Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Hóa học lần 1 năm 2020 - Mã đề 001 - Trường THPT Nguyễn Huệ
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Hóa học lần 1 năm 2020 - Mã đề 001 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_hoa_hoc_lan_1_nam_2020_ma_de.doc
Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Hóa học lần 1 năm 2020 - Mã đề 001 - Trường THPT Nguyễn Huệ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BRVT KỲ THI THỬ TN -THPT NĂM 2020 - LẦN 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Mã đề thi 001 Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al =27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137 Câu 1: Hợp chất X có công thức phân tử C3H6O2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được muối C2H3O2Na và hợp chất Y. Tên gọi của X là A. metyl axetat. B. etyl fomat. C. axit propionic. D. metyl propionat. Câu 2: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch nào sau đây thu được kim loại? A. AlCl3. B. CaCl2. C. NaCl. D. Cu(NO3)2. Câu 3: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo, người ta thực hiện quá trình A. làm lạnh. B. cô cạn ở nhiệt độ cao. C. hidro hóa (xúc tác Ni, t0). D. xà phòng hóa. Câu 4: ‘‘Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính? A. SO2. B. CO2. C. O2. D. N2. Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 6: Alanin là tên gọi của hợp chất nào sau đây? A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH2)-COOH. C. C6H5NH2. D. H2NCH2COOH. Câu 7: Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. Glucozo (C6H12O6). B. NaOH. C. NH4Cl. D. HF. Câu 8: Khí H2 không khử được oxit kim loại nào sau đây? A. K2O. B. PbO. C. Fe2O3. D. CuO. Câu 9: Kim loại Fe không tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. CuSO4. B. HNO3 loãng. C. MgCl2. D. HCl. Câu 10: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Mg. B. Na. C. Al. D. K. Câu 11: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch nào sau đây thu được kết tủa có màu nâu đỏ? A. MgCl2. B. KCl. C. CuCl2. D. Fe(NO3)3. Câu 12: Xenlulozơ có nhiều ứng dụng quan trọng trong sản xuất và đời sống như sản xuất giấy, tơ, phim ảnh, thuốc súng không khói (xenlulozơ trinitrat), Công thức phân tử của xenlulozơ là A. (C6H10O5)n B. C12H22O11. C. C6H12O6. D. C6H10O5. Câu 13: Anilin phản ứng với chất nào sau đây? A. NaOH. B. Na2CO3. C. Br2/H2O. D. NaCl. Câu 14: Nước cứng vĩnh cửu là nước có chứa những ion nào sau đây? 2+ 2+ - 2+ 2+ - 2- A. Ca , Mg và HCO3 . B. Ca , Mg , Cl và SO4 . Trang 1/4
- + + - 2- 2+ 2+ - - C. Na , K , Cl và SO4 . D. Ca , Mg , Cl và HCO3 . Câu 15: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở điều kiện thường? A. K. B. Al. C. Be. D. Mg. Câu 16: Nhúng các cặp kim loại dưới đây (tiếp xúc trực tiếp với nhau) vào dung dịch HCl. Trường hợp nào Fe bị ăn mòn điện hóa? A. Fe và Cu. B. Fe và Zn. C. Fe và Al. D. Fe và Mg. Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 3,24 gam Al cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là A. 60. B. 120. C. 360. D. 40. Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. B. Saccarozơ được tạo bởi 2 gốc α - glucozơ. C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Glucozơ và fructozơ chuyển hoá lẫn nhau trong môi trường kiềm. Câu 19: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO 4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô, cân lại thì thấy khối lượng thanh sắt tăng 1,92 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là A. 14,4 gam. B. 12,6 gam. C. 13,44 gam. D. 15,36 gam. Câu 20: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. C6H5Cl . B. CH2=CHCl. C. CH3- CH=CHCl. D. CHCl=CHCl Câu 21: Thủy phân 324 gam tinh bột (hiệu suất 75%) thì khối lượng glucozơ thu được là A. 250 gam. B. 300 gam. C. 270 gam. D. 360 gam. Câu 22: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) sau khi kết thúc phản ứng? A. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. B. Fe tác dụng với dung dịch FeCl3. C. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. D. Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Câu 23: Số đồng phân α –aminoaxit có công thức phân tử C4H9NO2 là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhôm là kim loại có khả năng dẫn điện tốt hơn đồng. B. Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối nhôm clorua. C. Phèn chua có công thức là NaAl(SO4)2.12H2O. D. Al(OH)3 và KHCO3 là những chất có tính lưỡng tính. Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch các aminoaxit đều không đổi màu quỳ tím. B. Các peptit đều cho phản ứng màu biure. C. Tinh bột và xenlulozơ đều chứa các liên kết 1,4-glicozit và 1,6-glicozit. D. Dùng giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá (do amin gây ra). Câu 26: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và Na2O vào nước dư, thu được dung dịch Y và 1,68 lít khí H2 (đktc). Để trung hòa dung dịch Y cần vừa đủ 350ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là A. 9,65. B. 15,85. C. 18,775. D. 7,925. Câu 27: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch NaHCO3. (b) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. (c) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (d) Dẫn khí NH3 vào dung dịch CaCl2. (e) Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng tạm thời. (f) Hấp thụ hết 3 mol CO2 vào dung dịch chứa 2 mol Ca(OH)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Trang 2/4
