Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Mã đề: 1-009 - Năm học 2020 - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu

pdf 7 trang hangtran11 14/03/2022 2340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Mã đề: 1-009 - Năm học 2020 - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_ma_de_1_009_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Mã đề: 1-009 - Năm học 2020 - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu

  1. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 BIO TEAM – THPT CHUYÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC THOẠI NGỌC HẦU Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 1 – 009 NỘI DUNG: CHƯƠNG I – CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Câu 1. Bộ ba nào sau đây cho tín hiệu kết thúc dịch mã? A. 5’ AGU 3’ B. 5’ UGA 3’ C. 5’ AUG 3’ D. 5’ UUA 3’ Câu 2. Thứ tự các bước của quá trình nhân đôi ADN là: (1). Tổng hợp các mạch mới (2) Hai phân tử ADN con xoắn lại (3). Tháo xoắn phân tử ADN A. (1) →(3) → (2) B. (1) →(2) → (3) C. (3) → (2) → (1) D. (3) → (1)→ (2). Câu 3. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiên đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã đi truyền có tính phổ biến B. Mã di truyền có tính đặc hiệu C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba D. Mã di truyền có tính thoái hóa Câu 4. Các gen cấu trúc khác nhau trong cùng một Operon thì A. Có số lần phiên mã hoàn toàn giống nhau B. Có số lần dịch mã hoàn toàn giống nhau C. Có chức năng giống nhau D. Có cơ chế điều hòa phiên mã khác nhau Câu 5. Tác động nào sau đây không phải của đột biến gen? A. Tăng số lượng gen B. Có lợi C. Gây hại. D. Vô hại Câu 6. Tính đặc hiệu của mã di truyền thể hiện ở A. Mỗi bộ ba mã hóa nhiều loại axit amin B. Mỗi bộ ba mã hóa một loại axit amin C. Nhiều bộ ba mã hóa một loại axit amin D. Mỗi loài sinh vật có một bảng mã di truyền khác nhau Câu 7. Nuclêôtit nào sau đây không tham gia cấu tạo nên ADN? A. Ađênin B. Xitôzin C. Guanin D. Uraxin Câu 8. Trong các bộ ba mã di truyền sau đây, bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc dịch mã? A. 5’GUA3’ B. 5’UGA3’ C. 5’AUG3’ D. 5’AGU3’ Câu 9. Cho vị trí các gen trên 1 NST như sau (tính bằng đơn vị bản đồ). Khoảng cách từ các gen A B C D A - 30 20 30 B 30 - 10 60 C 20 10 - 50 D 30 60 50 - Trật tự phân bố của gen trên bản đồ di truyền là. A. B – C – D – A B. A – B – C – D C. C – B – D – A D. B – C – A – D Câu 10. Loại đường có trong cấu tạo đơn phân của ADN là A. Glucôzơ B. Lactôzơ C. Đềôxiribôzơ D. Ribôzơ Câu 11. Trong quá trình dịch mã, tiểu phần nhỏ của riboxom nhận ra và bám vào mARN ở A. Trình tự nuclêôtit đặc trưng phía đầu 3’ B. Trình tự nuclêôtit đặc trưng phía đầu 5’ C. Mã mở đầu 5’AUG3’ D. Mã mở đầu 3’AUG5’ T r a n g 1 | 7
  2. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] Câu 12. Vai trò của vùng khởi động trong cấu trúc operon Lac là: A. Nơi gắn các enzyme tham gia dịch mã tổng hợp protein B. Nơi gắn protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã C. Nơi tổng hợp protein ức chế D. Nơi mà ARN polimerase bám vào khởi đầu phiên mã Câu 13. Một phân tử ADN có tổng số nucleotit 2 mạch (N) là 106. Số nucleotit loại A là 18.104. Tỷ lệ % nucleotit loại G là A. 34% B. 32% C. 48% D. 16% Câu 14. Cho các phát biểu sau: 1. Mã di truyền được đọc trên mARN theo chiều 3’ → 5’ 2. Mã di truyền ở đa số các loài là mã gối nhau 3. Có một số mã bộ ba đồng thời mã hóa cho 2 axit amin 4. Mã di truyền có tính thoái hóa 5. Tất cả các loài đều dùng chung bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ 6. Sự thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác xảy ra ở cặp nucleotit thứ hai trong bộ ba sẽ có thể dẫn đến sự thay đổi axit amin này bằng axit amin khác 7. Mã thoái hóa phản ánh tính đa dạng của sinh giới. Số phát biểu không đúng là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 15. