Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 - Đề 11 - Trần Quang Tùng

pdf 5 trang thaodu 5180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 - Đề 11 - Trần Quang Tùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2020_de_11_tran_qua.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 - Đề 11 - Trần Quang Tùng

  1. TS. Trần Quang Tùng, Giảng viên ĐH Bách Khoa HN. 0988569816. email: tung.tranquang@hust.edu.vn ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020 thời gian: 50 phút Đề 11 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; Si = 28; P = 31; S = 32; Li = 7; Be =9; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Ni = 58; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137; Au = 197; Pb = 207. Câu 1: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon thì tạo thành hợp chất mới là A. amin. B. este. C. lipit. D. amino axit. Câu 2: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit? A. C2H5NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3COOC2H5. D. HCOONH4. Câu 3: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là A. C3H8, CH3COOH, C3H7OH, HCOOCH3. B. C3H7OH, C3H8, CH3COOH, HCOOCH3. C. C3H8, HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH. D. C3H8, C3H7OH, HCOOCH3, CH3COOH. Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai? A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau. B. Trong phân tử amilozơ tồn tại cả liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit. C. Thủy phân Saccarozơ thu được 2 monosaccarit khác nhau. D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ cùng thu được một monosaccarit. Câu 5: Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là A. CH3COOC6H5. B. C6H5COOCH3. C. C6H5CH2COOCH3. D. CH3COOCH2C6H5. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit, được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp các monome. B. Nhựa novolac được điều chế từ phenol và fomanđehit. C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron cùng thuộc loại tơ nhân tạo. D. Cao su buna-S thu được khi cho cao su buna tác dụng với lưu huỳnh. Câu 7: Quặng boxit có thành phần chính là A. Al(OH)3. B. Fe2O3. C. Al2O3. D. FeCO3. Câu 8: Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự phá hủy tầng ozon là do A. sự tăng nồng độ khí CO2. B. mưa axit. C. hợp chất CFC (freon). D. quá trình sản xuất gang thép. Câu 9: Chất nào sau đây là muối axit? A. NaCl. B. NH4Cl. C. NaHCO3. D. CH3COONa. Câu 10: Thủy phân 119,7 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, thu được sản phẩm chứa m gam glucozơ. A. 57,96. B. 59,76. C. 63,00. D. 68,48. Câu 11: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là (n là lớp electron ngoài cùng) A. ns2np1. B. ns1. C. ns2np2. D. ns2. Câu 12: Trong dung dịch, phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. NaOH + HCl → NaCl + H2O B. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O Facebook: Tung Tran
  2. C. Na2SO4 + CuCl2 → CuSO4 + 2NaCl D. CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4 Câu 13: Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xẩy ra là A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan. B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, kết tủa không tan. C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ. D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ. Câu 14: Cho 6,05 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng (dư), thu được 0,1 mol khí H2. Khối lượng của Fe trong 6,05 gam X là A. 1,12 gam. B. 2,80 gam. C. 4,75 gam. D. 5,60 gam. Câu 15: Cho 0,15 mol lysin tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,45 . B. 0,55. C. 0,35. D. 0,25. Câu 16: Số đồng phân α-aminoaxit có công thức phân tử C4H9O2N là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 17: Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác, chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch Brom. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl2. Chất X là A. NH4HSO3. B. (NH4)2SO3. C. (NH4)2CO3. D. NH4HCO3. Câu 18: Cho axit Salixylic (X) (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với metanol có H2SO4 đặc xúc tác thu được metyl Salixylat (Y) dùng làm thuốc giảm đau. Cho 0,1 mol Y phản ứng với dung dịch NaOH dư. Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là A. 0,10. B. 0,20. C. 0,30. D. 0,05. Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là A. Mg và Ca. B. Be và Mg. C. Mg và Sr. D. Be và Ca. Câu 20: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 21: Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,16 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 0,24. B. 0,48. C. 0,81. D. 0,96. Câu 22: Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá từ trái sang phải là: A. Cu2+, Mg2+, Fe2+. B. Mg2+, Fe2+, Cu2+. C. Mg2+, Cu2+, Fe2+. D. Cu2+, Fe2+, Mg2+. Câu 23: Asen là một nguyên tố hóa học có ký hiệu As, là một á kim gây ngộ độc khét tiếng, ngộ độc asen sẽ dẫn đến ung thư da, ung thư phổi, ung thư thận và bàng quang; tuy nhiên asen hữu cơ lại ít độc hơn asen vô cơ rất nhiều. Cá biển và hải sản luôn có lượng asen hữu cơ trong cơ thể vì thế trong nước mắm sản xuất truyền thống luôn có lượng asen hữu cơ nhất định. Công thức nào dưới đây là asen hữu cơ? A. AsCl3. B. H3AsO4. C. As2S3. D. H2NC6H4AsO(OH)2. Câu 24: Cho muối X có công thức phân tử C3H12N2O3. Cho X tác dụng hết với dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được sản phẩm khí Y (có khả năng làm quì ẩm hóa xanh) và muối axit vô cơ Z. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện trên là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 25: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Chuyển màu hồng Y Dung dịch I2 Có màu xanh tím 2