- Câu 28: Cho các tơ sau: visco, capron, xenlulozơ axetat, tằm, nilon – 6,6 . Số tơ tổng hợp là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 29: Cho hỗn hợp gồm Fe, Mg, Al vào dung dịch AgNO 3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm ba muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y là A. Al, Mg. B. Fe, Al. C. Ag, Mg. D. Fe, Ag. Câu 30: Cẩm tú cầu là loại hoa được trồng nhiều tại Sa Pa hay Đà Lạt. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng. pH đất trồng 7 Màu của hoa Lam Trắng sữa Hồng Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch, hoa thường có A. màu trắng sữa. B. màu lam. C. màu hồng. D. đủ cả 3 màu lam, trắng, hồng. Câu 31: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: t0 (a) X + 2NaOH X1 + X2 + X3 t0 (b) X3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O X4 + 2Ag + 2NH4NO3 (c) X4 + NaOH → X2 + NH3 + H2O Biết hợp chất X có công thức phân tử C 6H8O4; các chất X1, X2, X3, X4 đều là các hợp chất hữu cơ. Phát biểu nào sau đây sai? A. Phân tử khối của X2 lớn hơn phân tử khối của X3 B. Trong phân tử X1 có chứa 3 nguyên tử hidro. C. X là hợp chất hữu cơ đa chức. D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X1 thu được 2 mol CO2. Câu 32: Cho 3,56 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO 3 dư, thu được 1,344 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 6,62. B. 5,98. C. 5,80. D. 6,82. Câu 33: Cho các phát biểu sau: (1). Saccarozơ và glucozơ đều hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. (2). Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể tái chế thành nhiên liệu. (3). Liên kết – CO – NH - giữa 2 amino axit được gọi là liên kết peptit. (4). Các amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn ở dạng tinh thể. (5). Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3. (6). Lực bazơ của anilin (C6H5NH2) yếu hơn NH3. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 34: Thuỷ phân hoàn toàn 10,2 gam este X đơn chức, mạch hở trong dung dịch NaOH dư, thu được 9,6 gam muối và ancol Y. Cho toàn bộ lượng ancol Y tác dụng với Na dư thì thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Công thức của este X là A. C3H7COOCH3. B. C2H5COOC2H5. C. CH3COOC3H7. D. HCOOC4H9. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần dùng 69,44 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 36,72 gam nước. Đun nóng m gam X trong 140 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được p gam chất rắn khan. Biết m gam X tác dụng vừa đủ với 12,8 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của p là A. 36,24. B. 36,40. C. 33,04. D. 30,24. Câu 36: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và 0,02 mol Na2CO3 thu được 200ml dung dịch X. Cho từ từ 100ml dung dịch X vào 50ml dung dịch Y gồm HCl 1M và Trang 3/4
- H2SO4 1M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100ml dung dịch X tác dụng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 31,52 gam kết tủa. Giá trị của V và a lần lượt là A. 6,72 và 0,38. B. 2,24 và 0,38. C. 4,48 và 0,36. D. 6,72 và 0,36. Câu 37: Cho 15,3 gam hỗn hợp P gồm hai chất C4H12N2O4 và C2H7NO2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng thu được dung dịch Y chứa m gam muối của một axit hữu cơ và 6,1 gam hỗn hợp R gồm hai khí Z và T thoát ra (đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh, M Z < MT). Kết luận nào sau đây đúng? A. Khối lượng của T là 3,0 gam. B. Giá trị của m là 17,2. C. Z và T là hai hợp chất đơn chức. D. Trong R, số mol T bằng 2 lần số mol Z. Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 10,88 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức là đồng phân của nhau, thu được 14,336 lít khí CO2 (đktc) và 5,76 gam H2O. Mặt khác, khi cho 10,88 gam hỗn hợp X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y, thu được 12,94 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm 4 chất, trong đó có chất hữu cơ Z là chất có khối lượng phân tử lớn nhất và 5,4 gam ancol. Khối lượng của Z là A. 3,48 gam. B. 4,10 gam. C. 4,32 gam. D. 2,46 gam. Câu 39: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được K 2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO 2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 60,5%. B. 64,5%. C. 45,5%. D. 55,5%. Câu 40: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho môt lượng chất béo (tristearin) vào cốc thủy tinh chịu nhiệt đựng một lượng dư dung dịch NaOH. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, đồng thời khuấy đều đến khi thu được chất lỏng đồng nhất. Bước 3: Để nguội hỗn hợp rồi rót thêm một ít dung dịch NaCl bão hòa nóng vào, khuấy nhẹ. Cho các phát biểu sau: (1)Ở bước 1, các chất trong cốc tách thành 2 lớp do tristearin là chất rắn nặng hơn dung dịch. (2) Kết thúc bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất do xảy ra phản ứng xà phòng hóa thu được sản phẩm tan được trong nước. (3) Sau bước 3, giữ yên hỗn hơp, thấy có lớp chất rắn màu trắng (muối natri stearat) nổi lên trên. (4) Mục đích thêm NaCl vào hỗn hợp để làm tăng khối lượng riêng của dung dịch và làm giảm độ tan của muối natri stearat. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. HẾT Trang 4/4