Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (Lần 1) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có hướng dẫn chấm)

docx 5 trang Hàn Vy 01/03/2023 5101
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (Lần 1) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_lan_1_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (Lần 1) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 TRƯỜNG THPT HÀN NĂM HỌC 2022 – 2023 THUYÊN MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 12 (Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp. Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống? ( ) Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao. Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.edu.vn) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?” Câu 3. Theo anh/chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao” Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người? Câu 2. (5.0 điểm)
  2. Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Việt Bắc - Tố Hữu, sách Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 111) Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét những khám phá độc đáo, mới mẻ về bức tranh tứ bình của nhà thơ Tố Hữu? Hết Họ, tên thí sinh: Số báo danh HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ Phương thức Nghị luận 0.75 2 - Biện pháp tu từ so sánh (Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp) - Tác dụng: làm cho sự diễn đạt gợi hình ảnh cụ thể về mối quan hệ gắn bó 0.75 giữa con cái với cha mẹ. Qua đó, người viết đặt ra vấn đề về cách dạy con làm người thông qua trải nghiệm cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án đạt 0.75 điểm - Học sinh trả lời đúng biện pháp tu từ đạt 0,25 điểm, nêu được tác dụng đạt 0.5 điểm Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa 3 Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý kiến, cần phải đảm bảo được các ý sau: 1.0 - Có từng trải gian nan, thử thách, con người mới tự khẳng định mình, tự đứng vững trên đôi chân của mình, được trưởng thành, khôn lớn. - Con người ai cũng có mơ ước và theo đuổi ước mơ. Muốn biến ước mơ, khát vọng thành hiện thực, cần phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án đạt 1,0 điểm - Học sinh trả lời được một trong hai ý đạt 0,5 điểm Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa 4 - Học sinh đưa ra thông điệp 0.5 + Hãy trải nghiệm để trưởng thành hơn + Biết đứng lên sau những vấp ngã Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án đạt 0.5 điểm - Học sinh trả lời được thông điệp đạt 0,25 điểm, lý giải được thông điệp đạt 0.25 Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa II LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
  3. 1 Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) 2,0 trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người? a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: HS có thể trình bày đoạn văn theo 0,25 cách diễn dịch, qui nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hay song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt 1,0 chẽ các dẫn chứng. có thể viết đoạn theo định hướng sau: - Trải nghiệm là quá trình chính bản thân thu thập được từ thực tiễn những kinh nghiệm, kiến thức. - Ý nghĩa của sự trải nghiệm : + Luôn đứng vững trước mọi khó khăn, thử thách + Gặt hái được nhiều thành công trong mọi việc + Bản thân được hoàn thiện hơn - Bàn luận, mở rộng + Trải nghiệm luôn cần thiết đối với mỗi người, bất kể lứa tuổi, công việc. + Phải gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống để hoàn thiện bản thân - Rút ra bài học d. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung 0,25 2 Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên để thấy được những khám phá độc 5,0 đáo, mới mẻ về bức tranh tứ bình của nhà thơ Tố Hữu? Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở 0,25 bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ để thấy được 0,5 những khám phá độc đáo, mới mẻ về bức tranh tứ bình của nhà thơ Tố Hữu? c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các ý sau:
  4. 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn trích 0,5 - Tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc - Dẫn dắt vào vấn đề: bức tranh tứ bình trong Việt Bắc - Giới thiệu mạch cảm xúc: Tác giả mở đầu đoạn thơ bằng câu hỏi, đó là cái cớ để tác giả khơi gợi cảm xúc, bày tỏ nỗi nhớ thương đang dậy sóng trong lòng mình “Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” Hướng dẫn chấm: - Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, khổ thơ: 0.25 2. Cảm nhận đoạn thơ : Cảm nhận bức tranh tứ bình a. Mùa đông: 2,5 Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng - Cảnh: Với sắc xanh ngút ngàn của núi rừng điểm những bông hoa chuối đỏ tươi như bó đuốc sáng rực xua đi sự lạnh lẽo, hiu hắt của núi rừng, thắp lên ngọn lửa ấm áp, mang lại ánh sáng hơi ấm cho nơi đây. - Con người: Trước thiên nhiên bao la của núi rừng trở nên kì vĩ, hùng tráng hơn với hoạt động phát nương, làm rẫy. b. Mùa xuân Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang - Cảnh: Hoa mơ rừng nở trắng rừng khiến bừng sáng cả khu rừng, làm dịu mát tâm hồn con người. - Con người: “đan nón”, “chuốt từng sợi giang”, một vẻ đẹp tình nghĩa được thể hiện qua bàn tay khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút, cần mẫn vào từng sản phẩm lao động. c. Mùa hè Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình - Cảnh: “rừng phách đổ vàng”, màu vàng rực của thiên nhiên dường như chuyển đột ngột qua từ “đổ” hòa quyện với tiếng ve kêu khiến cảnh sinh động, có hồn và tưng bừng hơn. - Con người: Hình ảnh cô gái hái măng một mình đã lột tả được vẻ đẹp của sự chịu thương chịu khó của con người nơi đây. d. Mùa thu Rừng thu trăng rọi hòa hình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung - Cảnh: Ánh trăng dịu nhẹ, huyền ảo gợi không khí thanh bình yên ả. - Con người: Hiện lên với tiếng hát ân tình thủy chung, với bao tình cảm ân tình sâu sắc với cách mạng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận đầy đủ, sâu sắc đoạn thơ: 2,25 điểm – 2,5 điểm - Cảm nhận đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc cảm nhận sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,25 điểm – 2,0 điểm - Cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm
  5. 3. Những phát hiện, khám phá mới mẻ của nhà thơ Tố Hữu khi dựng lên bức tranh tứ bình Việt Bắc: + Bức tranh không đi theo trật tự thông thường mà đảo ngược trình tự: Đông - Xuân - Hạ - Thu, khác với quy luật và trật tự thông thường nhưng phù hợp với dòng thời gian, với quá trình người chiến sĩ đến Việt Bắc, và lúc rời đi Việt Bắc + Thiên nhiên và con người hài hoà, đồng hiện 0.5 + Với các bức tranh thiên nhiên xưa, thiên nhiên luôn giữ vị trí trung tâm chủ đạo, con người mờ đi, chìm đi trong cảnh, còn trong bức tranh của nhà thơ Tố Hữu, con người nổi bật, hiện lên đẹp đẽ giữa thiên nhiên rộng lớn, trở thành trung tâm của bức tranh. + Con người được miêu tả mang vẻ đẹp khoẻ khoắn mạnh mẽ, mang những phẩm chất đậm đà tính dân tộc, đẹp từ dáng vẻ, động tác đến tâm hồn. -> Là bức tranh tứ bình tuyệt sắc để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người: khi lắng dịu, khi rực rỡ chói chang, khi rộn ràng náo nức, ngọt ngào. -> Đoạn thơ cho thấy rõ phong cách của nhà thơ Tố Hữu: trữ tình, sâu lắng, tha thiết và đậm tính dân tộc. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 3 ý: 0,5 điểm - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, 0,5 trình bày bài bản. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình cảm nhận, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu đạt: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu đạt: 0.25 điểm Tổng điểm 10.0