  3. TS. Trần Quang Tùng, Giảng viên ĐH Bách Khoa HN. 0988569816. email: tung.tranquang@hust.edu.vn Z AgNO3/NH3 Kết tủa Ag T Nước brom Kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin. B. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic. C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin. D. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. 2+ 2+ - - Câu 26: Một dung dịch Y có chứa 0,1mol Ca ; 0,3mol Mg ; 0,4mol Cl và y mol HCO3 . Khi cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 37,4 . B. 49,8 . C. 43,7 . D. 49,4. Câu 27: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 150. B. 100. C. 200. D. 300. Câu 28: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 29: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 2 gam NaOH, thu được 4,1 gam muối. Kết luận nào sau đây là đúng cho chất X A. X có khả năng làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. B. X có phản ứng tráng bạc và có làm mất màu nước brom. C. X có phản ứng tráng bạc nhưng không làm mất màu nước brom. D. X không tham gia phản ứng tráng bạc nhưng có làm mất màu nước brom. Câu 30: Để tác dụng hết với 4,64 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 160 ml dung dịch HCl 1M. Nếu khử hoàn toàn 4,64 gam hỗn hợp trên bằng khí CO ở nhiệt độ cao thì khối lượng Fe thu được là A. 3,36 gam. B. 3,63 gam. C. 4,36 gam. D. 4,63 gam. Câu 31: Cho các phát biểu sau: (1) Anilin tác dụng được với dung dịch NaOH. (2) Ở điều kiện thường etylamin là chất khí. (3) Tơ axetat và tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo. (4) Lysin, axit glutamic và phenylamin đều làm đổi màu quỳ tím. (5) Các dung dịch protein bị đông tụ trong môi trường axit hoặc kiềm. Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 32: Cho m gam P2O5 phản ứng với 350 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 1,84 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 0,775. B. 0,710. C. 0,125. D. 0,250. Câu 33: Trộn 3 dung dịch axit HCl 0,2M; HNO3 0,1M; H2SO4 0,15M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Cho V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M; Ba(OH)2 0,05M vào 400 ml A thu được (V + 400) ml dung dịch D có pH = 13. Giá trị của V là A. 600. B. 400. C. 800. D. 300. Câu 34: Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thu được khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 3,750. B. 3,622. C. 3,650. D. 3,865. Câu 35: Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau dãy biểu diễn sự phụ thuộc giữa số mol kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2. Facebook: Tung Tran
  4. Giá trị x,y tương ứng là A. 0,2 và 0,05. B. 0,4 và 0,05. C. 0,2 và 0,10. D. 0,1 và 0,05. Câu 36: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là A. 17,5. B. 15,5. C. 14,5. D. 16,5. Câu 37: Hòa tan hết 8,72 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 27,96 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được 36,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là A. 15,68. B. 9,92. C. 30,72. D. 32,96. Câu 38: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các α-amino axit có công thức dạng H2NCxHyCOOH). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong X là 45,88%; trong Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của α-aminoaxit có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là A. 45,20 gam. B. 38,80 gam. C. 48,97 gam. D. 42,03 gam. Câu 39: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm Na, K, Ba, Al vào nước, thu được dung dịch X và 8,512 lít khí (đktc). Cho X phản ứng với 200 ml dung dịch H2SO4 1,25M và HCl 1M, thu được 24,86 gam kết tủa và dung dịch Y chỉ chứa 30,08 gam các muối clorua và sunfat trung hòa. Phần trăm khối lượng của Ba có trong T gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 60%. B. 44%. C. 35%. D. 48%. Câu 40: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Trong số các phát biểu sau: (a) Sau bước 2, có khí mùi thơm bay lên đó là etyl axtat. (b) Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi etyl axtat ngưng tụ. (c) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit clohiđric đặc. (d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp. (e) Sau bước 3, CH3COOH còn dư trong ống nghiệm. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. HẾT 4
  5. TS. Trần Quang Tùng, Giảng viên ĐH Bách Khoa HN. 0988569816. email: tung.tranquang@hust.edu.vn Đáp án: 1A, 2B, 3C, 4B, 5D, 6B, 7C, 8C, 9C, 10A, 11D, 12C, 13B, 14B, 15B, 16A, 17A, 18B, 19D, 20A, 21C, 22B, 23D, 24A, 25A, 26A, 27D, 28C, 29D, 30A, 31B, 32B, 33A, 34D, 35A, 36D, 37D, 38C, 39A, 40D. Giải chi tiết: Câu 24: Chỉ có thể là muối cacbonat hoặc nitrat Sử dụng kỹ thuật trừ phân tử  CHNO31223 HCO 2 3 CHN 2102  (CHNH) 3 22 CH3 NH 2 HCO 3 HH 2 NCH 3 Vậy CTCT phù hợp với X là  NH3 HCO 3 HH 2 NC 2 H 5 NH HCO HHN CH 3 3 3 2 Câu 35: Nhìn vào đồ thị ta thấy ngay cuối cùng toàn bộ C chạy hết vào BaCO3 → x = 0,2 Tại vị trí V = 0,3  BTNT.Ba y 0,3.0,5 0,2  y 0,05 Câu 40: (a) Đúng, Sau bước 2, khí este được tạo thành bay lên và có mùi thơm đặc trưng. (b) Đúng, Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi este ngưng tụ tại ống nghiệm thu. (c) Sai, Không thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc vì HCl đặc bay hơi trong khi H2SO4 đặc không bị bay hơi. (d) Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp, lớp ở trên là etyl axetat còn lớp ở dưới là dung dịch NaCl bão hoà và H2O. (e) Đúng, vì phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch, nên không xảy ra hoàn toàn. Facebook: Tung Tran