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mô hình hoạt động của operon Lac ở E.coli? 1. Gen điều hòa tổng hợp ra protein ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactose 2. Vùng khởi động nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc của operon Lac từ đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen 3. Vùng vận hành là vị trí tương tác với protein ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim ADN-polimerase 4. Ba gen cấu trúc Z, Y, A trong Operon Lac luôn được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mARN mang thông tin mã hóa cho cả 3 gen 5. Lượng sản phẩm của gen có thể được tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 16. Gen B có 900 nucleotit loại adenin (A) và có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1,5. Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hidro của alen b là A. 3601 B. 3899 C. 3599 D. 3600 Câu 1 7 . Một quần thể sinh vật có alen A đột biến thành alen a, alen b bị đột biến thành alen B và alen C bị đột biến thành alen c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây đều là của thể đột biến? A. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc B. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc C. AabbCc, aaBbCC, AaBbcc D. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc Câu 18. Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit luôn dẫn tới kết thúc sớm quá trình dịch mã 2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. 3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan tới một số cặp nucleotit 4. Hóa chất 5BU gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 T r a n g 2 | 7
  3. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] Câu 19. Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 25% B. 10% C. 20% D. 40%. Câu 20. Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt 2. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã 3. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã 4. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 21. Có bao nhiêu trường hợp sau đây, gen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình (Cho rằng đột biến không ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể sinh vật)? 1. Đột biến lặn phát sinh trong nguyên phân 2. Đột biến phát sinh trong quá trình phân chia của ti thể 3. Đột biến trội phát sinh trong quá trình hình thành giao tử 4. Đột biến trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của hợp tử 5. Đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X có ở giới dị giao tử A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 22. Ở sinh vật nhân sơ, một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 499 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN làm khuôn cho sự tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là? A. A = 448; X =350; U = G = 351 B. U = 447; A = G = X = 351 C. U = 448; A = G = 351; X = 350 D. A = 447; U = G = X = 352 Câu 23. Khi nói về các hoạt động diễn ra trong quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? 1. Trong mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch làm khuôn 2. Trong mỗi chạc chữ Y đều có 2 mạch làm khuôn 3. Trong mỗi chạc chữ Y, ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới trên mạch khuôn có chiều 5’- 3’ 4. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của kì trung gian của chu kì tế bào. A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 24. Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tồng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26 II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41 III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3 IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7 A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 T r a n g 3 | 7
  4. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] Câu 25. Cho hình vẽ dưới đây: Tổ hợp đúng là: A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d, 5-e, 6-f, 7-k, 8-g, 9-h B. 1-g, 2-b, 3-f, 4-a, 5-c, 6-h, 7-e, 8-k, 9-d C. 1-g, 2-b, 3-f, 4-a, 5-c, 6-h, 7-e, 8-d, 9-k D. 1-g, 2-b, 3-f, 4-a, 5-h, 6-c, 7-e, 8-d, 9-k Câu 26. Lai hữu tính giữa hai loài thực vật thường tạo con lai bất thụ. Theo lí thuyết, để tạo con lai hữu thụ thường dùng bao nhiêu biện pháp trong số những biện pháp sau? (1) Tạo 2 cây tứ bội (4n) từ hai loài gốc bằng cônxisin, rồi cho chúng giao phấn với nhau (2) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn của 2 loài gốc trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội, sau đó cho giao phấn với nhau (3) Xử lý trực tiếp hạt lai với cônxisin để thu được hạt dị đa bội rồi cho nảy mầm thành cây (4) Nuôi cấy mô của cây lai bất thụ rồi xử lý 5BU để tạo cây dị đa bội phát triển thành cây Số phát biểu đúng là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 27. Khi nghiên cứu cấu trúc operon lactose của E.coli, cho một số khẳng định về gen điều hòa: (1) Gen điều hòa là một trong những thành phần quan trọng nằm trong cấu trúc của operon (2) Gen điều hòa nằm xen kẽ giữa trình tự vận hành và trình tự khởi động của nhóm gen cấu trúc (3) Gen điều hòa khi hoạt động sẽ tổng hợp nên protein ức chế, có khả năng liên kết với vùng khởi động ngăn cản quá trình tái bản (4) Sản phẩm của gen điều hòa bị mất cấu hình không gian khi các phân tử lactose bám vào, làm cho chúng không thể bám vào vùng vận hành của operon (5) Gen điều hòa phiên mã cả trong điều kiện môi trường có hoặc không có lactose Số khẳng định đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 28. Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột biến xảy ra tại vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì? A. Cấu trúc sản phẩm của gen sẽ thay đổi kết quả thường là có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ hài T r a n g 4 | 7
  5. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] hòa giữa các gen trong kiểu gen và giữa cơ thể với môi trường B. Lượng sản phẩm của gen sẽ tăng lên nhưng cấu trúc của gen chỉ thay đổi đôi chút do biến đổi chỉ xảy ra ở vùng điều hòa không liên quan đến vùng mã hóa của gen C. Lượng sản phẩm của gen sẽ giảm xuống do khả năng liên kết với ARN polymeraza giảm xuống, nhưng cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi D. Cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi nhưng sản lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt Câu 29. Có bao nhiêu trường hợp trong số những trường hợp sau đây mà các gen vẫn tồn tại trong tế bào nhưng không luôn tạo thành cặp alen? (1) Thể một (2) Thể không (3) Thể ba (4) Thể đơn bội (5)Thể lưỡng bội đồng hợp (6) Thể tam bội (7)Thể lưỡng bội dị hợp (8) Mất đoạn trên 1 chiếc nhiễm sắc thể (9)Gen trong ti thể (10) Thể ba kép (11) Thể một kép (12) Gen chỉ nằm trên X ở giới dị giao A. 5 B. 6 C. 9 D. 10 Câu 30. Ở một loài sinh vật xét một locut gồm hai alen A và a , trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306 nm và có 2338 liên kết hidro , alen a là sản phẩm đột biến từ alen A . Một tế bào xô ma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là 5061 A và 7532 G Cho kết luận sau : 1) Gen A có chiều dài lớn hơn gen a 2) Gen A có G = X = 538 ; A= T = 362 3) Gen a có A = T = 360 ; G= X = 540 4) Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng 1 cặp G- X Số kết luận đúng là : A. 1 B. 2 C. 0 D. 3 Câu 31. Một gen có 225 ađênin và 525 guanin nhân đôi 3 đợt tạo ra các gen con. Trong tổng số các gen con có chứa 1800 ađênin và 4201 guanin. Dạng đột biến điểm đã xảy ra trong quá trình trên là: A. Thêm một cặp G-X B. Thay một cặp G- X bằng một cặp A-T C. Thêm một cặp A-T D. Thay một cặp A-T bằng một cặp G-X Câu 32. Alen B ở sinh vật nhân sơ bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở giữa vùng mã hóa của gen tạo thành alen b, làm cho codon 5’UGG3’ trên mARN được phiên mã từ alen B trở thành codon 5’UGA3’ trên mARN được phiên mã từ alen b. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng? 1. Alen B ít hơn alen b một liên kết hidro 2. Chuỗi polipeptit do alen B quy định tổng hợp khác với chuỗi polipeptit do alen b quy định tổng hợp 1 axit amin 3. Đột biến xảy ra có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin và có thể biểu hiện ra ngay thành kiểu hình ở cơ thể sinh vật 4. Chuỗi polipeptit do alen B quy định tổng hợp dài hơn chuỗi polipeptit do alen b quy định tổng hợp A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 33. Cây lai được tạo nên từ phép lai giữa cải củ (2nA = 18) và cải bắp (2nB = 18) có đặc điểm gì T r a n g 5 | 7
