Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Liên (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 4760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Liên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021_tru.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Liên (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD &ĐT NAM ĐÀN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 – THPT TRƯỜNG THCSKIM LIÊN MÔN NGỮ VĂN. NĂM HỌC: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I : ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Mẹ ta không có yếm đào Nón mê thay nón quai thao đội đầu Rối ren tay bí tay bầu Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa Cái cò sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy - Trích trong tập “Mẹ và em”, NXB Thanh Hóa 1987) Câu1: Xác định thể thơ của đoạn trích trên. Câu 2: Xác địnhphương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 3: Những từ ngữ nón mê, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu diễn tả hình ảnh người mẹ như thế nào? Câu 4: Những câu thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ? Phần II. Làm văn ( 8,0 điểm): Câu 1: (3,0 điểm) Sức mạnh của tình yêu thương. Câu 2: (5,0 điểm) Suy nghĩ của em về vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ Hết Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM Phần Câu Hướng dẫn chấm Điểm I ĐỌC HIỂU: 2,0 1 Xác định thể thơ: Lục bát 0,5 2 phương thức biểu đạt: Biểu cảm 0,5 3 Những từ ngữ nón mê, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu 0,5 diễn tả hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ, chịu thương chịu khó và hi sinh. 4 Những câu thơ thể hiện tâm tư, tình cảm đầy sự thấu 0,5 hiểu, trân trọng và biết ơn sâu sắc của người con dành cho người mẹ đáng kính của mình. II. LÀM VĂN 8,0 Câu 1 Nghị luận xã hội 3,0 - Đây là kiểu bài NKXH cần có bố cục 3: MB, TB, 0,25 KB. Lập luận chặt chẽ kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Xác định vấn đề nghị luận: Sức mạnh của tình yêu thương. - Giải thích: “Tình yêu thương”: Là sự yêu quý, quan 0,5 tâm chia sẻ với mọi người xung quanhhay đơn giản biết cảm thông và động lòng trắc ẩn trước những cảnh ngộ, những mảnh đời bất hạnh. - Tình yêu thương trong cuộc sống: 1,0 + Trong cuộc sống tình yêu thương giữa con người với con người có một giá trị cao quý, là điều kiện cần thiết mà ai cúng hướng tới. + Yêu thương sẽ mang lại những điều ý nghĩa cho cuộc sống|: (+) Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui, niềm hạnh phúc, lòng tin yêu, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt qua khó khăn, thử thách. (+) Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu vị tha để con người có thêm nhiều cơ hội để hiểu nhau, sống thân ái với nhau. (+) Tình yêu thương có thể cảm hóa được cái xấu, cái 1,0 ác, xóa bỏ sự ngăn cách, thù hận - Phê phán những biểu hiện của lỗi sống dửng dưng, vô cảm thiếu ý thức về tình yêu thương - Rút ra bài học nhận thức và hành động: + Yêu thương bạn bè rộng ra là lòng yêu thương con người. Nhắc nhở chúng ta không nên cười cợt trên
  3. những nỗi đau của người khác. + Trao gửi yêu thương sẽ đáp lại bằng yêu thương vì vậy cần đối xử với người khác bằng tình yêu thương và luôn nuôi dưỡng tình yêu thương ấy tồn tại và nảy nở trong lòng mình - Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ 0,25 riêng, thấu đáo về vấn đề NL. - Dùng từ đặt câu đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Câu 2 Nghị luận văn học 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học 0.25 với đầy đủ ba phần MB, TB, KB. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận: 3,25 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, và vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương. - Cụ thể: + Tình yêu chồng và lòng thủy chung, son sắt. + Tình yêu thương con, lòng hiếu thảo với mẹ chồng. + Trọng danh dự. + Trọng ân nghĩa. -Đánh giá về ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của nhân vật: + Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương là đại diện tiêu biểu cho vẻ đep của người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến. + Nhân vật VN đã khẳng định tài năng trong nghệt huật miêu tả tâm lí nhân vật, cách xây dựng tình hướng truyện bất ngờ và việc sử dụng kết hợp miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn. d. Sáng tạo: Khuyến khích các ý sáng tạo, mới mẻ. 0,75 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn chính tả, 0,25 ngữ pháp Tiếng Việt.