Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2020 - Mã đề 132 - Trường THPT Thượng Cát (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 7421
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2020 - Mã đề 132 - Trường THPT Thượng Cát (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_sinh_hoc_nam_2029_ma_de_132_t.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2020 - Mã đề 132 - Trường THPT Thượng Cát (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020 TRƯỜNG THPT THƯỢNG CÁT Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC (Đề thi gồm 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút; Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề thi: 132 Câu 81: Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều: A. I → III → II. B. II → III → I. C. I → II → III. D. III → I → II. Câu 82: Trong các nhận xét sau về chuỗi thức ăn: Thực vật phù du → giáp xác → cá trích → cá thu, nhận xét nào là đúng? A. Năng lượng tích lũy trong quần thể cá thu là cao nhất. B. Bậc dinh dưỡng của thực vật phù du là bậc 1. C. Đánh bắt bớt cá thu sẽ làm tăng số lượng giáp xác. D. Cá trích là sinh vật tiêu thụ bậc 3. Câu 83: Khi nói về quá trình phiên mã, cho các phát biểu sau: I. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza. II. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm. III. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’. IV. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Có bao nhiêu phát biểu trên đúng? A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 84: Cách làm nào dưới đây không phù hợp với nội dung bón phân hợp lí? A. Bón đúng loại. B. Bón đúng thời kì. C. Bón đủ số lượng và tỉ lệ dinh dưỡng. D. Bón nhiều hơn nhu cầu của cây. Câu 85: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố tiến hoá nào dưới đây làm thay đổi thành phần kiểu gen (cấu trúc di truyền) của quần thể nhưng không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 86: Trong quần thể, kiểu phân bố nào sau đây giúp sinh vật hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường? A. Phân bố theo nhóm. B. Phân bố ngẫu nhiên. C. Phân bố theo chiều thẳng đứng. D. Phân bố đồng đều. Câu 87: Để tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau người ta có thể sử dụng những phương pháp nào trong các phương pháp dưới đây? I. Nhân bản vô tính. II. Cấy truyền phôi. II. Thụ tinh trong ống nghiệm. IV. Gây đột biến. A. II, IIII. B. II, IV. C. I, II. D. I, III. Câu 88: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1? A. Aa x Aa. B. AA x aa. C. AA x Aa. D. Aa x aa. Câu 89: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen AaBbdd là A. 4. B. 8. C. 6. D. 2. Câu 90: Ở người, bệnh nào dưới đây do gen đột biến trên nhiễm sắc thể giới tính gây nên? A. Máu khó đông. B. Hồng cầu liềm. C. Phêninkêtô niệu. D. Ung thư máu. Trang 1/6 - Mã đề thi 132
  2. Câu 91: Quần thể thực vật song nhị bội được tạo ra từ hai loài A và B được coi là loài mới vì quần thể thực vật đó có đặc điểm nào sau đây? A. Quần thể có sự cách li sinh sản với các quần thể gốc. B. Quần thể gồm các cá thể có sự khác biệt về cấu trúc di truyền so với hai quần thể gốc. C. Các cá thể trong quần thể không có khả năng sinh sản hữu tính. D. Quần thể gồm các cá thể mang đặc điểm hình thái của hai loài. Câu 92: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các gen nằm trên cùng một NST tạo thành một nhóm gen liên kết. B. Các gen trên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau. C. Hiện