  6. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] A. Mang 2 bộ NST lưỡng bội 2 nA + 2 nB = 36, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ B. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ C. Mang 2 bộ NST lưỡng bội 2 nA + 2 nB = 36, bất thụ và không sinh trưởng phát triển được D. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, bất thụ và không sinh trưởng phát triển được Câu 34. Giả sử trình tự một đoạn ADN thuộc gen mã hóa enzym amylaza được dùng để ước lượng mối quan hệ nguồn gốc giữa các loài. Bảng dưới đây liệt kê trình tự đoạn ADN này của 4 loài khác nhau Trình tự đoạn gen mã hóa enzym amylaza Loài A X A G G T X A G T T Loài B X X G G T X A G G T Loài C X A G G A X A T T T Loài D X X G G T X T X X T Hai loài gần nhau nhất là (I) và xa nhau nhất là (II) A. (I): A và D; (II): B và C B. (I): B và D; (II): B và C C. (I): A và B; (II): C và D D. (I): A và C; (II): B và D Câu 35. Ở cà chua, alen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng, alen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBBb tự thụ phấn thu được F1. Trong số cây thân cao, quả đỏ ở F1, tỉ lệ cây F1 khi tự thụ phấn cho tất cả các hạt khi đem gieo đều mọc thành cây thân cao, quả đỏ là bao nhiêu? Biết hai cặp gen nói trên phân li độc lập, quá trình giảm phân bình thường và không xảy ra đột biến. A. 0,71% B. 19,29% C. 18,75% D. 17,14% Câu 36. Ở một loài thực vật, gen A – trội hoàn toàn quy định màu hoa đỏ; gen lặn a – hoa trắng. Biết rằng hạt phấn (n+1) của cây thể ba (2n+1) không tham gia thụ tinh. Phép lai nào sau đây tạo ra kết quả ở đời sau có các cây (3n+1) toàn ra hoa đỏ? A. ♂ (2n + 1) Aaa x ♀ (4n) AAAA B. ♀ (2n + 1) AAa x ♂ (4n) Aaaa C. ♀ (2n + 1) Aaa x ♂ (4n) Aaaa. D. ♂ (2n + 1) Aaa x ♀ (4n) Aaaa Câu 37. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Xét các phát biểu sau: (1) Tế bào 1 đang ở kì sau của nguyên phân với bộ NST 2n = 4 (2) Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân 2 với bộ NST 2n = 8 (3) Cơ thể mang tế bào 1 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp (4) Cơ thể mang tế bào 2 có kiểu gen AaBb (5) Tế bào 1 và tế bào 2 đều ở kì sau của quá trình nguyên phân với bộ NST 2n = 4 Số phát biểu không đúng là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 T r a n g 6 | 7
  7. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] Câu 38. Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T 2. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N 3. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới 4. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì luôn làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 39. Một số tế bào vi khuẩn E. coli chứa N14 được nuôi trong môi trường chứa N15. Sau 2 thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N14, để cho mỗi tế bào nhân đôi thêm 2 lần nữa. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N15. Biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? 1. Số tế bào vi khuẩn E. coli ban đầu là 7. 2. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14 3. Trong số ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng, có 70 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14 4. Nếu cho tất cả các phân tử ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng tiếp tục nhân đôi thêm một số lần nữa trong môi trường N15, khi kết thúc nhân đôi sẽ có 182 phân tử ADN con chỉ chứa 1 mạch đơn N14 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 40. Một loài giao phấn có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Nếu mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ xét một gen có 3 alen thì số thể ba kép khác nhau về kiểu gen tối đa của loài này là A. 15. B. 1944000 C. 388800 D. 129600. - Hết - Đề thi gồm có 7 trang Giám thị coi thi không giải thích gì thêm LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 7 Thứ Ngày Giờ Mục tiêu 08:00 Đăng đề số 7 – Nội dung: Sinh 12 chương I Năm 04/07/2019 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 8 – Nội dung: Sinh 12 chương I Sáu 05/07/2019 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 9 – Nội dung: Sinh 12 chương I Bảy 06/07/2019 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 10 – Nội dung: Sinh 12 chương I Chủ nhật 07/07/2019 20:00 Đăng đáp án T r a n g 7 | 7