Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng

doc 2 trang thaodu 4600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_hoa_hoc_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN CAO BẰNG NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: HÓA HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 02 trang) Câu 1 (3,0 điểm). 1. Không dùng thêm hóa chất nào khác, hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng bốn dung dịch sau: MgCl2, BaCl2, H2SO4, K2CO3. Viết phương trình hóa học xảy ra nếu có. 2. Khí sunfurơ có lẫn tạp chất là khí hiđro clorua. Làm thế nào để loại bỏ khí hiđro clorua thu được khí sunfurơ tinh khiết? 3. Viết các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (ghi điều kiện của phản ứng nếu có): Canxi cacbua( 1) axetilen( 2) etilen( 3) rượu etylic( 4) axit axetic ( 5) etyl axetat( 6) natri axetat. Câu 2 (2,0 điểm). 1. Từ các chất KMnO4, HCl có thể điều chế được khí O 2 và Cl2, viết phương trình hóa học. Có thể thu khí O 2, Cl2 trong phòng thí nghiệm bằng cách đẩy không khí (để ngửa hay úp ngược ống nghiệm) hay đẩy nước? Tại sao? 2. Trong khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa lưu huỳnh đioxit. Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình và tượng đài làm bằng đá, bằng thép. Bằng kiến thức hóa học hãy giải thích cho vấn đề nêu trên. Câu 3 (1,0 điểm). Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được hỗn hợp khí X gồm CO và H2. a) Tính thể tích X (đơn vị m3, đo ở đktc) thu được khi dùng hết 1 tấn than có chứa 90% cacbon và hiệu suất của phản ứng đạt 80%. b) Nếu cho X ở trên khử sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao thì thu được bao nhiêu kg sắt? Câu 4 (2,0 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon (đều ở trạng thái khí điều kiện thường, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng P 2O5, bình (2) đựng dung dịch KOH dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng thêm 1,62 gam, bình (2) tăng thêm 4,4 gam. a) Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên hai hiđrocacbon trong X. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hai hiđrocacbon trong X. c) Cho 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X lội qua bình đựng nước brom dư đến khi phản ứng hoàn toàn. Tính khối lượng brom đã phản ứng. 1
  2. Câu 5 (2,0 điểm). Hỗn hợp X gồm R 2CO3, RHCO3, RCl (R là kim loại hóa trị (I) trong hợp chất). Cho 43,71 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl 7,3%, thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí Z (ở đktc). Chia Y thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch KOH 0,8M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 29,68 gam muối khan. - Phần 2: Tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3, thu được 68,88 gam kết tủa trắng. a) Xác định tên của kim loại R và tính phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. b) Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch Y. c) Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch nước vôi trong, thu được m gam kết tủa. Tính m. Cho: C=12; H=1; O=16; Cl=35,5; Br = 80; K=39; Na=23; Fe=56; Ca=40; Ag=108. ___Hết___ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2: 2