tượng liên kết gen góp phần duy trì sự ổn định của loài. D. Số nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội. Câu 93: Khi nói về hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của nhiễm sắc thể. B. Đột biến đảo đoạn làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. C. Đột biến chuyển đoạn có thể làm cho gen chuyển từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác. D. Đột biến mất đoạn làm giảm chiều dài của nhiễm sắc thể. Câu 94: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, ở thế hệ xuất phát gồm 100% cá thể có kiểu gen Aa. Biết không có các nhân tố làm thay đổi tần số alen, tỉ lệ các kiểu gen AA, Aa, aa ở các thế hệ tiếp theo thay đổi theo chiều hướng tương ứng như thế nào? A. Tăng, tăng, giảm. B. Giảm, tăng, giảm. C. Giảm, tăng, tăng. D. Tăng, giảm, tăng. Câu 95: Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào dưới đây sai? A. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. B. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường. C. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hoá. D. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật. Câu 96: Bước đầu tiên trong phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen là gì? A. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng. B. Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết. C. Đưa ra giả thuyết. D. Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng. Câu 97: Cấu trúc nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã ở ribôxôm? A. rARN. B. tARN. C. mARN. D. ADN. Câu 98: Một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 20. Theo lí thuyết, tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội được phát sinh từ loài này có số lượng nhiễm sắc thể là A. 80. B. 40. C. 14. D. 24. Câu 99: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở A. kỉ Phấn trắng. B. kỉ Đệ tam. C. kỉ Jura. D. kỉ Tam điệp. Câu 100: Khi nói về sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây trên cạn, phát biểu nào sau đây sai? A. Các ion khoáng luôn xâm nhập vào rễ cây theo cơ chế chủ động. B. Sự hấp thụ các ion khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước. C. Nước và ion khoáng được rễ hấp thụ chủ yếu qua miền lông hút. D. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu. Câu 101: Với dụng cụ, hóa chất và mẫu vật thí nghiệm đầy đủ. Cho các thao tác trong quá trình thí nghiệm chiết rút diệp lục ở lá như sau: I. Cắt mỏng 0,2 gam lá xanh đã loại bỏ gân lá và cho vào cốc thí nghiệm. II. Để các cốc chứa mẫu trong thời gian 20 đến 25 phút. III. Nghiêng cốc, rót dung dịch có màu vào ống nghiệm. IV. Quan sát màu sắc trong ống nghiệm và nhận xét kết quả. V. Đong 20 ml cồn cho vào cốc chứa mẫu vật thí nghiệm. Trang 2/6 - Mã đề thi 132
  3. Trình tự đúng của các thao tác là A. V, II, I, III, IV. B. I, II, V, III, IV. C. I, V, II, III, IV. D. II, V, II, III, IV. Câu 102: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. kiểu gen. B. quần thể. C. kiểu hình. D. alen. Câu 103: Trong 64 côđon của bộ mã di truyền, có 3 côđon không mã hoá axit amin là A. 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGU3’. B. 5’AUA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’. C. 5’UAA3’, 5’AAG3’, 5’UGA3’. D. 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’. Câu 104: Biết không có nhập cư và xuất cư, trường hợp nào dưới đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật? A. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau. B. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng. C. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng. D. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm. Câu 105: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính nhỏ nhất? A. Crômatit. B. Sợi cơ bản. C. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc). D. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). Câu 106: Quần thể nào sau đây đang đạt trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec? A. 0,49 AA: 0,42 Aa : 0,09 aa. B. 0,25 AA : 0,35 Aa : 0,4 aa. C. 0,01 AA : 0,8 Aa : 0,19 aa. D. 0,16 AA : 0,4 Aa : 0,44 aa. Câu 107: Cấu trúc nào của dạ dày trâu, bò có nhiệm vụ đẩy thức ăn lên miệng để nhai lại? A. Dạ lá sách. B. Dạ tổ ong. C. Dạ múi khế. D. Dạ cỏ. Câu 108: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là A. kiểu phân bố của quần thể. B. kích thước tối thiểu của quần thể. C. mật độ cá thể của quần thể. D. kích thước tối đa của quần thể. Câu 109: Động vật nào dưới đây thực hiện quá trình trao đổi khí bằng phổi? A. Châu chấu. B. Giun đất. C. Cá chép. D. Ngựa. Câu 110: Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể từ loài đó. Đây là biểu hiện của mối quan hệ nào trong quần xã? A. Ức chế - cảm nhiễm. B. Kí sinh. C. Cạnh tranh. D. Hội sinh. Câu 111: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn và không có đột biến. Theo lý thuyết, phép lai (P): AaBbDD x aaBbDd sẽ cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình? A. 8. B. 2. C. 4. D. 3. GỢI Ý GIẢI: Các gen PLĐL, ta xét riêng phép lai của từng cặp gen: Aa x Aa → ¾ A- : ¼ aa → Cho 2 KH Bb x Bb → ¾ B- : ¼ bb→ Cho 2 KH DD x Dd → ½ DD : ½ Dd→ Cho 1 KH Vậy số KH đời con là: 2 x 2 x 1 = 4 → Đáp án: C Câu 112: Xét các phép lai sau: I. AaBb x aabb. II. aaBb x AaBB. III. aaBb x aaBb. IV. AABb x AaBb. Biết không có đột biến, các cặp gen phân li độc lập. Theo lý thuyết, phép lai nào có tỉ lệ phân li kiểu gen 1:1:1:1? A. I và II. B. III và IV. C. II và III. D. I và III. GỢI Ý GIẢI: Có (1+1+1+1) = 4 tổ hợp giao từ ở đời con thì tích các giao tử của P phải = 4. (2 x 2 hoặc 4 x 1), có (I) và (II) thỏa mãn điều kiện. → Đáp án: A Trang 3/6 - Mã đề thi 132
  4. Câu 113: Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit trên chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung là A. A + G = 20%; T + X = 80%. B. A + G = 25%; T + X = 75%. C. A + G = 80%; T + X = 20%. D. A + G = 75%; T + X = 25%. GỢI Ý GIẢI: Tỉ lệ =1/4 Ta có → Đáp án: A T + X/ A +G =1/4 → mạch bổ sung phải có tỉ lệ T + X/ A +G = 4/1 Câu 114: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen phân li độc lập A, a và B, b quy định. Trong kiểu gen, khi có cả alen A và B thì hoa màu đỏ. Các kiểu gen còn lại cho hoa màu trắng. Cho phép lai P: AaBb x AaBb. Theo lí thuyết, cây hoa màu trắng ở đời con chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 18,75%. B. 37,5%. C. 43,75%. D. 56,25%. GỢI Ý GIẢI: Với quy ước gen như đề thì kiểu hình được quy định như sau: (A-B-): Hoa đỏ; (A-bb; aaB-; aabb): Hoa trắng. Phép lai P: AaBb x AaBb →F1: 9(A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1 (aabb) Vậy tỉ lệ hoa trắng chiếm 7/16 = 0,4375 ↔43.75%→ Đáp án: C Câu 115: Xét một phép lai về 3 cặp gen phân li độc lập: AaBbDd x AaBbDd. Biết các alen A, B, D lần lượt trội hoàn toàn so với các alen a, b, d và không có đột biến xảy ra. Tỉ lệ đời con mang 2 tính trạng trội là bao nhiêu? A. 9/64. B. 20/64. C. 3/64. D. 27/64. GỢI Ý GIẢI: Các gen PLĐL, ta xét riêng phép lai của từng cặp gen: Aa x Aa → ¾ A- : ¼ aa Bb x Bb → ¾ B- : ¼ bb Dd x Dd → ¾ D- : ¼ dd 1 Tỉ lệ đời con có 2 tính trạng trội: ¾ x ¾ x ¼ x C 3 = 27/64 → Đáp án: D Câu 116: Xét phép lai P ♂AaBb x ♀AaBb. Trong quá trình giảm phân, ở cơ thể đực có 2% số tế bào xảy ra sự không phân ly của cặp Aa trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường; Ở cơ thể cái, giảm phân bình thường; Quá trình thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, tỉ lệ hợp tử mang kiểu gen Aaabb được tạo ra ở F1 là A. 0,5%. B. 0,25%. C. 0,125%.D. 1,25%. GỢI Ý GIẢI: Theo giả thuyết, giảm phân không bình thường xảy ra ở cá thể đực, nên hợp tử có kiểu gen Aaabb được tạo ra do sự kết hợp giữa 1 giao tử ♂Aab và 1 giao tử ♀ab. Nên ở cá thể đực ta chỉ quan tâm đến 2% số tế bào giảm phân không bình thường. Cơ thể đực giảm phân không bình thường ở giảm phân I của cặp gen Aa nên cho 2 loại giao tử ½ Aa và ½ 0; cặp gen Bb giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử ½ B và ½ b. Nên giao tử Aab tạo ra chiếm ¼. Xét chung, 2% tế bào có kiểu gen AaBb giảm phân không bình thường tạo giao tử Aab =2% x ¼ =0,5%. Cơ thể cái giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử (AB, Ab, aB, ab) với ti lệ như nhau. Nên giao tử ab tạo ta chiếm tỉ lệ ¼. Nên hợp tử AaaBb được tạo ra chiếm tỉ lệ:0,5% x ¼ =0,125% → Đáp án: C Câu 117: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb × AaBb cho đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ A. 25%. B. 12,5%. C. 6,25%. D. 50%. GỢI Ý GIẢI: Trang 4/6 - Mã đề thi 132
  5. Phép lai P: AaBb x AaBb →F1: 9(A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1 (aabb) Nên đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ 1/16= 0,0625 6,25% → Đáp án: C Câu 118: Khi nghiên cứu tính trạng nhạy cảm với vị đắng ở một dòng họ, các nhà khoa học đã lập được phả hệ dưới đây: Biết rằng tính trạng do 1 gen gồm 2 alen quy định và không xảy ra đột biến. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu kết luận đúng từ phả hệ trên? I. Có 7 người trong phả hệ trên không xác định được chính xác kiểu gen. II. Những người nhạy cảm với vị đắng ở thế hệ II đều có kiểu gen dị hợp. III. Các con của cặp vợ chồng III.10 và III.11 có kiểu gen giống nhau. IV. Nếu III.3 lấy III.9 thì khả năng sinh con gái không nhạy cảm với vị đắng là 8,33%. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. GỢI Ý GIẢI: + Xét tính chất trội lặn của gen: Cặp vơi chồng II1 và II2 nhạy cảm với vị đắng, sinh con III2 không nhạy cảm với vị đắng. Nên tính trạng nhạy cảm với vị đắng do gen lặn quy định (nếu trội đã biểu hiện ngay ở đời II1 và II2). Quy ước: gen A nhạy cảm với vị đắng, gen a thì không nhạy cảm với vị đắng. + Xét gen nằm trên NST thường hay giới tính: Nếu gen nằm trên Y thì II5 phải nhận gen từ I4 và không bị nhạy cảm với vị đắng. Nhưng người con này lại nhạy cảm với vị đắng. Nên gen không nằm trên Y. Nếu gen nằm trên X thì người con trai II2 phải nhận gen lặn từ mẹ I1 và bị không nhạy cảm với vị đắng, điều này không thực tế. Nên gen không nằm trên X. Vậy gen quy định tính trạng đang xét nằm trên NST thường. + Xét từng phương án: (I). tất cả những người tô màu đen đều có kiểu gen aa. Những người nhạy cảm với vị đắng có thể xác định chính xác kiểu gen là: II1, II2, II3, II4, II5, II6, III9, IV5, IV6, IV7, IV8. Còn lại không xác định chính xác KG là 7 người : I2, I3, III3, III4, III6, III8, III11→ (I) đúng. (II). Gia đình II1 và II2 có con III2 không nhạy cảm với vị đắng (aa) mà bản thân nhạy cảm với vị đắng nên II1 và II2 đều dị hợp (Aa). II3 nhận 1 gen lặn a từ mẹ I1, mà nhạy cảm với vị đắng nên II3 có kiểu gen dị hợp (Aa). II4, II5, II6 đều nhận 1 gẹ lặn từ bố I4, mà nhạy cảm với vị đắng nên II4, II5, II6 đều có kiểu gen dị hợp (Aa). Vậy những người nhạy cảm với vị đắng ở thế hệ II đều có kiểu gen dị hợp→ (II) đúng. (III). Xét cặp vơi chồng III10 và III11. Cá con IV(5, 6, 7, 8) đều nhận 1 gen lặn a từ mẹ III10, mà bản thân nhạy cảm với vị đắng nên đều có kiểu gen giống nhau (Aa) → (III) đúng. (IV). Nếu III.3 (A-) lấy III.9 (Aa) cho kết quả 5/6 (A-) và 1/6 (aa) thì khả năng sinh con không nhạy cảm với vị đắng là 1/6. Xác xuất sinh con gái là ½. Vậy, khả năng sinh con gái không nhạy cảm với vị đắng là 1/6 x 1/2 = 1/12 ↔0,0833 → (IV) đúng. Vậy, cả 4 phương án đều đúng → Đáp án: B AB Ab Câu 119: Cho phép lai giữa 2 con ruồi giấm (P) có kiểu gen như sau: P:♂ × ♀ . Nếu tần số hoán ab aB vị gen là 20%, theo lý thuyết tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả 2 cặp gen ở đời con chiếm tỉ lệ? A. 10%. B. 5%. C. 4%. D. 16%. GỢI Ý GIẢI: Trang 5/6 - Mã đề thi 132
  6. Lưu ý: ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái. Với bài này cho f =0.2 P: ♂AB//ab x ♀Ab//aB GP: AB = ab = 0,5 Ab = aB = (1-f)/2 = 0,4 AB = ab = f/2 = 0,1 Tỉ lệ đồng hợp tử lặn có kiểu gen ab//ab = 0,5 x 0,1 = 0,05 ↔ 5% → Đáp án: B Câu 120: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Biết không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng? I. Cho các cây hoa đỏ ở F2 cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau, F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/9. II. Cho các cây hoa đỏ ở F 2 cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau, trong số cây hoa đỏ ở F 3, cây hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/3. III. Cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn với các cây hoa trắng F2, F3 có tỉ lệ phân li kiểu hình 2 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. IV. Cho các cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn, F3 thu được cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ là 5/6. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. GỢI Ý GIẢI: Theo giả thuyết, ta có sơ đồ lai từ P đến F2 như sau: Pt/c: AA (Hoa đỏ) x aa (Hoa trắng) GP: A a F1: Aa 100% F2: Tỉ lệ KG: 1/4AA : 2/4 Aa : aa Tỉ lệ KH: ¾ Hoa đỏ : ¼ Hoa trắng Các cây hoa đỏ F2 có tỉ lệ KG: 1/3 AA : 2/3 Aa, cho giao phấn ngẫu nhiên F2: 1/3 AA : 2/3 Aa (Hoa đỏ) x 1/3 AA : 2/3 Aa (Hoa đỏ) GF2: 2/3A : 1/3 a F3: Tỉ lệ kiểu gen: 4/9 AA: 4/9 Aa : 1/9 aa Tỉ lệ kiểu hình: 8/9 đỏ: 1/9 trắng (I): Đúng. (II): Sai. Các cây hoa đỏ F3 có tỉ lệ kiểu gen (4/9 AA: 4/9 Aa ). Nên cây hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 50 % chứ không phải là 1/3. (III). Đúng. Cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn với các cây hoa trắng F2 F2: 1/3 AA : 2/3 Aa (Hoa đỏ) x aa (Hoa trắng) GF2: 2/3A : 1/3 a 100%a F3: Tỉ lệ kiểu gen: 2/3 Aa : 1/3 aa Tỉ lệ kiểu hình: 2 đỏ: 1 trắng (IV). Đúng. Cho các cây hoa đỏ F2 (1/4AA : 2/4 Aa ) tự thụ phấn tương đương tỉ lệ (1/3AA : 2/3 Aa ) Ta chuyển thành bài toán quần thể tự thụ có cấu trúc thế hệ xuất phát là 1/3AA : 2/3 Aa Sau 1 thế hệ tự thụ Tỉ lệ KH hoa trắng : [0 + ((1- (1/2)1 /2). 2/3]aa = 1/6aa. Vậy tỉ lệ KH hoa đỏ là 5/6. → Đáp án: C HẾT Trang 6/6 - Mã đề thi 132