Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_7.doc
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 7
- ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) I. ĐỀ BÀI Phần I: (7 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kỳ, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú ! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.” Câu 1: Lời thoại trong đoạn trích trên là lời nói của ai với ai ? Nói trong hoàn cảnh nào ? Từ lời nói đó em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ? Câu 2: Dựa vào văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu để làm sáng tỏ chủ đề sau: “Vũ Nương là một người vợ rất mực thủy chung, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình” trong đoạn có sử dụng lời dẫn gián tiếp. Câu 3: Từ câu chuyện của Vũ Nương, em hiểu gì về vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay ? Trình bày ý hiểu của em bằng một văn bản có độ dài 2/3 trang giấy thi. Phần II: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”. Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào ? Ai là tác giả ? Câu 2: Giải nghĩa cụm từ “phong cách” trong văn bản chứa đoạn trích trên ? Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ? Câu 4: Trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng có một tác phẩm nói về phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Em hãy kể tên văn bản và nêu r II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I: 1. - Lời thoại của Vũ Nương nói với Trương Sinh. - Hoàn cảnh: + Trương Sinh phải đầu quân đi lính. + Vũ Nương động viên, tiễn chồng. - Vẻ đẹp người phụ nữ dưới xã hội phong kiến: + Yêu thương chồng tha thiết, hết lòng lo lắng cho chồng. + Thân phận thấp hèn, phụ thuộc yếu đuối, là nạn nhân của chế độ phong kiến hà khắc (nhất là khi có cuộc chiến tranh phi nghĩa thì số phận họ càng bi thảm).
- 2. * Nội dung: Làm nổi bật tấm lòng thủy chung của Vũ Nương thông qua việc phân tích những biểu hiện cụ thể của nàng: + Khi mới lấy chồng. + Khi chia tay chồng đi lính. + Lúc xa chồng. + Khi bị chồng nghi oan. + Khi sống dưới thủy cung. Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật, đưa lời thoại 3. * Nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày quan điểm của mình, song phải đảm bảo được các ý sau: - Giải thích “Bạo lực gia đình” - Nêu biểu hiện. - Phân tích tác hại. - Giải pháp ngăn chặn, liên hệ. Phần II: 1. - Trích trong văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh” - Tác giả: Lê Anh Trà 2. - Giải nghĩa “phong cách”: lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó. 3. - Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, bởi vì đó không phải là: + Cách tự thần thánh hóa + Tự làm cho khác đời, hơn đời. - Mà đó là: + Cách di dưỡng tinh thần. + Một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. + Có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tầm hồn và thể xác. 4- Tác giả: Phạm Văn Đồng .- Tác phẩm: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.