Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021_so.docx
Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 BẮC NINH Bài thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: [ ] Người phương Tây nói rằng mỗi người già là một thư viện. Khi người già mất đi, cái thư viện biến mất. Tôi vẫn còn một cái thư viện - mẹ tôi ở quê nhà, cách gần một nửa chiều dài non nước. Tôi vẫn thường xuyên “tra cứu” mỗi lần gặp trúc trắc trên đường đời. Những lúc buồn nhất tôi chỉ cần về ôm cái thư viện vài giây là lòng lại được an ủi, thảnh thơi. Tôi vẫn thường xuyên lo sợ về một ngày cái “thư viện” ấy không còn nữa, để lại một khoảng trống không gì bù đắp nổi, như cảm giác của tôi mỗi lần tôi về lại quê nhà thắp hương cho bà ngoại, giữa bạt ngàn hoang mộ. Nếu em đang được sống với ông bà, em nhớ là em đang rất giàu có đấy nhé. Những cái thư viện rất đặc biệt có thể cho em cả sự thông tuệ, tâm hồn và tình yêu thương. Nhưng tin buồn là cuộc sống vô thường, những “thư viện” mang ánh nắng cuối ngày không còn dài lâu. Bà ngoại của Nôbita đã về trời. Bà ngoại của tôi cũng như đám mây trắng bay về bên kia núi. Bà của Hồng Nhung không biết có còn? Bà ngoại của Vĩnh Tiến cũng chỉ còn trong nỗi nhớ. Nhớ bà tôi một trăm năm rồi ngọn cỏ hoá mây trời. Hàng triệu thư viện quý giá như vậy đang bay về trời. Vậy thì em hãy “đọc” đi, “đọc” nhanh nhanh lên nhé! Nào, lao vào lòng “thư viện” đi nào! (Trích Hàng triệu thư viện đang bay về trời, Đoàn Công Lê Huy Dẫn theo ) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, tại sao người phương Tây lại cho rằng “mỗi người già là một thư viện”? Câu 3. Chỉ ra điểm giống và khác của “thư viện” được đề cập trong đoạn trích với những thư viện sách mà anh/chị biết? Câu 4. Anh/Chị có suy nghĩ gì về lời gửi gắm của tác giả: Vậy thì em hãy “đọc” đi, “đọc” nhanh nhanh lên nhé! Nào, lao vào lòng “thư viện” đi nào!? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc cần phải biết trân trọng thời gian. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn (1) này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng Tràng thở đánh phào một cái ( ) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm (2) ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013,tr. 28-29) (1) Tao đoạn (từ cổ): thời buổi, giai đoạn. (2) Ở đây, những nhà có người chết, vì quá nghèo - không có tiền mua hương, đã đốt đống rấm cốt có khói để xua đi tử khí. ===Hết===
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 BẮC NINH Bài thi: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 Các phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, biểu cảm. 1 Hướng dẫn chấm: 0,75 Học sinh chỉ ra được một phương thức biểu đạt được 0,25 điểm Mỗi người già là một thư việnvì họ - những người già - tích lũy, trau dồi bao kiến thức, kinh nghiệm suốt chiều dài thời gian. Kho tri thức, kinh nghiệm ấy ngày một dày và cao lên theo độ tuổi. Và với mỗi người già, kho tri thức lại phong phú, đa dạng khác nhau. Kho tri thức, kinh nghiệm ấy chính là những 2 0,5 thư viện vô giá. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương vẫn đạt điểm tối đa. “Thư viện” (chỉ người già) được đề cập trong đoạn trích và thư viện sách có điểm giống và khác: - Giống: thư viện là nơi lưu trữ tri thức nhân loại, là nơi mọi người đều có thể đến và tra cứu, bổ sung hiểu biết. - Khác: + Nếu như thư viện sách chỉ có thể giúp ta hiểu biết, trau dồi tri thức, tìm đến khi ta cần, thì “thư viện” (chỉ người già) ngoài những tác dụng ấy còn là nơi ta 3 1,0 I thường xuyên được che chở, được yêu thương và dạy bảo. + Nếu như thư việc sách có thể tồn tại rất lâu, qua biết bao thế hệ, thì “thư viện” (chỉ người già) lại bị giới hạn bởi dòng chảy thời gian, ta phải tận dụng đọc và gắn bó yêu thương, lao vào lòng khi còn có thể. Hướng dẫn chấm: Trình bày đầy đủ, sâu sắc (1,0 điểm); trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (0,5-0,75 điểm); trình bày sơ lược, không rõ các ý (0,25 điểm). -Về hình thức: diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc. - Về nội dung: + Câu kết của đoạn trích gửi gắm một thông điệp sâu sắc và ý nghĩa. “Thư viện” (chỉ người già) có thể mất đi bất cứ lúc nào, nghĩa là nếu ta không nhanh “đọc”, không nhanh đến và lao vào lòng “thư viện”, đến một lúc nào đó, ta vĩnh viễn không bao giờ còn được “đọc”, được đến và ôm “thư viện” ấy vào 4 lòng nữa. 0,75 + Tác giả còn nhắc nhở hãy trân quý từng phút giây khi được ở bên ông bà- những thư viện độc nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Khi còn ông bà, ta thấy mình giàu có và may mắn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày thuyết phục đạt 0,75 điểm - Học sinh trình bày chưa rõ ràng, chưa thuyết phục đạt 0,25 điểm LÀM VĂN 7,0 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị về việc cần phải biết trân 2,0 trọng thời gian. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ Học sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng- phân- hợp, II móc xích hay song hành; Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. 1 0,25 Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. Hướng dẫn chấm: Nếu học sinh viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cần phải biết trân trọng thời gian. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 1,0 Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
- luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ suy nghĩ về việc cần phải biết trân trọng thời gian. Một số gợi ý: - Thời gian là khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố. Thời gian vô cùng vô tận, cuộc đời con người lại ngắn ngủi, tồn tại hữu hạn trong dòng chảy thời gian. - Biết quý trọng thời gian sẽ giúp con người tích lũy được giá trị vật chất và tinh thần, hiểu biết, trưởng thành hơn, sống tốt đẹp hơn, cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng; góp phần làm cho xã hội phát triển. - Phê phán thái độ sống tiêu cực để thời gian trôi qua vô nghĩa. - Trân trọng thời gian bằng những hành động cụ thể, ý nghĩa. Hướng dẫn chấm: Trình bày, phân tích đầy đủ, sâu sắc (1,0 điểm); trình bày, phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (0,5-0,75 điểm); trình bày, phân tích sơ lược, không rõ các ý (0,25 điểm). d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Hướng dẫn chấm: Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,25 nghị luận. Phân tích tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát 0,25 được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích. Hướng dẫn chấm: 0,5 - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận đạt 0,5 điểm - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận đạt 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách,nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; làm rõ các ý cơ bản sau: 1. Khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích - Vợ nhặt được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân - nhà văn một lòng đi về với đất với người với thuần hậu nguyên thủy cuộc sống nông thôn, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyếtXóm ngụ cư viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Sau khi hòa bình lập lại(1954), Kim Lân viết lại và in trong tập Con chó 0,5 xấu xí (1962). - Đoạn trích thuộc phần giữa của truyện, miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ khi 2 Tràng dẫn người vợ nhặt về. Hướng dẫn chấm: - Khái quát đầy đủ nội dung đạt 0,5 điểm - Khái quát chưa đầy đủ, sơ sài đạt 0,25 điểm 2. Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ: 2.1. Về nội dung - Hoàn cảnh xuất hiện:Trong tình huống anh con trai Tràng - nghèo, xấu, là dân ngụ cư, ế vợ lại nhặt được vợ ngay trong những ngày đói khát thê thảm, bà cụ Tứ - nhân vật xuất hiện muộn được khắc họa sơ lược về diện mạo, ngoại hình tiếng húng hắng ho, dáng đi lọng khọng, cặp mắt hấp háy cùng vài nét gia cảnh,miêu tả diễn biến tâm trạng từ đó khái quát về số phận, vẻ đẹp tâm hồn,tính cách của bà cụ Tứ khi Tràng dẫn thị về. 2,5 - Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn trích: + Tâm trạng ngạc nhiên xen lẫn xót thương. Khi nghe lời giải thích, cũng là lời giới thiệu ngắn gọn của Tràng về việc lấy vợ, bà cụ Tứ đã có một phản ứng không lời nhưng chất chứa bao cảm xúc phức tạpngậm ngùi: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi, lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. + Trước thực tại đói khổ nghiệt ngã, lòng bà cụ trào lên sự lo lắng, thương xót cho con trai và con dâu: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua
- được cơn đói khát này không”. Bà chấp nhận, cảm thương và bao dung người con dâu: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ”. +Bà đã gieo vào lòng các con niềm tin, hi vọng cũng như sự lạc quan vào cuộc sống bằng lời an ủi, động viên ấm áp: “Các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. + Khi trở về với cõi riêng của mình, lòng người mẹ nghèo lại quặn thắt với những đau đớn, xót xa: “Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình.” . Trở về thực tại, bà cụ Tứ không nén nổi cảm xúc nghẹn ngào: “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. - Đánh giá: Một loạt những diễn biến tâm lý đan xen được Kim Lân miêu tả chân thật, tinh tế, cảm động làm nổi bật tấm lòng bà mẹ giàu tình thương, nhân hậu, góp phần khẳng định tư tưởng nhân đạo của tác phẩm. 2.2. Về nghệ thuật: Tâm trạng của bà cụ Tứ được thể hiện thành công qua tình huống truyện độc đáo, éo le mà cảm động; tâm lí nhân vật được miêu tả nhiều chiều có sự vận động ở từng trạng thái cụ thể; ngôn ngữ mộc mạc giản dị, ngôn ngữ đối thoại đặc biệt ngôn ngữ độc thoại nội tâm gắn với khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩlưỡng, tạo sức gợi; cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, sâu sắc (2,5 điểm); phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1,0-2,0 điểm); phân tích sơ lược, không rõ các ý (0,25-0,75 điểm). 2.3, Đánh giá chung về nhân vật : + Nhân vật bà cụ Tứ đã góp phần thể hiện chiều sâu nhân đạo sâu sắc của tác phẩm , đó chính là sự phát hiện và trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nông dân nghèo khổ nhưng giàu lòng thương con , giàu tình thương người, giàu đức hi sinh và sự vị tha trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 0,5 + Nhân vật bà cụ Tứ đã in đậm dấu ấn phong cách sáng tác của nhà văn Kim Lân - nhân vật của ông dù sống trong hoàn cảnh túng khó nghèo khổ vẫn luôn lạc quan yêu đời và tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng . Hướng dẫn chấm:Phân tích đầy đủ nội dung (0,5 điểm); chưa đầy đủ (0,25 điểm) d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề trình bày. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng hiểu biết phong cách truyện ngắn Kim Lân trong quá trình cảm nhận, biết so sánh với các nhân vật 0,5 trong hoặc ngoài tác phẩm làm nổi bật nét đặc sắc nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. TỔNG ĐIỂM 10,0