ( ) => a = 0,06 ; b = 0,03 mol => %mX(E) = 36,11% Câu 36: Đáp án D Phương pháp : Bảo toàn electron. Trang 12 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  13. Lời giải : B1 : Xác định các thành phần trong Z sau khi điện phân Đặt a, b lần lượt là số mol Cu(NO3)2 và NaCl trong X +) Trong t giây : Tại Catot : Cu2+ + 2e → Cu - 2H2O + 2e → 2OH + H2 nCu = a ; nH2 = x (ne = 2nCu + 2nH2) => ne = 2a + 2x Tại Anot : - 2Cl → Cl2 + 2e => nCl2 = a + x (Bảo toàn electron) +) mgiảm = mH2O – mCu – mH2 – mCl2 = - 18,79 => 18.2x – 64a – 2x – 71(a + x) = -18,79 => 37x + 135a = 18,79(1) +) Trong 2t giây thì : ne = 4a + 4x Tại Catot : Cu2+ + 2e → Cu - 2H2O + 2e → 2OH + H2 nCu = a và nH2 = a + 2x (ne = 2nCu + 2nH2) Tại Anot : - 2Cl → Cl2 + 2e + 2H2O → 4H + O2 + 4e nCl2 = 0,5b ; nO2 = a + x – 0,25b (ne = 2nCl2 + 4nO2) Mkhí = 32 => cũng là MO2 nên H2 và Cl2 có Mtb = 32 => mH2 + mCl2 = mhh (H2 , Cl2) => 2(a + 2x) + 71.0,5b = 32(a + 2x + 0,5b) => 60x + 30a – 19,5b = 0(2) Lúc này dung dịch Z chứa : + - Na (b mol) ; NO3 (2a mol) => nOH = (b – 2a) mol (Bảo toàn điện tích) => mchất tan = 90a + 40b = a1 B2 : Xác định thành phần các chất trong dung dịch sau khi trộn thêm FeCl2 và HCl Trang 13 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  14. Từ đó Tìm ra số mol các chất ban đầu. Thêm vào Z : Fe2+ (0,1 mol) ; H+ (0,2 mol) ; Cl- (0,4 mol) Sau trung hòa thì : nH+ dư = 0,2 + 2a – b Do mCu(NO3)2 > 5g => nNO3 = 2a > 0,053 trong khi nFe2+= 0,1 mol => nNO3 sẽ dư. + +) TH1 : Nếu H hết => nNO = ¼ nH+ = (0,2 + 2a – b)/4 => nNO3 dư = 2a – (0,2 + 2a – b)/4 = 1,5a + 0,25b – 0,05 mchất tan = mNa+ + mNO3 dư + mFe3+ + mCl- => 23b + 62.(1,5a + 0,25b – 0,05) + 0,1.56 + 0,4.35,5 = 90a + 40b + 16,46(3) Từ (1,2,3) => x = 0,07 ; a = 0,12 ; b = 0,4 => m = 45,96g (Đáp án D) + +) TH2 : Nếu H dư => nNO = 1/3.nFe2+ = 0,1/3 mol => nH+ dư = (0,2 + 2a – b) – 4nNO = (1/15 + 2a – b) mol ; nNO3- dư = (2a – 1/30) => mchất tan = mNa+ + mNO3- + mH+ + mFe3+ + mCl- => 23b + 62.(2a – 1/30) + 1.(1/15 + 2a – b) + 0,1.56 + 0,4.35,5 = 90a + 40b + 16,46 => x = 0,043 ; a = 0,127 ; b = 0,329 => nH+ dư = 1/15 + 2a – b Loại Câu 37: Đáp án C Phương pháp : Bảo toàn khối lượng, Bảo toàn nguyên tố Lời giải : , nO2 = 0,64125 mol ; mCO2 + mH2O = 31,68g Bảo toàn khối lượng : mA + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2 => nN2 = 0,09 mol Vì khi A + KOH tạo muối của Gly , Ala , Val đều là amino axit có 1 nhóm NH 2 ; 1 nhóm COOH và no Mặt khác : 0,045 mol A phản ứng đủ với 0,12 mol KOH => nN = nKOH = 0,12 mol Xét 0,045 mol A : mA = 13,68.2/3 = 9,12g Bảo toàn khối lượng : mA + mKOH = mmuối + mH2O ( nH2O = nA = 0,045 mol = nCOOH(A) ) => mmuối = 15,03g => mmuối Gly = 5,085g => nmuối Gly = 0,045 mol => mmuối Ala + mmuối Val = 127nAla + 155nVal = 9,945g Lại có : nVal + nAla = nNaOH – nGly = 0,075 mol Trang 14 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  15. => nVal = 0,015 ; nAla = 0,06 mol => mAla-K = 7,62g Câu 38: Đáp án A Phương pháp : bài toán CO2 tác dụng với dd kiềm Công thức giải nhanh : - +) TH1 : nOH ≥ 2.nCO2 => OH dư => nCO3 = nCO2 2- - +) TH2 : nCO2 Sinh ra 2 muối CO3 và HCO3 => nCO3 = nOH – nCO2 - +) TH3 : nCO2 > nOH => CO dư => sinh ra muối HCO3 . => nHCO3 = nOH - Lời giải : nCO2 = 0,5 mol ; nKOH = 2x mol ; nH+ = 0,4 mol > nCO2 thoát ra = 0,2 mol - => nhỏ từ từ axit vào thì sau phản ứng chỉ còn HCO3 = 0,3 mol 2- => phải có CO3 => nKOH > nCO2 => x > 0,25 mol Thứ tự phản ứng nếu xảy ra : + - H + OH → H2O + 2- - H + CO3 → HCO3 + - H + HCO3 → CO2 + H2O - +) Nếu không có OH dư => nCO3 = nH+ - nCO2 = 0,2 mol => nOH- = 2nCO3 + nHCO3 = 0,7 mol (thỏa mãn) => x = 0,35 M - +) Nếu OH dư => nH+ = nOH- + nCO3 + nCO2 => Loại do (nOH + nCO2) > 0,45 mol > nH+ => Loại Câu 39: Đáp án C Các thí nghiệm không tạo thành kim loại là : (a), (b), (d), (e) Câu 40: Đáp án A Tổng quát : CO + Ooxit → CO2 => nO (oxit) = nCO2 = nCO = 0,02 mol => VCO = 0,448 lit = 448 ml nFe = 0,015 mol => nFe : nO = 0,015 : 0,02 = 3 : 4 => CT oxit sắt là Fe3O4 Trang 15 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải