Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đoàn Trà Vinh

doc 4 trang thaodu 13800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đoàn Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_doan_tra_vinh.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đoàn Trà Vinh

  1. ĐOÀN TRÀ VINH I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Có người tìm thấy chính mình trên hành trình vạn dặm, nhưng cũng có người ngộ ra đạo lý khi ngồi dưới mái nhà của mình, trên chiếc giường quen thuộc của mình.Ai cũng có quyền lựa chọn cách sống riêng, miễn là không phương hại đến người khác. Đừng vì người ta khác mình mà dè bỉu gièm pha, đừng vì họ khác mình mà ghét họ. Đừng cho những người ở nhà là buồn chán cổ hủ, cũng đừng lên án kẻ lang thang là sống vô ích vô tâm. Có lẽ cách sống phù hợp nhất là làm tốt việc của bản thân, và ngừng xen vào chuyện người khác. Nhưng lẽ đời, nói thường dễ hơn làm.Khác biệt thường gây ra xung đột. Tác giả “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” có viết: “Thật dễ dàng và chấp nhận yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”. Tôi thực chỉ ước có một nơi nào đó trên thế giới, nơi những suy nghĩ tự do, độc đáo được khuyến khích, nơi những khác biệt chung sống cùng nhau, hòa thuận, an nhiên. (Rosie Nguyễn – Ta ba lô trên đất Á, NXB Hội nhà văn, 2018, tr. 21-22) Thực hiện các yêu cầu sau đây: Câu 1(NB).Chỉ ra những hoàn cảnh con người có thể tìm thấy chính mình. Trả lời: Con người có thể tìm thấy chính mìnhtrên hành trình vạn dặm, khi ngồi dưới mái nhà của họ, trên chiếc giường quen thuộc của họ. (0,5 điểm) (Mác-xen Pruxt “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”). Câu 2(NB).Theo tác giả, “cách sống phù hợp nhất” là gì? Trả lời: Theo tác giả, cách sống phù hợp nhất là làm tốt việc của bản thân, và ngừng xen vaò chuyện người khác. (0,5 điểm) Câu 3(TH).Anh/Chị có đồng tình với thái độ của tác giả về sự khác biệt?Tại sao? Trả lời: - Thái độ của tác giả (Tán thành/ ủng hộ – Favorable). (0,5 điểm) - Đồng tình, vì chính sự khác biệt làm nên sự phong phú cho cuộc sống của con người. (0,5 điểm) Trung lập, vô thưởng vô phạt (Noncommittal); nói cho vui (Amused); phê phán (Critical), Câu 4(VD).Nếu viết một đoạn tiếp theo đoạn trích trên, anh/chị sẽ viết về vấn đề gì? Tại sao? Trả lời: Tùy vào nội dung trả lời của TS mà cho điểm. Khuyến khích TS trình bày ý kiến cá nhân theo hướng tích cực và có tính sáng tạo. Sau đây là một vài gợi ý: - Một nơi nào đó dành cho những suy nghĩ tự do, độc đáo và những khác biệt có thể tìm thấy tiếng nói chung. - Một nơi nào đó mà anh/chị đã từng sống trong sự hòa thuận, an nhiên. - Một nơi nào đó mà anh/chịtừng hoặc sẽ cho là thiên đường có thật.(1,0 điểm)
  2. - Lý do:Câu hỏi được thiết kế để kiểm tra năng lực liên tưởng, tưởng tượng và khả năng liên kết chủ đề ở người học. Vì thế, chấp nhận những hướng trả lời khác nhau của thí sinh nếu có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0điểm) Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề đặt ra trong câu nói: “để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành đoạn văn; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một vài một số gợi ý tham khảo: - Giải thích:Con người thường khó chấp nhận sự khác biệt. - Bàn luận: + Tại sao yêu thương một ai đó khác mình thực sự rất khó khăn? + Chỉ yêu người giống mình mà khó yêu người khác mình sẽ để lại hậu quả gì? - Bài học nhận thức và hành động: + Phải biết chấp nhận, thừa nhận sự khác biệt. + Rèn tính kiên trì, nhẫn lại, biết lắng nghe để thấu hiểu và đồng cảm. + Phải có lòng nhân hậu, bao dung với tất cả mọi người. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (2,0 điểm) Câu 2. (5,0điểm) Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã miêu tả phản ứng của người đàn bà hàng chài.Trước những trận đòn man rợ của chồng, người đàn bà ấy đã “không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn”. Nhưng khi thằng Phác, con trai chị đã xông đến đánh chính cha mình, bảo vệ cho mẹ để rồi nhận hai cái bạt tai ngã dúi xuống cátthì như có một viên đạn “đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (Nguyễn Minh Châu – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 72) Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về con người. Hết a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. - Nếu vấn đề nghị luận: Bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài. - Bi kịch của người đàn bà hàng chài:
  3. + Cam chịu trước những trận đòn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” để trút bỏ những ấm ức trong cuộc mưu sinh của người chồng. + Hành động của thằng Phác như một viên đạn xuyên qua tâm hồn người đàn bà để thức dậy nỗi đau tận cùng. - Vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài: + Thương con: cảm thấy đau xót cho con, có lỗi với con vì chẳng thể che chắn, bảo vệ cho con, mang đến cho chúng tuổi thơ trong trẻo yên bình. + Day dứt: bạo lực gia đình cứ tàn nhẫn ăn sâu vào kí ức hàng ngày của chúng, cảnh cha mẹ bất hòa đã làm lệch lạc những suy nghĩ, nhận thức và hành động của những đứa trẻ tội nghiệp. - Quan niệm nghệ thuật về con người: cái đẹp nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc đời; nhà văn chân chính phải đi tìm cái “hạt ngọc ẩn giấu” trong tâm hồn con người, đi tìm hướng giải thoát con người khỏi những bi kịch. - Nghệ thuật: + Chi tiết đời thường mà độc đáo, mang ý nghĩa khám phá về đời sống. + Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét, phân tích tâm lí sâu sắc. + Cách kể chuyện sinh động bộc lộ nhiều suy tư chiêm nghiệm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 (NB): Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự [ ], khám phá thấy cái khoảnh khắc [ ] của tâm hồn. Chọn phương án phù hợp để hoàn chỉnh câu văn trên. A. toàn thiện/ trong trẻo B. hoàn thiện, trong ngần C. toàn thiện/ trong ngần D. hoàn thiện/ trong sáng Câu 2 (NB): Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Trong câu văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều nhất loại chi tiết nào? A. Chi tiết tả tâm trạng B. Chi tiết tả cảm xúc C. Chi tiết tả động tác, hành vi D. Chi tiết tả lời thoại. Câu 3 (TH): Theo anh/chị, vì sao sau khi được con trai “cứu” khỏi những làn roi bạo ngược của chồng, người đàn bà hàng chài “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”?
  4. A.Vì hờn giận và oán ghét người chồng bạo ngược. B.Vì vừa thương con vừa kinh sợ hành động trái đạo của con. C.Vì hoang mang, bấn loạn sau khi bị đánh. D. Vì đau đớn tủi nhục cho số phận và gia cảnh của mình. Câu 4 (VD): Phát biểu nào chưa đúng với quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”? A. Nghệ thuật không phải chỉ là một tấm ảnh đơn thuần “chụp” lại đời sống mà là một bức tranh thấm đẫm hơi thở của cuộc sống. B. Nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần túy mà còn là sự kết tinh của chân – thiện – mĩ. C. Nghệ thuật là thế giới hoàn toàn do nghệ sĩ tưởng tượng, sáng tạo ra, xa lạ với đời thực, vì nó cao hơn đời thực. D. Nghệ thuật phản ánh hiện thực nhưng không chỉ là hiện thực bên ngoài mà còn là hiện thực tâm hồn. Câu 5 (VDC): Bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân “rỉ xuống hai dòng nước mắt”, người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu “rỏ xuống những dòng nước mắt”. Nhận xét nào sau đây là phù hợp nhất về hai chi tiết này? A. Đôi khi có những khổ đau đến tận cùng, những giọt nước mắt sẽ không còn giá trị đối với họ, nước mắt không làm nhòe thêm thân phận nữa mà bây giờ họ phải gồng mình lên để chiến thắng còn hơn phải khóc trong vô vọng. B. Hai nhà văn đều thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân văn, đó cũng là những điểm sáng trong sự nghiệp văn học của cả hai tác giả. Hai tác phẩm đều khắc họa tình người, tình mẹ và chi tiết “dòng nước mắt” chính là một phương tiện để biểu hiện. C. Cùng gặp nhau ở những điểm chung bởi cả Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đều cùng hướng đến đề xuất giải pháp cách mạng từ nỗi đau của chính nhân vật và cùng ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam truyền thống qua hai chi tiết này. D.Cả hai đều có những điểm chung. Đó đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ trong hoàn cảnh nghèo đói và khốn khổ, là “giọt châu của loài người”, giọt nước chan chứa tình người trào ra từ tâm hồn những bà mẹ giàu lòng vị tha, đức hy sinh. CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GÓP Ý CỦA QUÝ THẦY CÔ!!